NSGN - Tượng Đức Phật thiền định trên đài tọa là những cuộn tròn của thân rắn Mucilinda và được Mucalinda vươn

Hình tượng Phật - Rắn Mucilinda

NSGN - Tượng Đức Phật thiền định trên đài tọa là những cuộn tròn của thân rắn Mucilinda (còn gọi Muchalinda/Mucalinda; âm Hán Việt: Mục Chân Lân Đà) và được Mucalinda vươn những chiếc đầu phủ che từ phía sau lưng trước kia vốn không có trong tập thành mỹ thuật Phật giáo Đại thừa truyền thống ở xứ ta và chỉ thấy trong mỹ thuật Phật giáo Nam truyền Khmer Nam Bộ. Đến những thập niên 30 thế kỷ trước, các hình tượng Phật-Rắn Mucilinda của dòng gốm mỹ nghệ Biên Hòa đã đưa dạng tượng này, có kích cỡ nhỏ, đến với công chúng.

P5.jpg

1. Tượng Đức Phật thiền định trên đài tọa là những cuộn tròn của thân rắn Mucilinda (còn gọi Muchalinda/Mucalinda; âm Hán Việt: Mục Chân Lân Đà) và được Mucalinda vươn những chiếc đầu phủ che từ phía sau lưng trước kia vốn không có trong tập thành mỹ thuật Phật giáo Đại thừa truyền thống ở xứ ta và chỉ thấy trong mỹ thuật Phật giáo Nam truyền Khmer Nam Bộ. Đến những thập niên 30 thế kỷ trước, các hình tượng Phật-Rắn Mucilinda của dòng gốm mỹ nghệ Biên Hòa đã đưa dạng tượng này, có kích cỡ nhỏ, đến với công chúng. Đồng thời, cùng với sự phát triển của tông phái Phật giáo Nam truyền trong cộng đồng người Việt, tượng Phật-Rắn càng lúc trở nên phổ biến hơn và đến nay đã thấy xuất hiện ở nhiều tu viện, cả tu viện Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Bắc truyền. Riêng loại tượng gốm mỹ nghệ Biên Hòa, ngoài mẫu tượng gốc thời ban đầu, đến nay cũng đã có những mẫu tượng Phật-Rắn mới với những canh cải khác nhau, có nhiều sáng tạo và không ít mẫu tượng đi quá xa với quy phạm đồ tượng chính thống vốn được lưu xuất từ kinh điển Phật giáo.

P9.JPGPhật - Rắn Mucilinda, Điêu khắc đá, cố đôAyutthaya

2. Cội nguồn của tượng Phật-Rắn vốn khởi nguyên đi từ phẩm Mucilinda thuộc kinh Tiểu bộ:

Như vầy tôi nghe:

Một thời Thế Tôn ở Uruvela, trên bờ sông Neranjarā, dưới gốc cây Mucilinda, khi Ngài mới chứng Chánh đẳng giác. Lúc bấy giờ Thế Tôn, trong bảy ngày ngồi một thế ngồi kiết-già, thọ hưởng lạc giải thoát. Lúc bấy giờ, một cơn giông tố lớn trái mùa khởi lên và trong bảy ngày, trời mưa gió lạnh, bầu trời u ám. Rồi thần rắn Mucilinda ra khỏi chỗ ở của mình, với thân cuốn vòng quanh bảy vòng thân của Thế Tôn, và đứng thẳng, vươn cao các mang lớn trên đầu (Thế Tôn) với ý nghĩ: “Mong Thế Tôn khỏi lạnh! Mong Thế Tôn khỏi nóng! Mong Thế Tôn khỏi xúc chạm với ruồi, muỗi, gió, sức nóng, các loài bò sát”.

Rồi Thế Tôn sau bảy ngày ấy, ra khỏi định ấy. Rồi Mucilinda, vua các loài rắn, sau khi biết trời đã sáng tỏ, mây đã được thoát đi, cởi mở thân mình khỏi thân Thế Tôn, biến dạng thân sắc của mình, hóa hiện thân sắc một thanh niên đứng trước mặt Thế Tôn, chắp tay đảnh lễ Thế Tôn.

Rồi Thế Tôn, sau khi hiểu biết ý nghĩa này, ngay trong lúc ấy, nói lên lời cảm hứng này:

Viễn ly là an lạc,
Với người biết tri túc,
Với người có nghe pháp,
Với người có chánh kiến
Không sân là an lạc,
Những ai ở trên đời,
Ðối hữu tình chúng sanh
Biết tự chế, ngăn ngừa.
Ly tham là an lạc,
Vượt các dục ở đời,
Ai nhiếp phục ngã mạn,
Ðây an lạc tối thượng(1).


