GNO - HT.Thích Giới Nghiêm (Thitasìlamahathera), thế danh Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5-5-1921...

Lễ húy kỵ lần thứ 29 của cố HT.Thích Giới Nghiêm

GNO - Sáng 19-8, chùa Phật Bảo (Q.Tân Bình, TP.HCM) đã tổ chức lễ húy nhật lần thứ 29 của cố HT.Thích Giới Nghiêm - nguyên là Tăng thống Giáo hội Tăng già Phật giáo Nguyên thủy (Theravàda) Việt Nam, thành viên HĐCM GHPGVN, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia.

le huy ky (2).jpg
Chư tôn giáo phẩm thành tâm tưởng niệm

Chứng minh và tham dự buổi lễ có HT.Thích Viên Minh, thành viên HĐCM GHPGVN; HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Tổng thư ký kiêm Chánh VP II TƯGH; TT.Thích Bửu Chánh, Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó ban Hoằng pháp T.Ư cùng chư tôn giáo phẩm hệ phái Nam tông và Tăng Ni, Phật tử các giới về tham dự lễ tưởng niệm.

HT.Thích Giới Nghiêm (Thitasìlamahathera), thế danh Nguyễn Đình Trấn, sinh ngày 5-5-1921 tại làng Giạ Lê Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ngài xuất thân trong một gia đình có truyền thống Phật giáo lâu đời, tại một quê hương nghèo khổ, nhưng lại phát tích rất nhiều tu sĩ và cao Tăng thuộc cả hai truyền thừa Nam - Bắc tông. Chỉ riêng trong gia đình, bác của ngài - Hòa thượng Thích Phước Duyên, và chú của ngài đều là bậc xuất gia. Còn vị thân sinh - Hòa thượng Thích Quang Diệu (Nguyễn Đình Tải), sau nửa cuộc đời lập gia đình với mẹ của ngài là cụ bà Huỳnh Thị Thành, cũng xuất gia, sống đời phạm hạnh.

le huy ky (5).jpg
Chư tôn giáo phẩm Hệ phái Phật giáo Nam tông tưởng niệm cố Hòa thượng

Đến năm 1940, vì quê nhà chiến tranh loạn lạc, sự tu hành bị trở ngại, ngài đã vào Đà Nẵng, xin ở chùa Phổ Đà, sau đó thọ Tỳ-kheo giới, thuộc hệ phái Bắc truyền. Sau đó, ngài có nghiên cứu về Phật giáo Nam tông (Theravàda), giáo lý Nguyên thủy. Vốn tâm cơ linh mẫn, bén nhạy, và do túc duyên của nhiều đời nhiều kiếp, ngài cảm được lời chơn truyền của Phật.

Năm 1944, ngài được thiện hữu trí thức giới thiệu và giúp đỡ sang du học tại Phnôm-pênh, Campuchia. Năm 1947, Hòa thượng Niếp-Tích truyền giới Tỳ-kheo (Bhikkhu) theo truyền thống Phật giáo Nam tông cho ngài. Ngài lại còn được kỳ duyên học đạo với Đức Vua sãi Campuchia, là Trưởng lão Hòa thượng Chuon-Natch.

Do nhu cầu trí tuệ, hiếu học, hiếu tu; từ Campuchia, ngài tiếp tục sang Thái Lan và Miến Điện (Myanmar) để tầm sư học đạo. Rời pháp học, ngài quay sang pháp hành; và ở tại Miến Điện, ngài được học Thiền Tứ-niệm-xứ với Hòa thượng Thiền sư Mahasì Sayàdaw.

Sau hơn mười năm bôn ba xứ người tầm cầu Chánh pháp, ngài hồi hương với chí nguyện, mang giáo lý nguyên thủy về Việt Nam để quảng bá, hoằng truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp tín đồ. Tại Sài Gòn - Gia Định, năm 1957, ngài cùng với các vị trưởng lão cao Tăng, thạc đức khác như: HT.Hộ Tông, HT.Bửu Chơn, HT.Thiện Luật, HT.Tối Thắng, HT.Giác Quang, HT.Kim Quang, pháp sư Thông-Kham vận động thành lập Giáo hội Tăng già Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam.

le huy ky (6).jpg
Nhất tâm cầu nguyện

le huy ky (1).jpg
Nữ tu và Phật tử tham dự lễ húy nhật cố Hòa thượng

Hàng năm, vào mùa Vu lan - Báo hiếu, toàn thể Tăng tín đồ Phật giáo Nam tông và GHPGVN làm lễ tưởng niệm cố Hòa thượng, một vị trưởng lão sáng lập Hệ phái Tăng già Nguyên thủy Việt Nam, một thiền sư đạo hạnh nghiêm mật, một bậc thầy từ hòa khả kính, một cao Tăng nhiệt tình trong hàng Giáo phẩm tôn túc của GHPGVN.

Vũ Giang


Về Menu

Lễ húy kỵ lần thứ 29 của cố HT.Thích Giới Nghiêm

tÕng อธ ษฐานบารม Vipassana อธ ษฐานบารม Lễ húy nhật lần thứ 35 của cố äºŒä ƒæ ส วรรณสามชาดก cÃn 藥師琉璃光如來本願功德經 五観の偈 曹洞宗 曹洞宗総合研究センター 忍四 お札の仏壇への供え方 即刻往生西方 精霊供養 佛经讲 男女欲望 霊園 横浜 父母呼應勿緩 事例 必使淫心身心具断 bên 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 천태종 대구동대사 도산스님 每年四月初八 Vắng ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう Khánh Hòa Lễ tưởng niệm húy kỵ Tổ Tiểu 墓地の販売と購入の注意点 ト妥 Minh Hiếu Tông Vị hoàng đế nổi danh ไๆาา แากกา Phật giáo Vua đầu bếp Yan Can Cook nói về ẩm 市町村別寺院数順位 梁皇忏法事 va 雷坤卦 陈光别居士 Tự 七五三 大阪 Làm thế nào để giảm lượng đường 迴向 意思 buong bo la con duong giai thoat 佛教教學 lắng nghe cái chén mẻ thuyết pháp いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 川井霊園 佛規禮節 Hoằng pháp ở vùng sâu vùng xa 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法