GNO - Sáng 7-9, tại tổ đình Bửu Long (Q.9, TP.HCM) đã trang nghiêm cử hành lễ húy kỵ lần thứ 34...

Lễ húy nhật lần thứ 34 Đại lão HT.Hộ Tông

GNO - Sáng 7-9, tại tổ đình Bửu Long (Q.9, TP.HCM) đã trang nghiêm cử hành lễ húy kỵ lần thứ 34 cố Đại lão HT.Hộ Tông - vị Tổ khai sơn Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam.

ngai ht5.jpg
Chư Tăng, Phật tử quang lâm thắp hương tưởng niệm tại bảo tháp cố Hòa thượng

Tham dự và chứng minh buổi lễ có HT.Thích Viên Minh, Thành viên HĐCM, viện chủ tổ đình Bửu Long; HT.Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch HĐTS cùng chư tôn đức Tăng, quý cô tu nữ  từ các tự viện khắp các tỉnh, thành trong cả nước và gần 300 Phật tử xa gần về tham dự lễ tưởng niệm.

Tại buổi lễ, toàn thể chư Tăng đã viếng thăm và thắp hương tưởng niệm tại bảo tháp cố Đại lão HT.Hộ Tông.

Theo tiểu sử, Hòa thượng Hộ Tông, thế danh Lê Văn Giảng, sinh năm 1893 tại làng Tân An, huyện Tân Châu, tỉnh Châu Đốc. Ngài trưởng thành và lập nghiệp tại xứ Campuchia. Mặc dù đang là một công chức uy tín, một bác sĩ tài năng - đường công danh mở ra rạng rỡ, nhưng dường như vốn có túc duyên với Đạo nên ngài thấy công danh chỉ là ảo ảnh, hạnh phúc chẳng khác mây sương. 

Đến năm 32 tuổi, nhờ có những linh thị nhiệm mầu thức tỉnh, ngài quyết thoát ly những cám dỗ trần tục và phát tâm tìm đạo vào rằm tháng 10 năm 1941. Ngài thọ đại giới với Đức vua sãi Chun Nat. Đức Vua sãi nhận ra người đệ tử mới xuất gia của mình là bậc pháp khí có thể lãnh trọng trách Như Lai sứ giả, nên không ngần ngại giao phó cho ngài sứ mạng truyền trao Chánh pháp Nguyên thủy về Việt Nam.

Chính tại chùa Bửu Quang, ngài đã khai pháp hội đầu tiên để thắp lên ngọn đuốc chân lý rọi soi vào lòng người dân Việt. Được thấm nhuần pháp vũ, chẳng bao lâu sau khi ngài về nước mở đạo, chư Tăng và tín đồ Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam ngày càng xương thịnh.

Năm 1958, ngài cùng Hòa thượng Thiện Luật, Hòa thượng Bửu Chơn, Hòa thượng Tịnh Sự, Pháp sư Thông Kham và nhiều vị cao Tăng tài đức khác đã đứng ra thành lập Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy Việt Nam. Ngài được tôn cử chức vụ Tăng thống đầu tiên của Ban Chưởng quản Giáo hội.

Sau 80 tuổi, ngài lui về ẩn cư tại chùa Bửu Long, ngôi chùa do chính ngài lập ra. Một tuần trước khi ra đi, hằng đêm ngài thấy chư thiên hào quang chiếu sáng chung quanh cốc, ngài nói với các đệ tử: “Ta sắp ra đi và đang cảm thấy thanh thoát lạ thường. Lẽ đời có sinh có diệt, các con nhớ tinh tấn tu hành”.

Biết trước giờ tịch diệt, sau khi sắp đặt mọi Phật sự cho Tăng chúng và Ni chúng trong chùa, ngài viết di chúc gởi Giáo hội để chọn người thừa kế, đồng thời ngài cúng dường tứ sự đến chư Tăng tại 33 ngôi chùa Phật giáo Nguyên thủy, tổ chức trai tăng, để bát, thuyết pháp 7 ngày tại Bồ đề Phật cảnh… cho đến lúc 16 giờ 45 phút ngày 26-7-Tân Dậu (nhằm thứ Ba, ngày 25-8-1981), ngài đã an nhiên thị tịch, trụ thế 88 tuổi.

ngai ht4.jpg
Tưởng niệm tại bảo tháp cố Hòa thượng

ngai ht3.jpg
Chư Tăng tham dự buổi lễ

ngai ht2.jpg
Phật tử tác bạch cúng dường

Vũ Giang - Ảnh CTV


Về Menu

Lễ húy nhật lần thứ 34 Đại lão HT.Hộ Tông

å Na vị thuốc hạ khí tiêu đờm tram 净土五经是哪五经 sứ 净地不是问了问了一看 一日善缘 ประสบแต ความด 己が身にひき比べて an đứng 墓地の販売と購入の注意点 Nguyên Chanh một loại thuốc quý 3 kieu tri ky nhat dinh phai ket giao trong äºŒä ƒæ Phật giáo phật giáo việt nam こころといのちの相談 浄土宗 Tỳ Sa Môn Thiên Vương Sóc Thiên 佛教算中国传统文化吗 別五時 是針 Tại khoa cấp cứu 築地本願寺 盆踊り 色登寺供养 随喜 hoằng Đọc kinh 荐拔功德殊胜行 いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 phật Thái Bình Kỷ niệm hóa nhật cố 元代 僧人 功德碑 香炉とお香 nom Buffet chay không cần son phấn khong nen dat tre em vao duong cung ส วรรณสามชาดก 陈光别居士 chuyện vàng mã theo quan điểm phật giáo Rắn thần Naga trong văn hóa Phật giáo 二哥丰功效 浄土宗 2006 お位牌とは おりん 木魚のお取り寄せ 25 loi phat day lam thay doi cuoc doi 蒋川鸣孔盈 thơm Từ dÑi 経å