Không muốn phô trương, ồn ào như tại các nhà hàng, khách sạn lớn, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng tổ chức ngày vui của đời người dưới sự chứng kiến của chư Phật
Giới trẻ thích cưới trên chùa

Không muốn phô trương, ồn ào như tại các nhà hàng, khách sạn lớn, nhiều bạn trẻ đang có xu hướng tổ chức ngày vui của đời người dưới sự chứng kiến của chư Phật. Cô dâu, chú rể ngồi dưới cửa thiền đường   Gần đây nhất, tại chùa Lý Triều Quốc Sư (quận Hoàn Kiếm - Hà Nội), đôi tân lang Kiều Việt Hà và tân nương Phan Thị Kim Ngân đã trang nghiêm tổ chức lễ cưới dưới sự chứng minh của Thượng tọa Thích Bảo Nghiêm, Trụ trì chùa cùng quý Thầy và toàn thể gia quyến, Phật tử.
Anh Kiều Việt Hà, không giấu nổi niềm vui chia sẻ: “Cả hai gia đình đều theo giáo lý đạo Phật. Chúng tôi hiểu khi về ở với nhau là đã có duyên vợ chồng. Nhưng để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và mong chư Phật gia hộ, cả hai quyết định vào chùa làm đám cưới”.

Hai bạn trẻ đều cho rằng đám cưới được tổ chức trong chùa là một nghi lễ mang ý nghĩa nhân văn và đạo đức tâm linh rất lớn trong ngày trọng đại của bản thân.

Tại buổi lễ, sau thời khóa Niêm nhang bạch Phật, hai bạn trẻ được Thầy trụ trì hướng dẫn cách trở thành một Phật tử, hiếu thảo với cha mẹ, cùng giúp đỡ nhau để xây dựng gia đình hạnh phúc…

Nói về việc tổ chức cưới tại chùa, anh Lê Tuấn Đức, Giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội 1, người cũng từng tổ chức đám cưới của mình tại chùa Đình Quán (huyện Từ Liêm, Hà Nội) cảm nhận: “Buổi lễ đã giúp cho tôi hiểu được ý nghĩa của đời sống lứa đôi trong tình thương yêu. Lời phát nguyện trước Tam Bảo sẽ có tác động rất lớn đến đời sống tâm linh của vợ chồng tôi”.

Tổ chức đám cưới ở chùa cũng có tác động rất lớn đối với mỗi người tham dự. Nhất là các bạn trẻ, giúp họ nhìn nhận về đạo Phật và hiểu giáo lý chân chính hơn.

Chị Trần Hồng Vân (Ngân hàng BIDV) đã từng tham gia một lễ cưới ở chùa cho hay: “Lễ Hằng thuận ở chùa là mơ ước và cũng là kế hoạch của mình mấy năm nay. Người trẻ chúng ta rất cần được hiểu biết để làm tròn bổn phận khi lập gia đình”.

Nhiều người trẻ cưới trên chùa cùng chung ý kiến, đối với cuộc sống hôn nhân không gì thiêng liêng bằng việc trong giây phút quan trọng nhất của hạnh phúc lứa đôi được quỳ dưới chân dung chư Phật, cùng phát nguyện sống trọn đời bên nhau.

“Lễ cưới được tổ chức ở chùa là cầu nối giữa đạo và đời, nó hướng cho các bạn trẻ tới một gia đình tâm linh, gìn giữ đạo đức truyền thống của dân tộc, hạnh phúc hài hoà về mọi mặt. Đồng thời nó cũng tạo ra bản sắc riêng trong phong tục cưới hỏi của dân tộc” - sư Thầy Thích Tịnh Quán - trụ trì chùa Đình Quán nhấn mạnh.

Đám cưới tại chùa có tên là "Lễ Hằng Thuận" gồm 15 mục, trong đó đáng kể nhất là các nghi thức chính gồm: dâng hương, lạy bụt, khai thị, giao bái, trao nhẫn và nói lời ước nguyện.

Chùm ảnh lễ Hằng thuận tại chùa Đình Quán của đôi bạn trẻ Lê Tuấn Đức - Nguyễn Mai Anh:
 

    Quý Thầy cô và họ hàng hai gia đình


 Đại chúng hộ niệm cho buổi lễ Hằng thuận

   Dâng hương trước Tam Bảo
        Cô dâu, chú rể trước Tam Bảo        Cô dâu, chú rể cúi đầu trước Tam Bảo  
Cô dâu, chú rể quỳ trước Tam Bảo cầu xin gia hộ

              Cô dâu, chú rể đọc 5 lời phát nguyện trong lễ Hằng thuận   Sư Thầy trụ trì trao Điệp 5 lời phát nguyện trong lễ Hằng thuận  
Thiền trà sau lễ Hằng thuận tại thiền đường
 

Về Menu

giới trẻ thích cưới trên chùa gioi tre thich cuoi tren chua tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

หล กการน งสมาธ Em còn trẻ cách Gió có dặt dìu lời thủ thỉ 1 お寺小学生合宿 群馬 지장보살본원경 원문 トO 既濟卦 赞观音文 そうとうしゅう 行願品偈誦 mình 彌勒下生經 科判表 Chào người quá cố 大法寺 愛知県 Phòng ngừa bệnh tim mạch 一仏両祖 読み方 お仏壇 お手入れ 白佛言 什么意思 若我說天地 Đậu hủ Thức ăn giàu Protein nói giỡn có phải là khẩu nghiệp 加持 欲移動 曹洞宗管長猊下 本 大法寺 愛西市 Quán tâm không sinh không diệt phước phải do chính mình tạo nên chứ tháng ngày yên ả å ç æžœ 白骨观 危险性 ト妥 禅诗精选 Anh Hai 菩提 hẠnh 山風蠱 高島 경전 종류 お仏壇 通販 åº 栃木県 寺院数 观世音菩萨普门品 淨空法師 李木源 著書 金乔觉 ï¾ 仏壇 りん