GNO - HT.Thích Thái Không, thế danh là Hoàng Long Phi, sinh ngày 7-7-1902 (Nhâm Dần) tại Bến Tre...

Húy kỵ lần thứ 31 cố Đại lão HT.Thích Thái Không

GNO - Sáng 23-2 (nhằm ngày 24 tháng Giêng năm Giáp Ngọ), BTS GHPGVN tỉnh Trà Vinh phối hợp tổ đình Lưỡng Xuyên tổ chức lễ húy kỵ lần thứ 31 cố Đại lão HT.Thích Thái Không và hiệp kỵ chư vị tiền bối tổ sư tại chùa Lưỡng Xuyên (số 03, đường Lê Lợi, TP.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh).

>> Trà Vinh: Khai mạc Đại giới đàn Thái Không

1 Thai Khong.jpg
Chùa Lưỡng Xuyên - Trà Vinh

HT.Thích Thái Không, thế danh là Hoàng Long Phi, sinh ngày 7-7-1902 (Nhâm Dần) tại xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, có truyền thống tin đạo. Năm 1917 (Đinh Tỵ), ngài xuất gia đầu Phật nơi Tổ Khánh Hòa tại chùa Tuyên Linh thuộc xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Tại ngôi chùa này, ngài đã cần mẫn miệt mài tu học, rồi được lần lượt thọ Sa-di và Cụ túc.

Năm 1930, phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Nam phát khởi từ Hòa thượng Khánh Hòa, Bổn sư của ngài. Vì thế ngài được tiếp xúc thường xuyên với Sư Thiện Chiếu, cùng nhau hợp tác với Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học. Ngài lấy bút hiệu bằng chính pháp danh của mình, để tham gia viết bài cho tờ báo Từ Bi Âm, góp phần chuyển tải những giá trị tinh hoa Phật học cũng như lịch sử Phật giáo nước nhà, un đúc thêm niềm tin yêu Phật pháp và khêu gợi lòng yêu nước, tự tôn dân tộc trong mọi tầng lớp độc giả.

Khi các hoạt động của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học tạm lắng bởi những khó khăn khách quan, ngài trở về với Hội Phật học Lưỡng Xuyên, tiếp tục cống hiến tài sức làm lợi ích cho sự nghiệp chánh pháp, phụ lực với Tổ Khánh Hòa, Huệ Quang, Khánh Anh và cư sĩ Trần Quỳnh là chủ bút tạp chí Duy Tâm để đào tạo Tăng tài cho Phật giáo miền Nam.

Năm 1944, ngài trở về trú xứ chùa Tuyên Linh thuộc xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Nơi đây, vì giúp đỡ che giấu nhiều chiến sĩ cách mạng, ngài bị giặc Pháp bắt điều tra, đánh đập và giam cầm sáu tháng. Nhờ Tổ Khánh Hòa lãnh ra cho về chùa Viên Minh ở một thời gian. Sau đó, vì e rằng ngài tiếp tục hoạt động móc nối với các chiến sĩ cách mạng, thực dân Pháp không còn cách nào khác hơn là quản thúc ngài tại chùa Viên Giác, thị xã Bến Tre, hòng cách ly với quần chúng Phật tử và dập tắt lòng yêu nước nơi ngài. Nhưng ngài vẫn giữ lòng kiên định với dân tộc và đạo pháp.

Cuối năm 1941, do chiến tranh giữa thực dân Pháp với các lực lượng kháng chiến, Hội Lưỡng Xuyên Phật học không thể tiếp tục hoạt động vì thiếu nguồn tài trợ. Ngài chọn con đường kháng chiến chống Pháp, theo cách mạng ra chiến khu. Năm 1945, ngài được bầu làm Trưởng ban Chấp hành Hội Phật giáo cứu quốc tỉnh Bến Tre và là thành viên Mặt trận Việt Minh tại quận Giồng Miếu.

Từ năm 1947 đến năm 1949, ngài còn là Trưởng ban chia cơm xẻ áo cho Vệ quốc đoàn tỉnh Bến Tre.

Năm 1951, ngài được điều về công tác tại xã Long Hòa kết hợp với nhiệm vụ xây dựng lại từ đầu công việc hoằng hóa.

Năm 1960, tại Bến Tre phát động cuộc Cách mạng Đồng Khởi, ngài được đề cử giữ chức Ủy viên Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Bến Tre, kiêm Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng huyện Thạnh Phú.

Năm 1969, ngài trú xứ tại xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, được Hội đồng Lưỡng viện GHPGVNTN đề cử trụ trì chùa Lưỡng Xuyên - Trà Vinh ngày 11-10-1970 và được suy cử làm Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni và Giám Luật.

Từ đó cho đến năm 1975, với danh nghĩa GHPGVNTN, ngài hoạt động công khai và giữ liên lạc thường xuyên với cách mạng, nhất là với các cán bộ tôn giáo kiều vận Trung Nam bộ.

Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, ngài được cử vào UBMTTQVN thị xã Trà Vinh.

Năm 1976, ngài được bầu vào HĐND tỉnh Cửu Long, nhiệm kỳ I. Và đến năm 1977, là UV MTTQVN tỉnh Cửu Long nhiệm kỳ I, II đồng thời là UV HĐND thị xã Trà Vinh nhiệm kỳ III.

Năm 1981, ngài là thành viên ban trù bị Đại hội Phật giáo thống nhất họp tại thủ đô Hà Nội.

Sau khi GHPGVN được hình thành, ngài được suy cử làm thành viên HĐCm GHPGVN nhiệm kỳ I.

Ngài đã xả báo an tường sau cơn bạo bệnh vào ngày 24 tháng Giêng năm Quý Hợi (8-3-1983). Trụ thế 81 năm và 60 năm đạo nghiệp.

T.Trí Minh


Về Menu

Húy kỵ lần thứ 31 cố Đại lão HT.Thích Thái Không

å µç ºçŽ å 宾州费城智开法师的庙 Ấn Ï hay cuoi de cuoc song tuoi dep hon con đường duy nhất để thay đổi vận Đà PhÃƒÆ t rượu Thầy từ đó khai hoa mau nhiem thay hai bai than chu niem Do đâu có những vết bầm trên da 做人處事 中文 tinh thuong chan that lam thuc tinh mot con nguoi lời phật dạy về thời gian và nghiệp Khổ qua có nhiều công dụng tốt cho sức tìm về tịnh lạc 即刻往生西方 con duong tu tap dua hanh gia den giac ngo theo duong thien loi cu moi lien he giua nao va tam nhung cau noi y nghia giup ban thay doi trong cuoc thuyet phap do sinh cua duc phat chinh la thi hien æ å¹³å º de quốc sư thích phước huệ 1869 di tích nghệ thuật phật giáovĩ đại ÄÆ Thở để chữa bệnh nghiep bao tu viec an mac thieu kin dao khi le hòa thượng thích thiền tâm 1925 nguon goc phat giao cua mo tip tai sinh trong Cha hat com nay con xin dang me tinh day di thoi mot thai do tam linh chuan bi vung vang hon cung me day con gai hanh phuc la biet uoc muon vua du Quả chanh và nhiều công dụng tốt cho 機十心 dao tự ngã duc phat hòa thuongj thích tâm hoàn 1924 Cựu Tổng thống Mỹ Clinton thành người bÃÆo Hoà thượng Vĩnh Gia nhìn qua ba điểm là biết rõ một gia Ni trưởng Trí Hải Một đóa sen ngát