Không biết anhthâm nhập Phật giáo từ lúc nào, nhưng lúc còn là Oanh vũ, năm 1945anh đã tham gia sinh hoạt đoàn thểtiền thân của Gia Đình Phật Tử hiện nay
HẰNG VANG – NHẠC SĨ TÀI HOA CỦA PHẬT GIÁO

Không biết anh thâm nhập Phật giáo từ lúc nào, nhưng lúc còn là Oanh vũ, năm 1945 anh đã tham gia sinh hoạt đoàn thể tiền thân của Gia Đình Phật Tử hiện nay

 NHẠC SĨ HẰNG VANG 

Anh sáng tác nhạc rất sớm, và cũng giữ trường trai rất sớm. Thập niên 1955 của thế kỷ 20, cộng đồng Phật giáo đã biết và nghe tên anh qua nhiều nhạc phẩm mang đậm tư tưởng Phật giáo. Hiện nay số lượng tác phẩm do anh sáng tác và phổ thơ đã trên 500 bản. Anh và nhạc sĩ Lê Cao Phan là hai cội sen già trong vườn hoa Đạo Phật.

Đặc biệt toàn bộ gia đình, gồm 5 gái 4 trai, 19 cháu nội ngoại, con cháu dâu rễ đều  được quy y và sống rất đề huề, an lạc. Đây là gia đình Phật giáo kiểu mẫu thấm đượm chất Phật.
Tuy tuổi gần 80, anh vẫn miệt mài sáng tác, và sống thanh đạm đầy đạo vị trong một góc phố cao nguyên trầm lắng. Chẳng những là nhạc sĩ tài hoa,  anh còn là một tín đồ đúng nghĩa thể hiện lòng từ đối với mọi sinh vật, dù bé nhỏ nhất như cái kiến con sâu.  “Nội tướng” của anh cũng là một trong những Phật tử thuần thành và ủng hộ anh hết mực trong việc tu tập và sáng tác. Hiện hai anh chị sống trong căn nhà khá đầy đủ. Chị là gái Huế nên việc nội trợ gia chánh đều đạt chuẩn “cung đình”. Tuy có những bữa ăn đơn giản, nhưng hương vị không thể thiếu chất Huế. Như vậy, Huế không chỉ bàng bạt trong ca từ nhạc lý của anh mà còn thấm đượm trong bữa ăn hàng ngày do chị đem đến. Sống trên cao nguyên nhiều chục năm, nhưng chất Huế vẫn chưa phai theo màu đất đỏ.

Anh em đồng hương  trên cao nguyên có sự gắn bó thâm tình với nhau, nên khi anh Hằng Vang muốn tổ chức đêm “Huế trên Cao ngyên”, tất cả anh em ra tay hỗ trợ mọi mặt; lúc bấy giờ, Hằng Vang như trẻ thơ biết suy tư với ống pip trên môi, đi tới đi lui trong sân cứ như con trẻ lăn lộn bơi giữa hồ nước mát.

Có gần mới thấy anh là người khá dễ mến, rất chân thành và hồn nhiên. Vì thế, từ gia đình đến xã hội, từ chùa đến đồng hương trên xứ cao đều quý mến anh, trang trọng anh hết mực.
Có lẽ hơi thừa khi nói về nhân thân Hằng Vang, vì gia tài đồ sộ nhạc phẩm anh để lại cho Phật giáo đủ nói lên gí trị của một con người, nhưng cũng cần phải nói về con người mà Đạo và đời luôn gắn kết một cách nhuần nhuyển, nhẹ nhàng như tơ trời vươn nhẹ trên không gian cao nguyên, để ra đời những nhạc phẩm  như mây khói, như hương sen phảng phất êm nhẹ trong các chương trình thơ nhạc Phật giáo.

                                                   
 MINH MẪN
                                                       10/4/2013

Về Menu

hằng vang – nhạc sĩ tài hoa của phật giáo hang vang nhac si tai hoa cua phat giao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

chương 4 Câu chuyện núi Bà 缽盂 上巽下震 Thõng tay vào chợ Thõng tay vào chợ 6 僧人为什么出家 vị Tổ đình Thiên Ấn tổ chức lễ húy kỵ pham nội 永代供養 日蓮宗 chuong 4 bên 四ぽうしゅく nuong nhan 腳底筋膜炎治療 tuoi 横柱指合掌 ï¾ chuong 2 Mối quan hệ thầy thuốc Mẹ han 僧伽吒經四偈繁體注音 Tản mạn trong cõi âm thanh hanh tri mat tong tay tang tai viet nam Công đức 四大假合 đà nẵng 把ç äº çµ é ç Ÿ chua bat thap ha tinh phat hien chuong dong co thoi tay son Mẹ Và một chuyến đi 仏壇 専門店 khai thi cua dai su hanh sach ve phap mon niem thiếu vitamin d gây ra nhiều bệnh gui nhung doi vo chong muon chia tay nhau 因地不真 果招迂曲 gửi những đôi vợ chồng muốn chia tay 即刻往生西方 phước 6 bước đơn giản để chống béo phì và 妙蓮老和尚 bệnh về da cảnh báo nguy cơ alzheimer Lo chuong v van vat phat giao tay tang