Phật giáo lần đầu tiên được truyền vào đất Nhật có lẽ vào khoảng thế kỷ thứ 6 khi Seongwang Thánh Minh Vương, trị vì 523 554 nước Paekche Bách Tế, tiếng Nhật là Kudara, nay thuộc miền Tây Nam bán đảo Triều Tiên đem tặng Thiên hoàng Kinmei Khâm Minh,
Lịch sử thiền tông Nhật Bản - Chương 1

Phật giáo lần đầu tiên được truyền vào đất Nhật có lẽ vào khoảng thế kỷ thứ 6 khi Seongwang (Thánh Minh Vương, trị vì 523-554) nước Paekche (Bách Tế, tiếng Nhật là Kudara, nay thuộc miền Tây Nam bán đảo Triều Tiên) đem tặng Thiên hoàng Kinmei (Khâm Minh, thiên hoàng thứ 29, trị vì 539-571) tượng Phật và kinh sách.

Tiết 1

TÌNH TRẠNG TRƯỚC THỜI NARA

 

Thiền vào thời đại Asuka (cuối thế kỷ thứ 6 - tiền bán thế kỷ 7) và Hakuhô (hậu bán thế kỷ 7 - đầu thế kỷ 8)

Phật giáo lần đầu tiên được truyền vào đất Nhật có lẽ vào khoảng thế kỷ thứ 6 khi Seongwang (Thánh Minh Vương, trị vì 523-554) nước Paekche (Bách Tế, tiếng Nhật là Kudara, nay thuộc miền Tây Nam bán đảo Triều Tiên) [1] đem tặng Thiên hoàng Kinmei (Khâm Minh, thiên hoàng thứ 29, trị vì 539-571) tượng Phật và kinh sách. Sau đó, giữa hai nhóm quí tộc Nhật Bản là Soga và Mononobe [2] xảy ra một cuộc tranh chấp chung quanh vấn đề có nên tiếp nhận Phật giáo hay không. Họ Mononobe cho rằng nếu thờ Phật thì các thần sở tại sẽ nổi giận và gây tai ách cho dân chúng.Thế nhưng lập luận ấy bị đánh đổ, họ Soga sùng Phật đã chiến thắng rồi nhân đó, Soga Umako (? - 626) và thái tử Shôtoku (Thánh Đức, 574-622, giữ chức nhiếp chính 593-622), đồng minh của ông, đã nắm trọn vẹn chính quyền trong triều đình của người cô thái tử là nữ Thiên Hoàng Suiko (Suy Cổ, thứ 33, trị vì 592-628). Năm 594, nữ thiên hoàng giáng chiếu "hưng long Tam Bảo", đề cao Phật, Pháp, Tăng, xem Phật giáo đồng nghĩa với thể chế nhà nước. Lại nữa, từ thời kỳ này (năm 600), Nhật Bản bắt đầu gửi sứ giả sang nhà Tùy, gọi là kenzuishi (khiển Tùy sứ). Các người như Sôbin (Tăng Mân) khi từ Trung Quốc trở về (năm 632) đã trực tiếp du nhập văn hóa Phật giáo từ đại lục.

Thời đại này có tên là Asuka vì triều đình đóng đô ở Asuka, một vùng trong thung lũng Nara, suốt trên một trăm năm.Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho biết lúc đó Thiền đã vào đất Nhật. Bấy giờ, bên Trung Quốc nhằm buổi giao thời từ nhà Tùy (589-618) sang nhà Đường (618-907), nếu nhìn vào hệ phổ Thiền Tông thì đúng vào đời của Tam tổ Tăng Xán nghĩa là giai đoạn mà hoạt động của các thiền tăng được chép lại mù mờ nhất.

