Đứng trước sự khổ đau của nhân loại, Đức Phật mới phân tích để tìm ra cái Khổ và cội nguồn dẫn đến những cảnh Khổ nầy
Khổ đế

.
Tứ Diệu Đế là bài giảng của Đức Phật cho năm nguời đệ tử đầu tiên, để chuyển bánh xe pháp, tại Bồ Đề Đạo Tràng, sau khi thành đạo. Đây là một giáo lý cao siêu, mà Ngài đã tìm ra sự thật về cuộc đời là sanh, già, bịnh, chết và những phiền não thường trực trong lòng mỗi người.

Đứng trước sự khổ đau của nhân loại, Đức Phật quan sát cái Khổ, cội nguồn dẫn đến những cảnh Khổ và tìm ra cách tận diệt những mầm mống khổ, một khi cái khổ không còn nữa, thì mới có thể đi tới sự giải thoát.

Qua hình ảnh trên cho thấy Đức Phật, chẳng khác nào như một vị lương y trước khi chữa bệnh phải biết rõ căn bịnh (Khổ đế), xác định nguyên nhân của bịnh (Tập đế), diễn tả trạng thái khi lành bịnh (Diệt đế), và cách thức trị bịnh (Đạo đế).

Đức Phật nhận định : Khổ là tất cả những cái phiền não trên thế gian này mà con nguời phải gánh, không lúc này thì cũng lúc khác. Vì nguyên lý vô thường mà tất cả mọi hình thức khoái lạc dù là hạnh phúc hay đau khổ cũng đều bị biến đổi và hủy diệt và tất cả mọi hình thức hiện hữu đều mang mầm mống bất mãn, khổ đau.

Vì thế Đức Phật lại nói rằng : Không thể lường được đâu là khởi thủy của vòng luân hồi và từ đâu chúng sanh bắt đầu kiếp sống. Có điều chắc chắn là họ đã bị trầm luân sinh tử vì vô minh và ái dục.

Đức Phật nói tiếp : Chính vì đau khổ nên con người cố nỗ lực tìm kiếm khoái lạc mà không biết rằng chính họ sẽ bị khoái lạc lừa đảo phản bội, để rồi càng tìm kiếm khoái lạc con người càng thất vọng và cứ thế họ chìm đắm trong bể trầm luân.

Đức Phật khuyên : Con người còn khổ là vì họ còn chấp thân này là thật. Thân này là của Ta. Vì sự chấp ngã mê lầm này mà con người phải chịu cái khổ lớn nhất trong vòng sinh tử luân hồi. Vô minh là cội nguồn của Tham, Sân, Si để dẫn dắt con người tạo ra nghiệp mà phải tái sanh, lãnh chịu quả khổ. Do đó Trung Đạo là con đường tu luyện thực nghiệm tâm linh để phá bỏ sự hôn mê, vứt bỏ được vô minh và kiến tạo trí tuệ, để trừ các ác pháp thì sẽ không còn khổ.

Đức Phật đã để lại Tứ diệu đế như một sự thực tập, nhằm giúp con người tự mình thoát ra khỏi mọi phiền não khổ đau, đi đến niềm hạnh phúc an lạc. Đích thực của Tứ diệu đế không phải là một lý thuyết, mà là một công trình thực tập. Tứ diệu đế không chỉ là nguyên tắc của sự thực tập, mà là bản thân của sự thực tập giúp ta giải thoát khỏi nguồn gốc của mọi phiền não khổ đau.

 

Về Menu

khổ đế kho de tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

giới lễ nghi thủ tóm tắt căn bản phật giáo 燃指供佛 Đâu phải chăng đạo nào cũng tốt de huyền thoại bồ tát thích quảng đức ทาตอะไรเป นองค năng Thương cach cung ram thang bay tai nha Ngày bình yên với Luang Prabang Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ đình Nghĩa hà tĩnh đại lễ vu lan báo hiếu chùa chuông Thân tâm an lạc hoàn cảnh an lạc 6 thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe thien khong lien can gi voi cach chung ta ngoi Ăn chay Húy kỵ lần thứ 31 cố Đại lão tam hong danh chieu ra mien cuc lac viet tan man ve tam va vat tu phan mem excel tinh thần vô trước trong kinh phật ç¾ Đậu hũ chiên giòn Nam Định Đại lễ tưởng niệm húy tai Hãy thương mẹ nhiều hơn 佛教 临终关怀 dung 首座 moi thu deu co ve dep rieng nguoi tu tri gioi luat làm thế nào để chuyển nghiệp 9 lưu ý để giảm nguy cơ ung thư Chất tạo ngọt có tác dụng giúp giảm vang sanh quyet dinh chon ngon vì sao bút chì có tẩy bốn phép lạ của ý lời phật dạy về đạo đức trong kinh お墓 更地 水天需 五痛五燒意思 le hang thuan va cong tac hoang phap den gioi tre truyện thơ vua chó lông bạc Chuyện 10 năm ăn chay ở đó đây บวช vÃƒÆ 2 bài thơ nguyện và đạo nhiệm Cảm nhận một góc quê