Hàm Nguyệt Sơn Hamwolsan , Cốt Quật Tự
Hàm Nguyệt Sơn (Hamwolsan), Cốt Quật Tự (Golgul Temple)

Hàm Nguyệt Sơn (Hamwolsan), Cốt Quật Tự “ 骨 窟 寺 “(Golgul Temple), 304, Ấp An Đông (An-dong-ri), Thị trấn Dương Bắc (Yangbuk-myeon), Thành phố Khánh Châu (Gyeonguju-si), Khánh Thượng Bắc đạo (Gyeongsangbuk-do) ở đồi của Khánh Bắc (Gyeongbuk), ba dặm nội địa của biển Đông
Hàm Nguyệt Sơn (Hamwolsan), Cốt Quật Tự “ 骨 窟 寺 “(Golgul Temple), 304, Ấp An Đông (An-dong-ri), Thị trấn Dương Bắc (Yangbuk-myeon), Thành phố Khánh Châu (Gyeonguju-si), Khánh Thượng Bắc đạo (Gyeongsangbuk-do) ở đồi của Khánh Bắc (Gyeongbuk), ba dặm nội địa của biển Đông. Nơi đây Thiền cổ võ thuật của Thiền Võ đạo (Sunmudo) vẫn còn duy trì và phát triển tại Hàn quốc do chư tôn Thiền đức Phật giáo trực tiếp lãnh đạo. Hình thức nghệ thuật Thiền Võ đạo (Sunmudo) này chẳng những thu hút Văn nghệ sĩ trí thức và du khách thập phương trong nước cũng như các nước trên thế giới đến ngôi Cổ tự này để thưởng thức và học tập thực nghiệm.

Khi đến ngôi Cổ Tự này mọi người đều chấp hành nghiêm túc bởi kỷ luật của ngôi Trường Đại học Thiền Võ đạo (Sunmudo) cũng gọi là Kim Cang Môn (Kumkangmun), và tâm hồn trở nên thư giản thoải mái nhẹ nhàng thông qua Thiền đạo. Đối với khách thập phương và môn sinh, đây là một cơ hội duy nhất để trải nghiệm một phong cách cổ đại và tinh thần chiến đấu, ngược dòng sinh tử để hóa giải nội tâm và tăng năng lượng cho tâm linh để niềm tự tin và sức tự chủ cao độ, không bị ngoại cảnh chi phối. Nó là một đặc ân tuyệt vời để được dạy Thiền Võ đạo (Sunmudo). Đây là nơi bắt đầu thực nghiệm thể trí dục qua công năng Thiền (Zen).

Thiền Võ đạo (Sunmudo) do Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma sáng lập. Đó là vị hiền triết và là Thánh Tăng của Ấn Độ là người đầu tiên giới thiệu Phật giáo đến Triều Tiên 1.600 năm trước, vào thời của triều đại Silla. Kể từ đó, Thiền Võ đạo (Sunmudo) đã được bí mật lưu truyền qua các thế kỷ của Phật giáo Triều Tiên.

Cốt Quật Tự “ 骨 窟 寺 “(Golgul Temple), ngôi Cổ Tự này là bảo vật lâu đời nhất trong lịch sử Phật giáo và được xây dựng hang động ở Hàn Quốc. có hình ảnh của Đức Phật cao bốn mét được khắc vào vách đá Hàm Nguyệt Sơn, sườn đồi này được gọi là mười hai hang động thiền định, được tạo ra bởi thần bí Ấn Độ trong thế kỷ thứ 9. Đây là trung tâm của Thiền Võ đạo (Sunmudo) cũng gọi là Kim Cang môn (Kumkangmun).

Sun (Hàn Quốc) hay Zen (tiếng Nhật) là cách để khai mở Tuệ nhãn nói cách khác là phương pháp tu trì để chứng nhập Bản thể tuyệt đối thông qua công năng Tham thiền. 'Mu' có nghĩa là "Võ" và ‘Đạo’ là con đường hay bổn phận. Phương pháp đào tạo, trong các hình thức Phật giáo bí truyền, một con đường thực nghiệm Thiền Võ đạo kết hợp với Khí công và Yoga để phát triển năng lượng thân tâm nhằm tịnh hóa ba nghiệp : Thân, Khẩu, Ý để an lạc từng bước chân, từ quốc độ tương đối tiến thẳng vào thế giới tuyệt đối thì vĩnh viễn tất cả khổ không còn trở lại và bắt đầu thực sự sống trong thế giới hoàn toàn Tự Chủ - Tự Do - Tự Tại.

Cốt Quật Tự “ 骨 窟 寺 “(Golgul Temple), hiện có khoảng hàng ngàn người đến đây học tập và thực nghiệm Thiền Võ đạo. . .

Trân trọng kính mời quý vị vòng quanh hành hương chiêm ngưỡng và thưởng vài đường nét biểu diễn Thiền Võ đạo của ngôi Cổ Tự này qua hình ảnh đã sưu tầm:












 

Về Menu

hàm nguyệt sơn (hamwolsan) cốt quật tự (golgul temple) ham nguyet son hamwolsan cot quat tu golgul temple tin tuc phat giao hoc phat

lẠc sơ lượt về cuộc đời trưởng lão hòa LÃƒÆ m chia Chè long nhãn hạt sen tinh hoa ẩm thực 听经闻法的功德 忌日是指哪一天 phat phap Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn chay Lá thư không gửi Tiểu sử HT Thích Giác Hải lạt ma là i đa 一念心性 是 cà thôi yen trá cà o tam bo thi cua cho khong bang cach cho Niệm mê chùa lý quốc sư hòa thượng thích thanh chân 1905 佛教教學 hoa thuong thich mat hien 1907 天將災難 chua tien chau ï½ triet ly nhe nhang trong am nhac cua trinh cong 盂蘭盆会 応慶寺 đản 唐安琪丝妍社 Chất xơ giúp tránh dị ứng thực phẩm Từ tượng vua Lý ở Hà Nội đến to su nguyen thieu voi hanh tung va thi ke thi Tương làng Bần niệm đư thien trong cuoc song 轉識為智 Sữa Người xuất gia Thương Gói chúng 墓地の販売と購入の注意点 การกล าวว ทยาน Những nỗi sợ hãi cần vượt qua