Tiếp đến, hai nhân vật khác là Nakatomi no Katamari (614-669) và hoàng tử Nakanoôe (sẽ là Thiên hoàng Tenji, Thiên Trí, thứ 38, trị vì 668-671) lại đứng lên đánh đuổi họ Soga (sử xem họ Soga có gốc gác Triều Tiên) và làm lên cuộc cải cách năm Taika (Taika no kakushin, 645). Thế rồi, sau cuộc biến loạn năm Nhâm Thân (Jinshin no ran, 672-673) lại đến đời Thiên hoàng Tenmu (Thiên Vũ, thứ 40, trị vì 673-686) và đời bà vợ góa của ông là nữ Thiên hoàng Jitô (Trì Thống, thứ 41,trị vì 690-697). Họ mô phỏng Trung Quốc, thiết lập một chính quyền trung ương dựa trên luật pháp và luật hành chánh (gọi là nhà nước luật-lệnh, ritsuryô kokka taisei), Phật giáo cũng phải đóng khung trong khuôn khổ pháp chế ấy. Phật giáo lẫn Thần đạo đều là bộ phận của một nguyên lý chung nhằm mục đích ủng hộ chính quyền. Sự có mặt của hai tôn giáo này được đánh giá cao, thế nhưng cùng lúc, họ phải tự đặt mình dưới sự chi phối của nhà nước.

Có thể nói Thiền vào đất Nhật là dưới thời Hakuhô (cuối thế kỷ thứ 7, đầu thế kỷ thứ 8, thời đại bắt đầu với hai thiên hoàng nói trên), lúc Nhật Bản tiếp nhận văn hóa xán lạn và thanh tân của thời Sơ Đường. Tăng Dôshô (Đạo Chiêu, 629-700, trở lại Nhật năm 660) đã mang nó theo. Cuốn lịch sử Thiền nhan đề Genkô Shakusho [3] do thiền sư Kokan Shiren (Hổ Quan Sư Luyện, 1278-1346) viết năm 1322 cho biết Dôshô đã theo học Pháp Tướng Tông với Huyền Trang Tam Tạng ( 602-664) cũng như học Thiền với Huệ Mãn (năm sinh năm mất không rõ), một người học trò đàn cháu (đồ tôn) của Nhị tổ Huệ Khả (năm sinh năm mất không rõ). Nếu bảo Dôshô là học trò của Huệ Mãn thì hãy còn không lấy gì làm chắc nhưng việc khi về nước, ông ta có xây một thiền viện ở Hôkôji (Pháp Hưng Tự) và truyền bá tư tưởng Thiền có lẽ dễ được chấp nhận hơn. Lại nữa, việc đệ tử của ông là Gyôki (Hành Cơ, 668-749) [4] làm nhiều công tác xã hội là điều đáng chú ý bởi vì hành động như Gyôki cũng là một cách áp dụng Thiền vào thực tế. Tuy vậy, công bình mà nói thì những điều dạy bảo của thầy trò Dôshô đã ảnh hưởng đến hệ tư tưởng Nhật Bản như thế nào, hầu như chưa ai biết rõ.

Thiền đã du nhập vào Nhật thời Nara như thế nào?

Năm 710, nữ thiên hoàng Gemmei (Nguyên Minh, thứ 43, 661-721, con gái thứ 4 Thiên hoàng Tenji) thiên đô về Heijôkyô ở Nara mở đầu cho một thời đại mới gọi là thời Nara (710-784). Cùng với việc thiên đô, bà liền thực hiện những công trình quan trọng như chuyển các chùa lớn ở Asuka như Daianji (Đại An Tự), Yakushiji (Dược Sư Tự), Gangôji (Nguyên Hưng Tự) về kinh đô mới.Tuy vậy, sự kiện đáng kể nhất trong giai đoạn này phải nói là sự nghiệp hoằng dương Phật pháp đại qui mô của Thiên hoàng Shô.mu (Thánh Vũ, thứ 45, 701-756, trị vì 724-749).

Shômu đã giáng chiếu thành lập các chùa gọi là kokubunji (quốc phân tự) [5] vào năm 741. Qua năm 743, ông lại hạ chiếu chỉ cho kiến tạo các tượng Phật cỡ lớn (daibutsu). Cứ mỗi koku (quốc = ngày xưa chỉ dùng để gọi một khu vực hành chính chứ không phải cả nước) lại lập một ngôi chùa nam và một ngôi chùa nữ (ni tự). Cấp trung ương thì có Tôdaiji (Đông Đại Tự) ở kinh đô Nara đóng vai trò chùa tổng quản (gọi làsôkokubunji). Như vậy, ông đã cụ thể hóa được những qui định về vai trò của Phật giáo như một thành tố của chính trị nhà nước trong xã hội luật lệnh nghĩa là có sứ mạng che chở (chingô = trấn hộ) cho quốc gia.

