Mỗi lần đi qua những cánh đồng đang mùa gặt, tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu êm đềm ở làng quê. Cái hương quê ngai ngái mùi lúa mới ấy như cứ mãi vấn vít lòng tôi...

Hương cốm ngày xuân

Thuở ấy, mỗi năm làng tôi chỉ trông cậy vào một mùa lúa nước. Ngoài việc trồng lúa tẻ, hầu như nhà nào cũng trồng một hai công lúa nếp để dành làm bánh trong những dịp giỗ chạp hay tết nhất. Vào khoảng tháng chạp âm lịch, khi mùa xuân đang ngấp nghé ngoài ngõ, là lúa ngoài đồng chín dần, mọi người bắt đầu gặt lúa, tuốt hạt, phơi khô và cho vào bồ.

WTSH.jpg

Lúa nếp để làm cốm dẹp phải được gặt lúc vừa chín tới, nghĩa là gặt sớm hơn bốn hay năm ngày để có được những hạt nếp dẻo thơm. Chiều đến, cha tôi cầm lưỡi liềm ra đồng gặt vài bó lúa nếp mang về, đạp ra thành hạt, sau đó ngâm nước và cho vào nồi rang chín. Mẹ tôi bắc bếp ra sân sau nhà, rang xong mẻ nếp nào là giã ngay mẻ đó.

Tôi và thằng em mỗi đứa nắm hai góc tấm vải bao bố, vun nếp vào giữa để hai chị lớn giã cốm. Khi người này giơ chày lên thì người kia nện xuống và ngược lại. Phải thật đều tay, vì nếu ai nhanh hơn hoặc chậm hơn một chút sẽ va chạm nhau. Một mẻ cốm giã khoảng mười phút là xong.

Giã xong, mấy mẹ con ngồi sàng và lọc trấu cho sạch. Mẹ dùng nước dừa trộn vào cốm rồi để một lúc cho mềm. Sau đó cho vào cốm những lát dừa nạo và một ít đường, trộn đều, sau vài phút là có thể thưởng thức. Mùi thơm của nếp vừa chín tới, vị béo của dừa và vị ngòn ngọt của đường hòa quyện vào nhau, tạo thành một hương vị "đặc sản" thật khó mà quên! Những đêm trăng sáng, trong tiết trời còn se lạnh của những ngày cuối năm, cả nhà ngồi quây quần trước sân, vừa ngắm trăng, vừa trò chuyện, vừa ăn cốm dẹp thật ấm cúng và không gì thú vị bằng.

Niềm vui của chúng tôi là được tận hưởng cái không khí vui nhộn lúc giã cốm. Hương lúa chín ngoài đồng bay vào thoang thoảng, đó đây văng vẳng tiếng chày giã cốm xen lẫn tiếng nói cười... Một chút nhộn nhịp khác thường của chốn làng quê yên bình, báo hiệu cho sự bắt đầu của một mùa xuân mới trong năm...

Mới đó mà đã hơn ba mươi năm trôi qua... Quê tôi giờ đã đổi thay nhiều. Nhiều cánh đồng lúa ngày xưa đã được thay bằng những con kênh ngang dọc để dẫn nước vào nuôi tôm. Ruộng lúa còn lại cũng được cải tạo để trồng những giống lúa năng suất cao. Ít ai còn nghĩ đến việc trồng nếp để làm cốm.

Những buổi tối say sưa giã cốm dẹp giờ chỉ còn lại trong ký ức. Giờ đã có những cơ sở công nghiệp sản xuất cốm hàng loạt với bao bì bắt mắt, thích thì mua về ăn. Ba mươi năm với biết bao biến cố trong cuộc đời của một con người, nhưng sao hương cốm ngày thơ như mãi còn vương vấn đâu đây... Rất gần, như vẫn lẩn khuất trong tim để thơm nồng một nỗi nhớ mỗi độ xuân về...

Hạt Cát (AT)


Về Menu

Hương cốm ngày xuân

ht Ảnh hưởng của giới thương nhân vào 魔在佛教 trạng thái trung ấm và sự tái sinh Chữa bệnh bằng trái tim và tâm linh hoÃÆ suy nghiem loi phat xin an ma khong an xin ha Tùy bút Ơn thầy ý nghĩa màu áo tràng hình mẫu lí tưởng của tu sĩ phật giáo Ăn chay đẩy lùi độc tố hành trình gieo chữ của thầy giáo tật Tưởng niệm cố Ni trưởng khai sơn chùa Xử trí khi bị ngộ độc nấm 波羅蜜心經全文 xin hãy bước ra khỏi vòng tròn tẻ nhạt tu tanh di da 3 Thể dục giúp làm dịu các bất nhung loi phat day cai thien cuoc song cua ban Thõng tay vào chợ Sắc trắng mùa Phương Tây chuộng chữa bệnh bằng kalachakra hanh phuc khong phai la su di tim le hoi esala pehera ruoc xa loi rang phat tai lá Ÿ hầu Món chay ngày mùng 1 Bún lứt xào nghệ Nghiên cứu về cơ sở hình thành con khỉ lại thức trong mỗi giấc thiền Tháng Giêng là tháng ăn chay phật giáo trong bản đồ văn hóa việt gia tri cua vo thuong Tương hột xào đậu hũ sả ớt Thuốc mới từ bột nghệ trị ung thư Chữa khản tiếng bằng củ cải trắng Tương hột xào đậu hũ sả ớt va Tiếng nói của Phật pháp Chữa khản tiếng bằng củ cải trắng Thở và Thiền Tiếng nói của Phật pháp người trẻ bị ngất coi chừng đột nếu bố mẹ chia ly Chỉ mất 200 đồng Một số loại trái cây không tốt như Duyên xưa Ngày Tết nói chuyên ăn chay BÃn của để dành