Mỗi loại đá quý đều có màu sắc riêng và nó không chỉ có giá trị cho vẻ đẹp hoàn hảo đầy quyến rũ về mặt mỹ thuật và nghệ thuật, mà còn mang điều lợi ích cho sức khỏe cũng như sự bình an trong tinh thần
Hình ảnh Bảo ngọc trong Phật giáo

Mỗi loại đá quý đều có màu sắc riêng và nó không chỉ có giá trị cho vẻ đẹp hoàn hảo đầy quyến rũ về mặt mỹ thuật và nghệ thuật, mà còn mang điều lợi ích cho sức khỏe cũng như sự bình an trong tinh thần.


Vài dòng giới thiệu về chữ Ratna của Phạn ngữ theo nghĩa: Đá quý hay châu báu của lãnh vực kim hoàn và hàm ý Viên ngọc hay Bảo vật dùng trong tinh thần Phật học.

Ngày xưa, từ lúc người ta biết dùng những loại đá đẹp để làm đồ trang sức cho mình hay để biểu trưng cho sự giàu có của cá nhân, thì bất kỳ những loại khoáng vật nào trong thiên nhiên, có những nét đặc thù duy nhất vuợt qua tất cả các tiêu chuẩn của những loại đã có trong lãnh vực kim hoàn, được gọi là đá quý hay châu báu, Phạn ngữ gọi là Ratna, viết theo IAST thành mẩu chữ devanāgarī : रत्न.

Mỗi loại đá quý đều có màu sắc riêng và nó không chỉ có giá trị cho vẻ đẹp hoàn hảo đầy quyến rũ về mặt mỹ thuật và nghệ thuật, mà còn mang điều lợi ích cho sức khỏe cũng như sự bình an trong tinh thần. Từ hình ảnh phản chiếu ánh sáng của viên đá tỏa ra các ánh sáng lóng lánh như các vì sao trời mà người ta dùng đá quý làm tượng trưng cho ánh sáng vũ trụ.

Các học giả Ấn Độ trong thời cổ đại đã nghiên cứu về sự chuyển động thiên thể giữa các hành tinh và trái đất, để tìm hiểu những điều bí ẩn của vũ trụ có gây ảnh hưởng về mặt thể chất và tinh thần đối với con người qua các hiện tượng khác nhau thường xãy ra  trong cuộc sống trên Trái đất.

Từ  khi mô tả được sự chuyển động của hành tinh một cách chính xác bằng các phương pháp tính khác nhau của khoa học. Người ta đã tìm ra những phương pháp xác định thời gian để đặt tên như: Ngày, Tuần, Tháng, Năm, cho sự thay đổi trong chu kỳ mọc và lặn của Mặt Trời hay những ánh sáng phát ra từ các hành tinh được bằng mắt thường, không phải là ánh sáng của chúng tự phát ra mà do ánh sáng của Mặt Trời chiếu đến.

Theo các văn bản cổ xưa trong ngành Ngọc học của Ấn Độ cho rằng: Ánh sáng trắng thật ra nó bao gồm bảy ánh sáng đơn sắc chính, được biết tên qua các màu như sau: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, sau đó có hai ánh phụ là tia hồng ngoại và tia tử ngoại.

Ấn Độ là một nơi có nhiều loại đá quý và sức mạnh huyền bí của những loại đá này được diễn đạt và áp dụng qua nhiều hình thức khác nhau. Có lẽ từ  khái niệm về sự khác biệt của chín màu sắc trong ánh sáng mà người ta phân ra và đặt tên cho các loại đá quý nguyên thủy theo màu sắc riêng của chúng và được gọi là Navaratna (chín loại đá quý).

Navaratna được các nhà chiêm tinh Ấn Độ dùng làm biểu trưng trong hệ thống Navagraha (chín hành tinh) theo từng màu sắc riêng của từng ratna (loại đá quý). Đây là các tên của 9 loại đá quý trong Phạn ngữ và những khái niệm tượng trưng của chúng:

Padmarāga, पद्मराग ,tiếng Việt gọi là Hồng Bảo Ngọc hay Đá đỏ quý, một loại đá được người ta xem như là vua của các loại đá quý. Nó được dùng làm biểu trưng cho Mặt Trời (Surya).

Muktā, मुक्ता , tiếng Việt gọi là Ngọc trai thiên nhiên. Ngọc trai là một đá quý hữu cơ duy nhất được tạo ra khi những hạt đá nhỏ hay hạt cát chui vào bên trong con sò, trai. Bị kích thích bởi những vật cứng này và để tự bảo vệ mình, con trai tiết ra một chất nước bọt có lớp giống như xà cừ (a calcium carbonate substance), bao bọc lấy mãnh vụn cứng xâm nhập.

Trong thời gian quá trình tiết bọt bảo vệ thân lâu dài và những chất bọt này đã tạo thành nhiều lớp xà cừ mà tạo ra viên ngọc tự nhiên. Ngọc trai được xem là biểu trưng cho Mặt Trăng (Chandra).