Thiên hoàng muốn đặt ra những giới luật nghiêm khắc để kiểm tra trình độ của tăng lữ, những người đang đảm nhận trọng trách điều hành Phật giáo của nhà nước, do đó phải đi mời những bậc thầy giỏi về giới luật đến dạy. Hai cao tăng Đạo Tuyền (702-760, đến Nhật năm 736) và Giám Chân (687-763, đến Nhật năm 753) nhân đó mới từ Trung Quốc qua. Giám Chân đã thành lập được một viện giới luật (năm 755) ở chùa Tôdaiji. Ngoài ra, nhiều du học sinh đã nhập Đường để cầu học, trong số đó có những người như Dôji (Đạo Từ, ? - 744, về nước năm 718) và Genbô (Huyền Phưởng, ? - 746, về nước năm 735)...Chính các thiên hoàng cũng khuyến khích học vấn cho nên những tông phái Phật giáo coi trọng giới luật như Tam Luận, Thành Thực, Pháp Tướng, Câu Xá, Hoa Nghiêm, Luật (gọi là Nam đô lục tông) thảy đều hưng thịnh.

Tuy vậy, việc quá thiên vị Phật giáo như thế lại mang đến nhiều hậu quả không tốt trong đó là việc xuống cấp về phẩm chất của giới tăng lữ.Ví dụ trường hợp quái tăng Dôkyô (Đạo Kính (?-772), được sự tín cẩn của nữ Thiên hoàng Kôken (Hiếu Khiêm, thứ 46, 718-770, trị vì 749-758), đã làm những chuyện không hay. [6] Ngoài ra, cùng với sự phổ cập của Phật giáo, người ta đã đem gắn vào trong hệ thống Phật giáo một số thần bản địa với tư cách là những vị thần hộ pháp (gohôshin) [7] . Đó là nguồn gốc của tư tưởng "gộp chung Thần Phật" (shinbutsu shuugô = Thần Phật tập hợp) về sau.

Khi đề cập đến cách thức tiếp nhận Thiền Tông vào thời Nara (710-784), ta không thể nào bỏ qua một sự kiện quan trọng, đó là việc thiền tăng Trung Quốc là Đạo Tuyền đã đến Nhật vào năm 736. Ông được mời từ bên nhà Đường qua để dạy giáo luật, còn trước cả danh tăng Giám Chân, nhưng thực ra, ông là một đệ tử của Phổ Tịch (651-739), người kế thừa chính thống của Thần Tú ( ? - 706), ông tổ của Thiền Bắc Tông.

Dấu vết của Đạo Tuyền để lại trên đất Nhật không còn lại bao nhiêu, chỉ biết ông có dựng thiền viện Daianji và viết Bonmo Kyôsho (Phạm Võng Kinh Sớ) để trình bày rõ ràng quan điểm về giới luật của ông. Việc ông thu nhận được một học trò giỏi là Gyôhyô (Hành Biểu, 722-797) cũng đáng chú ý. Như vậy ta có thể xem rằng tư tưởng của Đạo Tuyền là sự kết hợp giữa Thiền Bắc Tông và giới luật, nhưng chuyện này không lấy gì làm lạ bởi vì ở chùa Ngọc Tuyền (Kinh Châu, nơi Thần Tú trụ trì) người ta đã làm một việc giống như vậy nghĩa là tạo nên một hệ tư tưởng mang tên Ngọc Tuyền Thiên Thai (Đạo Tuyền rất tinh thông giáo lý Thiên Thai). Do đó, ta có thể suy luận rằng là một người bước ra từ trào lưu đó, Đạo Tuyền đã biết nương theo để gây dựng ra một lối suy nghĩ cho riêng mình.

Về sau, Đạo Tuyền lánh về Hisosanji (Tỉ Tô Sơn Tự) ở vùng Yoshino và dốc tâm tu Thiền, đã để lại ảnh hưởng cho lớp nhà tu lấy rừng núi làm nơi tu dưỡng. Gyôhyô cũng là một trong những người ấy. Một nhà tu nổi tiếng đã xuất hiện từ cửa của Gyôhyô, ấy là Saichô (Tối Trừng, 767-822).

