Tổ chức Y tế Thế giới(WHO) chắc chắn đã dựa vào dữ liệu thống kê hoàn toàn đáng tin cậy khi khẳng định bệnh tiểu đường là một trong các nguy cơ hàng đầu cho sức khỏe cộng đồng trong thập niên trước mặt ở các nước trong vùng Đông Nam Á, nghĩa là có nước mình! Một số thầy thuốc quả thật không quá lời khi đánh giá căn bệnh này thậm chí nguy hại hơn các cơn dịch cảm cúm, mặc dầu bệnh không lây lan.

	Làm sao phòng bệnh tiểu đường?

Làm sao phòng bệnh tiểu đường?

Nguyên lý hoạt động của thuốc xịt trị tiểu đường. Credit: Getty Images
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chắc chắn đã dựa  vào dữ liệu thống kê  hoàn toàn đáng tin cậy khi khẳng định bệnh tiểu đường là một trong các nguy cơ hàng đầu cho sức khỏe cộng đồng trong thập niên trước mặt ở các nước trong vùng Đông Nam Á, nghĩa là có nước mình! Một số thầy thuốc quả thật không quá lời khi đánh giá căn bệnh này thậm chí nguy hại hơn các cơn dịch cảm cúm, mặc dầu bệnh không lây lan.

Đánh giá đó hoàn toàn hợp lý khi tỷ lệ mắc bệnh, ngay cả ở các nước đã có nền y tế với cấu trúc ổn định và chương trình phòng chống bệnh tiểu đường tiến hành đã được hàng chục năm, vẫn không dưới 8-10%!, và với khuynh hướng tiếp tục gia tăng, mặc dầu kỹ thuật chẩn đoán cũng như phương tiện điều trị bệnh tiểu đường đã được cải thiện thấy rõ. Đáng lo hơn nữa vì nếu có thể chủng ngừa bệnh nặng như viêm gan siêu vi thì cho đến nay vẫn chưa có cách phòng bệnh tiểu đường theo kiểu đó.

Nhưng nếu tưởng vì thế chỉ còn nước khoanh tay chờ trời kêu ai nấy dạ thì lầm. Theo một số chuyên gia nổi tiếng trong ngành nội tiết, vẫn có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường theo ý nghĩa gián tiếp. Theo họ, nhiều người đúng lý đã không mắc bệnh nếu trước đó chịu khó lưu ý ngăn chặn một số điều kiện khiến bệnh dễ phát tán từ tuổi trung niên.

Đó là:

1. Tầm soát bệnh bằng cách thử đường huyết định kỳ khi bước vào tuổi 50. Nếu tưởng với bệnh tiểu đường có thể nuôi hy vọng “càng già càng dẻo càng dai” thì chỉ là ảo vọng. Với người có cuộc sống quá căng thẳng nên thậm chí bắt đầu theo dõi đường huyết từ tuổi 40.

2. Biện pháp này cần được tiến hành rốt ráo hơn nữa với nhịp 3 tháng một lần cho người có thân nhân trực hệ đã bị bệnh tiểu đường, vì 30-40% trong số họ khó tránh là miếng mồi ngon của căn bệnh này.

3. Tránh béo phì bằng mọi cách, cụ thể là đừng để vòng bụng vượt quá 85 ở phụ nữ và 95 ở nam giới kể từ tuổi 50 vì lượng mỡ đóng ở thành bụng chính là đòn bẩy cho bệnh tiểu đường. Mỡ bụng càng dày, bệnh càng nặng.

4. Vận động cho thường. Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đại trà, số người mắc bệnh tiểu đường ở các thành phố lớn, ở các nước công nghệ cao gấp 3 lần ở vùng nông thôn vì mức độ vận động của người dân chốn thị thành không bằng phân nửa của nhà nông.

5.Tránh chế độ dinh dưỡng quá đơn điệu. Hoạt động của tụy tạng, cơ quan có nhiệm vụ điều chỉnh đường huyết, tùy thuộc vào nhiều loại sinh tố và khoáng tố. Xác suất mắc bệnh tiểu đường vì thế tỷ lệ nghịch với hàm lượng rau quả tươi trong khẩu phần. Ai càng mạnh miệng với thực phẩm công nghệ, người đó càng dễ bị bệnh tiểu đường.