Có lẽ, với Phật thoại gốc từ Pāli tạng nên đề tài Phật-Rắn Mucilinda phổ biến trong tranh, tượng cộng đồng Phật giáo Nam truyền Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, Khmer Nam Bộ…

P2.JPGGaruda, Trà Kiệu - Điêu khắc Chăm

3. Đến nay, trong các pho tượng Phật-Rắn Mucilinda nổi tiếng, tượng có niên đại sớm nhất là nửa cuối thế kỷ XI: pho tượng sa thạch cao 1,14 mét ở đồn điền Peam Cheng (Kompong Chàm, Cam-pu-chia). Kết quả nghiên cứu cho biết rằng việc thể hiện hình tượng Phật trên rắn Mucilinda rộng rãi ở Cam-pu-chia là từ thời Baphoun - ngôi đền núi do Udayadityavarman II (1050-1066) về sau. Đến đầu thế kỷ XII, bức tượng Phật-Mucilinda bằng sa thạch (Sisophon/Banteay Meanchey) là pho tượng được coi là tác phẩm tuyệt mỹ về đề tài này. Đây là pho tượng thuộc phong cách mỹ thuật Angco Wat dưới thời vua Jayavarman VII, một triều đại bảo trợ Phật giáo tích cực.

Helen Ibbitson Jesup, tác giả sách Nghệ thuật & kiến trúc Cambốt, cho biết thêm bối cảnh lịch sử và đặc điểm về pho tượng tuyệt mỹ này: Sau hơn 3 thế kỷ hầu như vắng bóng Phật tượng thì đến cuối thế kỷ XI, Phật tượng lại tái xuất hiện. Khó có thể nói rằng tính chất nhân bản của Phật giáo đã ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật, song tượng Phật ngồi trên rắn Mucilinda tìm thấy ở Sisophon đã đạt được sự hoàn hảo kinh điển của phong cách Angkor Wat, thể hiện ở việc tạo tác phần chính cơ thể và tứ chi rất thực, sự biểu cảm của khuôn mặt thanh thản đã chứng tỏ đây là một sự trầm tư hơn là sự lãnh đạm. Ấn tượng này khá tương đồng với pho tượng Phật ngồi trên rắn Mucilinda, đúc bằng đồng phát hiện ở Tháp Bạc (Bình Định), có niên đại vào khoảng 1150-1175. Sự thanh nhã của pho tượng này là mẫu mực của kỹ xảo đúc đồng Khmer. Mặc dù bị hư hỏng đáng kể, tượng vẫn bảo tồn được. Đây là một trong những pho tượng Phật mỹ lệ theo kiểu thức đã trở thành một trong những cách thể hiện thấy ở nhiều nơi trên xứ sở Cambốt và cả ở Lopburi (Thái Lan)(2).

Nói chung, tranh tượng thể hiện đề tài này ở từng nơi từng lúc có những dị biệt nhất định, nhưng về cơ bản là định hình. Sự khác biệt đó là ở số lượng cuộn của rắn làm đài tọa hay ở tọa thức, tức cách đặt bàn chân của Đức Phật, song hình tượng này luôn chiếm vị trí chủ đạo trong vùng. Các mẫu tượng Thái Lan và Cam-pu-chia thường bổ sung vương miện, đồ trang sức, gắn kết chủ đề này với khái niệm về đấng quân vương nói chung. Trong trường hợp Jayavarman VII, vị vua bảo hộ Phật giáo mạnh mẽ nhất ở đất nước Cam-pu-chia thời bấy giờ, tượng Phật ngồi trên rắn Mucilinda được an vị tại trung tâm của ngôi đền lớn nhất là Bayon và thậm chí như là sự đồng nhất với chính nhà vua(3).

P6.jpg
Phật - Rắn Mucilinda

4. Phật thoại gốc từ kinh tạng liên quan đến việc rắn Mucilinda hiện ra che chở cho Đức Phật trong cơn giông bão kéo dài 7 ngày đối với Phật tử Cam-pu-chia có được ý nghĩa ít nhất là hai lần hơn bởi ở đây, vốn từ xa xưa, tín lý tôn thờ rắn/naga đã định hình trong tâm thức cộng đồng. Đồng thời, ở chiều ngược lại, Phật giáo luôn chấp nhận một số yếu tố tín ngưỡng/tôn giáo truyền thống tiền Phật giáo. Sự dung hợp niềm tin Phật giáo và niềm tin của cư dân bản xứ đã là khởi điểm của sự chọn lựa các đề tài tương thích. Phật thoại Mucilinda như vậy đã nhắc nhớ lại tín lý truyền thống bản xứ, một tín lý thuộc tín ngưỡng vạn vật hữu linh, vốn được bảo lưu không dứt trong người dân Thái Lan lẫn Cam-pu-chia, một vùng đất nhiều sông rạch, đồng bãi và rắn rất thích hợp cho đề tài này.