Pravāla, प्रवाल, tiếng Việt gọi là San hô đỏ. San hô đỏ là các sinh vật biển giống như những bụi cây không lá, sống ở đáy biển nhiều đá c ó  những vùng tối hay các hang sâu. Các nhánh xương của san hô sống được bao phủ bằng một lớp mềm mầu đỏ tươi, trên đó có nhiều polips co giản mầu trắng.

Những polyps trưng bày theo hình tám cánh nhỏ đối xứng toả tròn, không có bên trái hoặc phải, chỉ thấy bề mặt lưng và bụng. San hô đỏ được xem là biểu trưng cho Sao Hỏa hay Hỏa Tinh (Mangala).


Marakata, मरकत , tiếng Việt gọi là Ngọc Bảo Lục, dịch từ chữ Emerald của Anh. Theo en.wikipedia.org, nguyên ngữ của chữ Emerald được biết qua âm của chữ  Esmeraude trong tiếng Pháp cổ và âm của chữ Emeraude dùng ở thời Trung cổ nước Anh. Trong tiếng Latin: Esmaralda hay Esmaraldus, là một biến thể của chữ Smaragdus, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: σμάραγδος (smaragdos; đá quý màu xanh lá cây).

Ngọc Bảo Lục là hợp chất của berili có màu xanh lục mạnh với ánh thủy tinh trong suốt đã tạo nên sự quyến rũ tô điểm cho vẻ đẹp đài cát, lộng lẫy trong giới kim hoàn hay cho sức mạnh của quyền lực. Nó được xem là biểu trưng cho Sao Thủy hay Thủy Tinh (Budha).

Puṣparāga, पुष्पराग, tiếng Việt gọi là Hoàng Bảo Thạch hay Thạch anh vàng. Hoàng Bảo Thạch là một loại đá tự nhiên rất hiếm và có  nhiều màu vàng khác nhau như: Màu vàng da cam, màu vàng mật ong, màu vàng nâu cam…

Nhưng Hoàng Bảo Thạch tốt nhất là màu vàng chanh. Các màu vàng nhìn thấy trong Thạch anh vàng là do sự hiện diện của chất sắt và titan. Hoàng Bảo Thạch được xem là biểu trưng cho Sao Mộc hay Mộc Tinh (Bṛhaspati).


Vajra, वज्र, tiếng Việt gọi là Kim cương. Kim cương là một loại đá không thể phá hủy nhờ vào độ cứng tuyệt đối và bền vững đặc biệt có một không hai của nó so với các loại đá quý khác trong nghành kim hoàn. Ngoài đặc tính đẹp, quý, hiếm, và mang giá trị cao, Kim cương đã trở thành biểu tượng cho sự lâu dài và bền vững cao quý của con người. Kim cương được xem là biểu trưng cho Sao Kim (Shukra).

Indranīla, इन्द्रनील, tiếng Việt gọi là Lam Bảo Ngọc. Lam Bảo Ngọc là chữ được dịch từ chữ Sapphire của tiếng Anh và Sapphire có gốc từ chữ σάπφειρος, đọc là sappheiros, nghĩa là đá màu xanh đá dương trong tiếng Hy Lạp và tiếng Hy Bá Lai (Hebrew) viết là sappir, nghĩa của nó là: Vật đẹp nhất.

Lam Bảo Ngọc là loại đá quý chưa bao giờ bị mất đi  cái đẹp long lanh cân đối hài hòa cùng với độ cứng tuyệt vời và sức hấp dẫn huyền bí bên trong của nó có khả năng tỏa sáng đặc biệt, giống như viên ngọc của bầu trời lấp lánh với nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau. Lam Bảo Ngọc được xem là biểu trưng cho Sao Thổ hay Thổ Tinh (Shani).


Gomedaka, गोमेदक, tiếng Việt gọi là Ngọc Lựu Thạch, bởi vì các tinh thể của một số loại  đá quý này có hình dáng, kích thước, màu sắc tương tự như hạt của quả lựu. Chữ  Gomedaka trong tiếng Phạn có nghĩa là: Màu vàng nước tiểu của Bò.

Ngọc Lựu Thạch là loại đá quý trong sáng, bóng, đẹp, quyến rũ, nhìn giống như mắt của con chim Ưng. Ngọc Lựu Thạch có màu sắc đa dạng được tạo bởi các ion crom, sắt, mangan. Ngọc Lựu Thạch được xem là biểu trưng cho Sao Hải Vương hay Hải Vương Tinh (Rahu).


Vaidūrya, वैदूर्य, tiếng Việt gọi là Ngọc mắt mèo hay Ngọc mắt cọp. Loại đá này có một nét đẹp tinh tế óng ánh rõ nét, được nhìn thấy khi có ánh sáng phản chiếu vào phần vòm trên bề mặt của nó làm cho nó có dạng giống như mắt của con Mèo.