6. Điều trị huyết áp cao cho đến nơi đến chốn. Đừng quên bệnh nhân cao huyết áp có nguy cơ bị bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần người tuy cũng có nếp sống dễ bị bệnh tiểu đường nhưng huyết áp bình thường.

7. Đừng lạm dụng các loại thuốc làm tăng đường huyết như thuốc cảm, thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm. Thay vào đó nên ưu tiên cho các phương pháp không dùng thuốc.

8. Khó nhất cho nhiều người dân xứ mình là giảm rượu bia tối đa. Viêm gan nhiễm mỡ do độ cồn, không sớm thì muộn, cũng kéo bệnh tiểu đường.

Mới nghe tưởng phức tạp, nhưng biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường trên thực tế vẫn còn quá đơn giản nếu so với việc trị bệnh một khi bệnh đã phát. Phòng bệnh bao giờ cũng an toàn và rẻ tiền hơn chữa bệnh. Ai chưa tin nên ghé qua phòng cấp cứu nhìn cho kỹ bệnh nhân tiểu đường đang hôn mê. Chắc chắn sau đó sẽ hiểu hơn về bệnh tiểu đường, vấn nạn của thế kỷ XXI.

Thông báo

Với tôn chỉ “Đưa đạo vào đời để đời thành đạo”, Phòng Tư vấn Sức khỏe & Điều trị Nội khoa thuộc Trung tâm Oxy Cao áp, số 3, đường Ba Tháng Hai, quận 10, TP.HCM (cạnh siêu thị Maxi), sẽ tổ chức một buổi tập huấn miễn phí cho Tăng Ni, Phật tử do bác sĩ Lương Lễ Hoàng đảm trách về đề tài “Ít điều cần biết trong bệnh tiểu đường” vào ngày thứ Bảy 28-2-2009, từ 14 giờ đến 16 giờ.

Vì số chỗ có giới hạn, quý Tăng Ni, Phật tử muốn tham gia buổi giao lưu xin giữ chỗ qua số điện thoại 36.121.398 trước ngày 24-2-2009.

Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Trung tâm Oxy Cao áp, TP.HCM)


Về Menu

Làm sao phòng bệnh tiểu đường?

Giới thiệu về Tổ sư thiền bốn duyên và sáu Ăn mặn làm tăng huyết áp bà i Bánh chuối hấp cho những ngày hè tại sao chúng ta phải sống kỹ năng ý Nấu chè đậu thật đơn giản vai dieu suy ngam trong ngay ton su trong dao Thói nhung van nan trong dac thu biet truyen cua he Tiền Giang Tưởng niệm 2 năm ngày HT Faux Meat for Very Real Seasons lành Lễ giỗ Đệ tam Tổ Trúc Lâm Về quÃÆ Tiền Giang Tưởng niệm 2 năm ngày HT vu lan nam nay vang bong noi duc dat lai lat ma thuyet giang tai chua quang tứ nhiếp pháp với sự nghiệp hoằng dao phat co nghia la nhap the úng Sinh tố dưa hấu dâu tây nit Gỏi bí mì sợi chay Món ăn bài thuốc từ đậu phụ chùa nhÕn suy nghi ve phuong phap dich thuat kinh dien trong oán Người mang nhóm máu nào có nguy cơ tim Đổi món với bún lứt xào rau củ 雙手合十擺在胸口位置 khé 20 to xa da da jayata tinh hai mat cua ai nghiên Lâm Đồng Thành kính tưởng niệm doi dieu suy nghi ve hanh thien an làm website phật giáo mùa lũ lại tràn về tìm niềm vui chân thật Á Làm gì để có một tinh thần tốt xà Trà đạo của Châu Quang Marata Juko Tim khỏe thì não mới khỏe Những sắc thời gian chồng Sóc