Ngoài những nguyên nhân lịch sử-văn hóa trên đây, hình tượng Phật-Rắn Mucilinda xét về mặt tạo hình, hẳn cũng đã tham chiếu các mẫu hình Thần-Rắn vốn đã được xác lập trước đó như cụm tượng Vua Naga và hoàng hậu (cuối thế kỷ thứ V, hay XIX, thuộc di tích Ajanta, Ấn Độ)(4) hay loại tượng Garuda-rắn Naga và đặc biệt gần gũi là phù điêu/tượng thần Vishnu nằm trên rắn Sesha-Naga mà chúng ta thấy phổ biến trong di sản nghệ thuật tạo hình Ấn Độ và các quốc gia chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ở Đông Nam Á. Ở tượng Vua Naga, Garuda, Vishnu đã thể hiện việc con rắn vươn những cái đầu mang bành lên cao tạo nên cái vòm che chở như vành hào quang quanh đầu tượng không khác biệt mấy với đầu Mucilinda ở các dạng tượng Phật-Rắn. Ở đây, hình tượng Phật được tôn trí trên đài tọa Mucilinda dường như có phần tương đồng gần gũi nhất với sự thanh thản của đại thần Vishnu tựa trên Sesha-Naga - vua của loài rắn/naga ở cõi âm Patala.

Nêu ra các dữ liệu đối chứng trên cốt chỉ ra rằng sự sáng tạo nghệ thuật nói chung, bên cạnh những thành tựu độc sang còn có những loại tác phẩm được tạo tác bằng cách kế thừa, không nhiều thì ít, để tái tạo nên những thành tựu mới. Riêng đề tài Phật-Rắn Mucilinda từ những tác phẩm thế kỷ XI, XII đến nay đã có vô vàn các phiên bản tranh tượng, phù điêu nhiều chất liệu khác nhau, thể hiện bằng nhiều phong cách và kỹ pháp tạo hình đa dạng và hầu như đã có mặt khắp thế giới. Ở xứ ta, tượng Phật-Mucilinda giờ đã trở nên quen thuộc. Riêng các mẫu tượng này của dòng gốm mỹ thuật Biên Hòa nay là đối tượng tìm kiếm của giới cổ ngoạn và các nhà sưu tập đồ gốm sứ.

Huỳnh Thanh Bình
________________

(1) Hòa thượng Thích Minh Châu dịch: kinh Phật tự thuyết, hay kinh Tiểu bộ 1, Nxb Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, 1999, tr. 131-132.
(2) Helen Ibbitson Jessup: Art & architecture of Cambodia, Thame & Hudson. Ltd, London, 2004, tr. 154-155.
(3) Robert E. Fisher: Buddhist Art architecture, Thame & Hudson. Ltd, 1996, tr. 171.
(4) - Xem Roy C. Craven: Indian Art, Thame & Hudson. Ltd, London, 1995, tr. 128, 146; hình 85, 146.- Xem thêm: Buddhist art and architecture, sđd, hình 12.

Về Menu

Hình tượng Phật Rắn Mucilinda

đậu gà GIAI THOAT di tim 3 nguoi thay vi dai nhat manh dat hinh chu nam moi ban ve viec chuyen doi van menh nghìn Quan anh se nho Phở chay Gom chà thien phat giao BÃƒÆ y nghia dang huong Dù ở đâu con cũng cần mẹ Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn chay 不空羂索心咒梵文 niem bia rượu tác động xấu đến giấc ngủ những suy nghĩ sau thành công của khóa tu B廕苞 BÃÆn lua bách đàm cổ tự Mối 乾九 cõi bài học Thá ƒ cái Nỗi biet Nếu như có ba học tức trụ trì theo di lặc ý nghĩa của nghi thức tắm phật giï 雙手合十擺在胸口位置 chùa keo bốn nhẠba điều cần suy ngẫm trong cuộc sống bài 1 hoan tuc ch羅a lẽ 7 Rối bieu tuong nghe thuat va tam linh bai ke phap phai thien dong anh Các món chay cho ngày 30 Tết tinh tấn tu hành có thay đổi được Lễ tưởng niệm lần thứ 38 cố Hòa món chay bánh hoa hồng Nhà cõi chua ba vang chùa long quang tùy bút Ơn thầy shambhala nguyen biệt Cách ト妥 ma con ngan can ta hanh phuc ban ve hai tu chap nga chưa tat