Việc nhận định có một hệ phổ truyền từ Đạo Tuyền qua Gyôhyô đến Saichô là một điều rất quan trọng. Riêng Saichô thì ai nấy đều rõ, ông là khai tổ tông Tendai (Thiên Thai Nhật Bản). Tư tưởng "tứ chủng tương thừa" (shishusôjô) tức là thừa kế cùng một lúc bốn hệ tư tưởng Viên (Thiên Thai), Mật (Mật Giáo), Thiền (Thiền Tông), Giới (Đại Thừa Giới) của ông có lẽ đã bắt nguồn từ cơ sở tư tưởng Ngọc Tuyền Thiên Thai do Đạo Tuyền đem qua và truyền lại. Hơn nữa, tư tưởng này sẽ là động cơ giúp cho Thiền Tông được di chuyển dần dần qua Nhật vào thời Heian (Bình An, 794-1185) đến sau.

Lại nói về thời Nara thì tăng lữ thuộc Thiền Tông từ bên nhà Đường sang, ngoài Đạo Tuyền, không nghe nói đến ai khác nhưng thật ra, Thiền Tông du nhập vào đất Nhật không chỉ giới hạn qua sự trung gian của con người (thiền tăng) mà thôi. Biết bao nhiêu sứ giả được gửi sang nhà Đường (gọi là kentôshi = khiển Đường sứ) trở về nước đã mang theo sách vở và trong đó, dĩ nhiên có cả những trước tác liên quan đến Thiền Tông, lúc bấy giờ rất phồn thịnh ở Trung Quốc. Cũng có thể là những trước tác thuộc các bộ môn khác nhưng liên hệ mật thiết với Thiền Tông. Ngày nay ở Shôsôin (Chính Thương Viện) [8] chúng ta còn có thể thấy một số văn kiện chú thích kinh văn (gọi là "truyện") như sau:

1 - (Truyện) Lăng Già Kinh Sớ, 5 quyển, do Bồ Đề Đạt Ma soạn. 2 - (Truyện) Lăng Già Kinh Khoa Văn (hay Lăng Già Kinh Khai Đề Văn) 2 quyển, do Bồ Đề Đạt Ma soạn. 3 - (Truyện) Quan Thế Âm Kinh Tán, 1 quyển, do Kim Cương Tạng Bồ Tát soạn. 4 - (Truyện) Kim Cương Bát Nhã Kinh Chú, 1 quyển, Kim Cương Tạng Bồ Tát soạn.

Dĩ nhiên tên tuổi của các soạn giả đều là "giả thác" (bề ngoài) mà thôi nhưng nhìn qua tên tuổi các "soạn giả giả thác" đó cũng như nội dung các cuốn "truyện" nói trên, thì hầu như không còn gì để ngờ vực nữa, đây chính là sáng tác của giáo đoàn Thiền Tông buổi đầu. Có chăng chỉ là chút nghi vấn chung quanh việc ai đã mang nó về Nhật thôi. Theo Ômi no Mifune (Đạm Hải Tam Thuyền, 722-785), quí tộc và văn nhân thời Nara trong "Tống Giới Minh hòa thượng trạng" của ông, thì Kim Cương Bát Nhã Kinh Chú đã được Kashiwa no Omidaikyuu (Thiện Thần Đại Khâu, người sống giữa thế kỷ thứ 8) cùng với sứ bộ nhập Đường năm 752, khi về nước năm 753 đã mang theo nó cùng với tập Thích Ma Kha Diễn Luận [9] . Thế nhưng về 3 tập kia (Lăng Già Kinh Sớ, Lăng Già Kinh Khoa Văn, Quan Thế Âm Kinh Tán) thì không ai biết rõ. Theo văn thư thông tin của Shôsôin thì tổ bản của các bản ấy đều được bảo tồn trong một bộ sưu tập có tên là "Tây Trạch bản" (Nishizawa-ban) cho nên có thể phỏng đoán chúng đã được một nhân vật nào đó đem về cùng lúc. Nhân vật đó là ai thì không rõ nhưng xác xuất người ấy chính là Đạo Tuyền cũng rất lớn.

