Giác Ngộ - Hyecho (Tuệ Siêu), vị cao tăng của triều đại Shilla đã mở ra con đường hướng tới văn minh thế giới cho Hàn Quốc từ 1.300 năm về trước. Sunim Hyecho sinh năm 704, là một thiền sư của vương quốc Shilla thống nhất vào thế kỷ thứ VIII. Năm 17 tuổi, Hyecho tới Quảng Châu (Trung Quốc) và học Mật giáo từ một cao tăng Ấn Độ, ngài Kim Cương Trí.

	Hàn Quốc: Thiền sư Hyecho - người đi tìm ánh sáng chân lý

Hàn Quốc: Thiền sư Hyecho - người đi tìm ánh sáng chân lý

Giác Ngộ - Hyecho (Tuệ Siêu), vị cao tăng của triều đại Shilla đã mở ra con đường hướng tới văn minh thế giới cho Hàn Quốc từ 1.300 năm về trước. Sunim Hyecho sinh năm 704, là một thiền sư của vương quốc Shilla thống nhất vào thế kỷ thứ VIII. Năm 17 tuổi, Hyecho tới Quảng Châu (Trung Quốc) và học Mật giáo từ một cao tăng Ấn Độ, ngài Kim Cương Trí.

Ngài Kim Cương Trí xuất thân từ Nam Ấn, được các Tăng Ni cũng như giới cư sĩ tôn sùng và gọi là Tổ sư về Mật giáo Trung Quốc. Dưới sự dẫn dắt của vị thầy này, năm 774, Hyecho đã được Hoàng đế Đại Tông (nhà Đường) sủng bái cho làm lễ cầu mưa. Qua đó, ta có thể thấy học vấn và danh tiếng của sư Sunim Hyecho tại Trung Quốc lúc ấy. Bằng nhiệt huyết và nỗ lực phi thường, năm 723, sư Hyecho đã quyết định thực hiện chuyến hành hương đến Thiên Trúc, Ấn Độ, con đường "100 người đi không ai quay trở lại", đi ngược lại quãng đường của ngài Kim Cương Trí, với quyết tâm cứu vãn nền Phật giáo nước nhà, Thiền sư Hyecho đã rời Quảng Châu và tới Đông Thiên Trúc bằng đường biển, sau đó ròng rã suốt 4 năm trời với bao gian nan, vất vả để đi khắp các nước giáp phía Tây Trung Quốc. Sau đó, Sư đã viết cuốn ký sự du hành mang tên "Wang-o-cheon-chuk-guk-jeon", tức là "Ký sự hành hương đến 5 vương quốc Ấn Độ". Wang-o-cheon-chuk-guk-jeon cùng với cuốn "Những cuộc du hành của Marco Polo - The travels of Marco Polo", "Đông du ký" của Odoric da Pordenone và "Hành trình của Ibn Battuta - Ibn Battuta’s Journey" được xếp vào hàng 4 cuốn ký sự du hành nổi tiếng trên thế giới.

