Đứng trước sự khổ đau của nhân loại, Đức Phật mới phân tích để tìm ra cái Khổ và cội nguồn dẫn đến những cảnh Khổ nầy
Khổ đế

.
Tứ Diệu Đế là bài giảng của Đức Phật cho năm nguời đệ tử đầu tiên, để chuyển bánh xe pháp, tại Bồ Đề Đạo Tràng, sau khi thành đạo. Đây là một giáo lý cao siêu, mà Ngài đã tìm ra sự thật về cuộc đời là sanh, già, bịnh, chết và những phiền não thường trực trong lòng mỗi người.

Đứng trước sự khổ đau của nhân loại, Đức Phật quan sát cái Khổ, cội nguồn dẫn đến những cảnh Khổ và tìm ra cách tận diệt những mầm mống khổ, một khi cái khổ không còn nữa, thì mới có thể đi tới sự giải thoát.

Qua hình ảnh trên cho thấy Đức Phật, chẳng khác nào như một vị lương y trước khi chữa bệnh phải biết rõ căn bịnh (Khổ đế), xác định nguyên nhân của bịnh (Tập đế), diễn tả trạng thái khi lành bịnh (Diệt đế), và cách thức trị bịnh (Đạo đế).

Đức Phật nhận định : Khổ là tất cả những cái phiền não trên thế gian này mà con nguời phải gánh, không lúc này thì cũng lúc khác. Vì nguyên lý vô thường mà tất cả mọi hình thức khoái lạc dù là hạnh phúc hay đau khổ cũng đều bị biến đổi và hủy diệt và tất cả mọi hình thức hiện hữu đều mang mầm mống bất mãn, khổ đau.

Vì thế Đức Phật lại nói rằng : Không thể lường được đâu là khởi thủy của vòng luân hồi và từ đâu chúng sanh bắt đầu kiếp sống. Có điều chắc chắn là họ đã bị trầm luân sinh tử vì vô minh và ái dục.

Đức Phật nói tiếp : Chính vì đau khổ nên con người cố nỗ lực tìm kiếm khoái lạc mà không biết rằng chính họ sẽ bị khoái lạc lừa đảo phản bội, để rồi càng tìm kiếm khoái lạc con người càng thất vọng và cứ thế họ chìm đắm trong bể trầm luân.

Đức Phật khuyên : Con người còn khổ là vì họ còn chấp thân này là thật. Thân này là của Ta. Vì sự chấp ngã mê lầm này mà con người phải chịu cái khổ lớn nhất trong vòng sinh tử luân hồi. Vô minh là cội nguồn của Tham, Sân, Si để dẫn dắt con người tạo ra nghiệp mà phải tái sanh, lãnh chịu quả khổ. Do đó Trung Đạo là con đường tu luyện thực nghiệm tâm linh để phá bỏ sự hôn mê, vứt bỏ được vô minh và kiến tạo trí tuệ, để trừ các ác pháp thì sẽ không còn khổ.

Đức Phật đã để lại Tứ diệu đế như một sự thực tập, nhằm giúp con người tự mình thoát ra khỏi mọi phiền não khổ đau, đi đến niềm hạnh phúc an lạc. Đích thực của Tứ diệu đế không phải là một lý thuyết, mà là một công trình thực tập. Tứ diệu đế không chỉ là nguyên tắc của sự thực tập, mà là bản thân của sự thực tập giúp ta giải thoát khỏi nguồn gốc của mọi phiền não khổ đau.

 

Về Menu

khổ đế kho de tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ngÃƒÆ n 佛陀会有情绪波动吗 怎么面对自己曾经犯下的错误 con đường duy nhất để thay đổi vận há i ห พะ 淨界法師書籍 trai nghiem khong gian tho cung bang chat lieu gom Hoa mướp trước sân 寺院 募捐 지장보살본원경 원문 N tuÃ Æ æ 梵僧又说 我们五人中 nhung mon chay ngon de lam trong mua vu lan 出家人戒律 đời là bể khổ บทสวด Giå chuyện về hoàng đế trần thái tông bien doi nhieu song ca お墓 更地 上座部佛教經典 即刻往生西方 9 thực phẩm giúp giảm căng thẳng Pháp chủ thường nhiên TÃ Æ 仏壇 拝む 言い方 Gánh nước giếng quêthơm thảo với giao Nói với ba Thưởng thức không gian tĩnh lặng tại 华严经解读 加持是什么意思 Phật giáo 人生七苦 ペット葬儀 おしゃれ Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ giai phap van nan cho bao luc gieo hat tuu tam 般若心経 読み方 区切り Þ 人鬼和 Giá trị dinh dưỡng từ trái bưởi 陀羅尼被 大型印花 Phá Đi bộ giúp tỉnh táo hiệu quả hơn moi ngay con duoc song xin dung lang phi thoi gian phuoc Cải thiện chứng mất trí nhớ bằng đi 根本顶定