Ngoài ra trong trước tác của Saichô cũng đã nhắc đến nhiều các tên sách nhưng đáng kể hơn cả có lẽ là:

5 - Đàm Lâm Tập Nhị Nhập Tứ Hạnh Luận do Bồ Đề Đạt Ma soạn. Qua tính cách của sách ấy, có thể nghi rằng đây là trước tác mà Đạo Tuyền đã đem qua Nhật, truyền cho Gyôhô rồi đến Saichô. Trong Bodai Shingi Yômon (Bồ Đề Tâm Nghĩa Yếu Văn, 997), một quyển sách ra đời sau thời Saichô, tăng Genshin (Nguyên Tín, 942-1017) đã trích dẫn một trước tác khác đến từ Trung Quốc, đó là: 6 - Lăng Già Sư Tư Ký do Tịnh Giác (683-750?) soạn. Đây lại là một tác phẩm thuộc hệ Thiền Bắc Tông và có thể cũng đã đến Nhật theo lộ trình như trên.

Trong những tác phẩm trên đây, chỉ có Nhị Nhập Tứ Hạnh Luận dương như đã có trước khi pháp môn Đông Sơn thành hình, còn kỳ dư đều được xem là thuộc hệ Thiền Bắc Tông. Chúng không còn được bảo tồn nguyên vẹn và quả là đáng tiếc vì khi đọc, ta không sao nắm được đầy đủ nội dung. Dù thế nào đi nữa, điều chắc chắn là vào thời Nara, nghĩa là giữa thế kỹ thứ 8, ở Nhật đã sở hữu rất nhiều văn kiện liên quan đến Thiền Tông.

Vấn đề đặt ra ở đây là thời ấy, người trong nước đã tiếp nhận những văn kiện đó với thái độ nào. Về ba quyển Lăng Già Kinh Sớ, Lăng Già Kinh Khoa Văn và Quan Thế Âm Kinh Tán chẳng hạn, theo tài liệu của Shôsôin cho biết thì đã có nhiều lần chúng được cho mượn ra ngoài để người ta sao chép lại. Đặc biệt hai cuốn Lăng Già Kinh Sớ và Lăng Già Kinh Khoa Văn đã được một học tăng tên gọi Kyôrin (Giáo Luân) dùng như tài liệu tham khảo khi đi giảng về kinh Lăng Già. Thế nhưng, vấn đề là nội dung của những cuốn kinh ấy có ảnh hưởng đến mức độ nào đối với giới trí thức và tôn giáo đương thời thì hãy còn là nghi vấn. Lại nữa, theo Ômi no Mifune [10] , cuốn Kim Cương Bát Nhã Kinh Chú cũng từng bị người ta công kích, cho là vật ngụy tạo nên hầu như không ai đem ra sao chép. Còn Nhị Nhập Tứ Hạnh Luận và Lăng Gia Sư Tư Ký thì trước khi được Saichô và Genshin nhắc đến, không thấy ai sử dụng chúng bao giờ. Nói tóm lại, cho dù các truớc tác về Thiền có lưu truyền đây đó nhưng không thấy phong trào muốn tìm hiểu về chúng, ít nhất là người ta chưa hề nhận ra điều đó trong giới tăng lữ có học vấn. Thế nhưng, không thể vì vậy mà bảo rằng tư tưởng Thiền chẳng được ai quan tâm đến cả. Ta nhận ra sự chú ý về nó qua truyền thuyết ngọn núi Kataoka (Phiến Cương Sơn) chẳng hạn. Vì có mục đích thần thánh hóa Thái tử Shôtoku (574-622) cho nên người ta đã vẽ vời ra câu chuyện Thái tử đã gặp Đạt Ma trên núi đó.

Truyền thuyết về cuộc gặp gỡ trên núi Kataoka (Kataokayama)

Trong Nihonshoki tức Nhật Bản Thư Kỷ (720) phần nói về việc xảy ra năm thứ 21 đời nữ Thiên hoàng Suiko, có nhắc về Thái tử Shôtoku (cháu gọi bà bằng cô, giữ chức Nhiếp Chính):

1) Trong lúc Thái tử đi tuần thú ở núi Kataoka, đã gặp một người ngã gục bên đường, mới cho cơm ăn và áo mặc. 2) Ngày hôm sau, ông gửi sứ giả đến viếng thì thấy người ấy đã chết bèn lấy xác đem đi mai táng. 3) Thái tử thầm nghĩ đây là một nhân vật phi phàm nên lại cho sứ giả tới đào bới mộ lên xem thì thấy chỉ có manh áo là còn chứ người đã biến mất.