Wang-o-cheon-chuk-guk-jeon là cuốn sách cổ nhất trong 4 cuốn ký sự nói trên, bao gồm 6.000 từ, 227 dòng, là 1 tờ giấy cuộn ngang, được ghép lại bởi 10 tờ giấy, mỗi tờ cao khoảng 28,5cm và ngang 42cm. Cuốn sách đã bị thất lạc cho đến khi nhà nghiên cứu Đông phương học, học giả người Pháp, Paul Pelliot, phát hiện ra nó trong một hang động ở Đôn Hoàng, Trung Quốc vào năm 1908. Cuốn sách đã bị mất mặt trước và mặt sau nên không thể biết tên tác giả hay chữ ký, nhưng nội dung của nó đã miêu tả rõ chuyến hành hương phi thường của Thiền sư Hyecho. Ông rời Quảng Châu tới Ấn Độ và các nước Trung Á năm 723 và trở về núi Thiên Sơn (Trung Quốc) năm 727. Cuốn ký sự Hyecho còn lại ngày nay không phải bản gốc mà chỉ là tài liệu sao chép từ bản tóm tắt của 3 quyển sách gốc. Tuy vậy, người ta vẫn có thể xem rõ nội dung cuốn ký sự vì nó chỉ bị mất phần đầu và phần cuối (phần đầu của cuốn 1 và phần cuối của cuốn 3). Mặc dù nội dung và số lượng ghi chép khác nhau theo từng quốc gia, nhưng toàn bộ quá trình hành hương của thiền sư Hyecho, từ phương hướng, thời gian di chuyển, vị trí, quy mô khu vực, tới tình hình cai trị và hoạt động của các Tăng, Ni Phật giáo, ẩm thực, trang phục, phong tục tập quán, sản vật, khí hậu ở những nơi đó đều được ghi lại theo trình tự trong cuốn sách. Do đó, đây được coi là cuốn sách duy nhất khái quát được toàn cảnh Ấn Độ trong thế kỷ thứ VIII. Sư Hyecho đã ghi lại phong cảnh, tập tục văn hóa ở mỗi nước bằng những bài thơ ngũ ngôn độc đáo. Wang-o-cheon-chuk-guk- jeon thực sự là một tuyệt tác đáng khâm phục của thế kỷ thứ VIII, miêu tả gần 40 quốc gia vỏn vẹn chỉ trong 6.000 chữ với những câu văn ngắn gọn, súc tích.

Tuyệt tác Wang-o-cheon-chuk-guk-jeon mô tả chuyến đi bộ hành hương kéo dài 4 năm với 11.000km đường bộ và 9.000km đường biển, không phải chỉ là một bản ký sự đơn thuần mà được coi như một tài liệu khảo cổ học, nhân loại học hiếm có trên thế giới. Nhưng tiếc thay, người đi tìm chân lý về sự giao lưu văn minh nhân loại đầu tiên của Hàn Quốc, Thiền sư Hyecho, đã không thể trở về quê hương cho tới tận khi ông mất năm 787, ở tuổi 83 trên đất nhà Đường.

 Giới Tánh dịch theo Buddhist Korea


Về Menu

Hàn Quốc: Thiền sư Hyecho người đi tìm ánh sáng chân lý

阿彌陀佛 功德 慧 佛學 chùa bắc ái Và tương Nhất xiển đề thành Phậtđến việc 心灵法门 ky 散杖 å çœ¼ä½ æ kheo chien thang ac ma kheo chiến thắng ác ma vua dau bep yan can cook chia se ve am thuc Tỳ Sa Môn Thiên Vương Sóc Thiên Vương Tỳ Sa Môn Thiên Vương Sóc Thiên Vương Khánh Hòa Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương 山風蠱 高島 hạnh phúc từ những điều bình dị Hòa Thượng Võ Ngộ Thông 因地不真 果招迂曲 hien than cua duc phat quan am hiện thân của đức phật quan âm 曾国藩五箴 金剛經 hoa hanh nguyen cua phat a di da ngoi chua tren co dao hai tuong phat tren dinh nui duoc xac lap ky luc hai tượng phật trên đỉnh núi được đừng bao giờ gọi ăn chay là mốt a dua VÃƒÆ Đầu năm du ngoạn nơi có tượng Phật 1 ฤคเวท Cây chùm bao lạc tiên chữa mất ngủ tìm hiểu về phật giáo chuong iv vua a duc va dai thien chương iv vua a dục và đại thiên อ มพชาดก hoạt 人形供養 東京 無料 申し込み chu a yên phu c long tro ng tô chư c de chu a phong pha n tô chư c đa i lê vu n廕簑 四正勤 Bí đỏ táo đen và đậu dinh dưỡng bỏ xin thap mot binh minh de thay ro an nghia sanh chiem nguong dai tuong phat a di da japan mot chiêm ngưỡng đại tượng phật a di đà 那耶