GNO - Dùng lặp đi lặp lại những dòng kháng sinh nhất định làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2...

Kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường

GNO - Dùng lặp đi lặp lại những dòng kháng sinh nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, theo một nghiên cứu gần đây.

Các chuyên gia quan sát thấy những người được kê toa từ hai hoặc hơn hai dòng kháng sinh nhất định có khả năng bị chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với người chưa từng được điều trị kháng sinh hoặc được kê toa chỉ một loại kháng sinh. Các loại kháng sinh theo nghiên cứu thuộc 4 nhóm sau: penicillins, cephalosporins, quinolones và macrolides.

khang-sinh.jpg
Càng nhiều dòng kháng sinh được chỉ định điều trị thì nguy cơ mắc tiểu đường càng cao

Nghiên cứu đưa ra cảnh báo về việc lạm dụng kháng sinh, chúng ta cần cẩn trọng hơn với việc dùng kháng sinh - chia sẻ của bác sĩ Raphael Kellman (New York). Ngoài ra, các bác sĩ cũng cần lưu ý rằng biến chứng của việc dùng kháng sinh lâu dài có thể là tiểu đường.

Nghiên cứu này phân tích dữ liệu ở Anh quốc, với số lượng kháng sinh được kê trên khoảng 200.000 người mắc tiểu đường ít nhất một năm trước khi được phát hiện bệnh. Sau đó các chuyên gia so sánh với tổng số kháng sinh được kê cho 800.000 người không mắc tiểu đường có độ tuổi trung bình giống nhau.

Kết quả cho thấy, càng nhiều dòng kháng sinh được chỉ định điều trị thì nguy cơ mắc tiểu đường càng cao.

Ví dụ, nguy cơ tiểu đường tuýp 2 khi được kê từ 2-5 dòng kháng sinh penicillin tăng 8%, còn với hơn 5 dòng kháng sinh là 23% so với người không dùng hoặc dùng một loại kháng sinh.

Còn với 2-5 loại thuộc dòng quinolones thì khả năng tiểu đường tăng lên 15%, còn hơn 5 thì nguy cơ là 37%.

Tuy nhiên, người được kê một dòng kháng sinh thì không có nguy cơ phát triển tiểu đường tuýp 2.

Nghiên cứu chưa xác định được việc dùng lặp đi lặp lại bao nhiêu lần thì mắc các nguy cơ này nhưng các chuyên gia nghi ngờ rằng nguyên nhân có liên quan đến sự mất cân bằng của các vi khuẩn trong đường ruột do kháng sinh gây ra.

Dù không phải là mối liên hệ nhân quả của tiểu đường và kháng sinh được chỉ ra trong nghiên cứu này nhưng sự thay đổi về mức độ và tính đa dạng của vi khuẩn đường ruột có thể dùng để lý giải cho mối liên hệ này, khẳng định của đồng nghiên cứu, bác sĩ Yu-Xiao Yang, Đại học Pennsylvania.

Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy vi khuẩn đường ruột có liên quan đến cơ chế gây ra béo phì, kháng insulin và tiểu đường, trên cả vật thử và người.

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng hầu hết các kháng sinh mà ta hấp thu vào là từ thực phẩm như thịt và gia cầm.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học Châu Âu ngày 24-3 qua.

Trần Trọng Hiếu (Theo Live Science)


Về Menu

Kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường

an hanh phuc chinh la su yen binh trong the gioi noi chuyen gi roi cung qua tho cung nhang den va giat mong doi chua trong ven tham tinh yeu hoan hao la luc chung ta tim dung nguoi Mệt rồi ư vi tet cua nhung dua con xa que 10 triết lý sống của mahatma gandhi ân c½u nhat lien thanh nhan khi bi nguoi khac hieu lam thi phai lam nhu the Thiền trong cuộc nhà như lai Soda gây hại cho trí nhớ và tim mạch Lễ tưởng niệm tuần chung thất tín Chùa Linh Ứng Sơn Trà bạo lực học đường và những biện chu ng ta đê n trâ n gian na y đê la m chẳng Lễ giỗ Tổ Bồ Đề Đạt Ma tại Trúc Nước chanh ấm không đường tốt Cà trắng và đậu om cà chua chiem nghiem ve vo thuong Phụ nữ ngồi nhiều dễ bị ung suy nghĩ ích kỷ không chỉ hại người tuyệt Kh廙 An lạc làm thế nào để thuyết phục bố dung bao gio de nan au dam giet chet giac mo Tim mạch càng tốt nguy cơ giảm trí nhớ Codeine có thể gây nguy hại cho trẻ Toàn cầu hóa tác động xấu lên chế văn day tre biet cho di triển lãm y phục tu sĩ phật giáo nam tạng chua dien tho tam phap the gian Thai phụ cần lưu ý gì khi tập thể Bệnh khoái dùng thuốc ke 01 loi gioi thieu cua duc dalai lama hoa