Ngọc mắt mèo có nhiều màu khác nhau, nhưng Ngọc mắt mèo có màu vàng kim được xem là có giá trị cao nhất. Ngọc mắt mèo được xem là biểu trưng cho Sao Diêm Vương hay Diêm Vương Tinh (Ketu).


Tuy chưa có cách nào chính xác hiện thực để nhìn thấy được bên trong của các hành tinh như: Mặt Trời, Mặt Trăng, Sao Hỏa, Sao Thủy, Sao Kim, Sao Thổ, Sao Hải Vương, Sao Diêm Vương. Nhưng dựa trên mối quan hệ giữa các hiện tượng xãy ra trên trời và dưới đất, theo suy đoán, cảm nhận, mà con người đã biết tìm ra những cách thích nghi thực sự để cải thiện đời sống của mình trong nhiều lãnh vực khác nhau.

Sự ảnh hưởng giữa các hành tinh và trái đất đối với nhân loại luôn có nhiều khả năng kỳ lạ, huyền bí, mang những tính năng siêu phàm, cho nên người ta vẫn đam mê và diễn đạt bằng nhiều dòng tư tưỡng qua những hình ảnh hoặc các vật thể biểu trưng khác nhau.

Thí  dụ việc đeo đá quý không chỉ là việc làm đẹp bên ngoài cho cơ thể hoặc nói lên sự giàu có sang trọng của con người, mà còn là cách để trợ giúp sức khỏe cho con người về mặt tinh thần cũng như thể xác, tùy theo bản chất và công dụng riêng của từng loại đá.

Đá quý là các khoáng vật tự nhiên được tạo ra bởi nhiều điều kiện địa chất phức tạp và lâu dài hợp lại trong lòng sâu của Trái đất, mà tạo thành một khối đa diện hoàn hảo, mang nguồn năng lượng hấp thụ của đất trời. Đá quý không chỉ có dáng đẹp long lanh tuyệt vời, mà còn được dùng làm biểu tượng để diễn đạt cho tình cảm, nhân cách và tài năng của con người.

Nghĩa bóng của chữ Ratna trong Phạn ngữ, được người ta dùng chỉ định cho những loài đá quý hay Ngọc bảo. Tuy nhiên nghĩa đen của nó cũng có nghĩa là món quà, hàng hoá, tài sản hay của cải. Do đó tài sản được cất giữ từ thời các vị vua chúa cho đến những người giàu có ngày nay, phần đông là các loại đá quý như Kim cương…

Trong Phật học chữ Ratna cũng được xem là Viên Ngọc, qua hình ảnh của Đức Phật Thích Ca, một người đã đạt đến sự hoàn thiện hoàn toàn, bằng sự tự tu tập vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đau đớn, dựa trên niềm tự tin, tài năng từ trong nội lực của chính mình để trở thành một ánh sáng cao quý, thánh thiện, vĩnh cửu, chiếu soi cho con người hướng đến sự hoàn thiện nhân cách của Chân, Thiện, Mỹ trong đời sống mỗi ngày và đạt được sự giải thoát, giác ngộ giống như Ngài.

Ngoài ý nghĩa đã dùng ở trên, chữ Ratna còn được dùng làm hình ảnh tượng trưng cho Pháp và Tăng trong phương diện Phật học và Phật, Pháp, Tăng, được gọi chung là Tam bảo. Phạn ngữ  gọi là Triratna.

Tam Bảo là sự hướng dẫn tinh thần toàn hảo bằng cách hãy lắng nghe và sống thực hành đúng theo những lời của Đức Phật đã dạy, để tự chính mình tìm ra viên ngọc quý, long lanh, rực rỡ, mang năng lực, bình an cho tinh thần và hạnh phúc, sẵn có bên trong của mình, đến cho tự thân cũng như cho người.

 

Về Menu

hình ảnh bảo ngọc trong phật giáo hinh anh bao ngoc trong phat giao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

仏壇の線香の位置 mà y 寺院数 愛媛県 Trăng lòng từ bi và con người 佛家说身后是什么意思 vầng lai 佛法怎样面对痛苦 お墓のお手入れ方法 大安法师讲五戒 6 loại thuốc uống tương tác xấu với 士用果 triet ly cho ca hay hien phap lac tru o phuong tay 禱告的力量書籍 元代 僧人 功德碑 佛教 师徒相摄 çåˆåˆæº 释迦牟尼佛弟子遇到特异功能人士拜师求法 đời chủ nay nga บทถวายส งฆทานสด 忉利天 楞嚴咒 福袋 xử thiêng mat cach cung ram thang bay tai nha hop ly va tiet 보왕삼매론 一息十念 曹洞宗布教師養成所 礼佛大忏悔文 僧人心態 トo lăn ưng thư thiên thần vẽ ước mơ Húy kỵ Đệ nhất Tổ sư Sắc tứ Thiên Hoằng x mẹ 净空老法师临终遗言 Thương 経典 ปฏ จจสม dung che ai het