Câu chuyện này có lẽ lấy cảm hứng từ tư tưởng "thi giải" (chết không để lại xác) của Đạo giáo. Thế nhưng về sau, nó lại dẫn đến truyền thuyết Thái tử là kiếp sau của thiền sư Nam Nhạc Huệ Tư. Thuyết Thái tử Shôtoku là Nam Nhạc Huệ Tư (515-577) đầu thai đã được chép trong Enryaku Sôroku (Diên Lịch Tăng Lục, 788) của Shitaku (Tư Thác), một đệ tử của Giám Chân. Còn như thuyết kết hợp Nam Nhạc Huệ Tư với Bồ Đề Đạt Ma thì lại thấy chép trong Huệ Tư Thất Đại Ký (Bảy kiếp của Huệ Tư), theo đó, Đạt Ma khuyên Huệ Tư nên thác sinh về vùng Hải Đông (Triều Tiên-Nhật Bản). Học trò của Saichô là Kôtei (Quang Định, 779-858) trong Truyền Thuật Nhất Tâm Giới Văn đã nêu ra và sau đó, truyền kỳ ấy được phổ biến khắp nơi qua tác phẩm Shôtokutaishi Denryaku (Thánh Đức Thái Tử Truyền Lịch, 917). Tóm lại, theo chuyện đó thì Thái tử Shôtoku, người đi tuần thú ở núi Kataoka chính là thiền sư Nam Nhạc Huệ Tư, còn người ngã gục bên đường là Đạt Ma hóa thân. Bởi trước kia có lúc Đạt Ma khuyên Huệ Tư thác sinh về Nhật Bản nên đây là cuộc hội ngộ lần thứ hai giữa hai người.

Chuyện này mới xem ra thì thấy kỳ quái nhưng thật tình nó không khác truyền thuyết ở Trung Quốc trong Truyền Pháp Bảo Ký (khoảng năm 720) nói rằng khi Đạt Ma chết và được đem chôn, lúc đào mồ lên chỉ thấy một chiếc dép cỏ (chích lý) chứ trong áo quan chẳng có người (Chích lý qui thiên thuyết thoại - Truyện chân mang một chiếc dép về nước - về trời). Có lẽ vì Saichô ghi lại câu chuyện đó trong Naishô Buppô Sôjô Ukechimyaku Fu narabini Jo (Nội Chứng Phật Pháp Tương Thừa Huyết Mạch Phổ Bình Tự) tức là sách nói về việc tiếp nhận mối đạo cho nên về sau người ta mới dựa vào để tạo ra câu chuyện gặp gỡ giữa Đạt Ma và Shôtoku ở núi Kataoka. Truyện về Đạt Ma sau đó còn thấy trong các tác phẩm văn học Nhật khác như Konjaku Monogatari (Kim Tích Vật Ngữ, tiền bán thế kỷ 12) và Kikigaki-shuu (Văn Thư Tập, cùng thời đại). Chúng cũng đều dựa trên tác phẩm nói trên của Saichô như một điểm xuất phát.

Truyền thuyết kia cho ta thấy tự thời Nara, người ta đã chú ý đến nhân vật Bồ Đề Đạt Ma, nhưng họ chỉ chú trọng đến ông vì lý do tôn giáo nghĩa là nhân cách siêu việt chứ không phải tư tưởng của ông. Tuy vậy, đến đời Kamakura, khi Thiền Tông đã xác định được chỗ đứng ở Nhật thì như Koken Shiren (Hổ Quan Sư Luyện, 1278-1346) đã viết trong Genkô Shakusho (Nguyên Hưởng Thích Thư, 1322), truyền thuyết cuộc gặp gỡ ở núi Kataoka sở dĩ có chỉ vì người thời ấy muốn nhấn mạnh quyền uy của Thiền, cho rằng mối quan hệ không thể nào bình đẳng giữa Thiền và Nhật Bản . Vì lý do đó, đến đời Edo, thuyết này đã bị các Nho gia như Hayashi Razan (Lâm, La Sơn, 1583-1657) lên tiếng chỉ trích và ba thiền sư là Mangen Shiman (Vạn Nguyên Sư Man, 1626-1710), Manzan Dôhaku (Vạn Sơn Đạo Bạch, 1636-1715), Menzan Zuihô (Diện Sơn Thụy Phương, 1683-1769) phản công lại. 
 

Tiết 2
SỰ TIẾP THU THIỀN VÀO THỜI HEIAN

Thiên đô về Heian và sự hình thành của văn hóa quốc phong

Năm 784, Thiên hoàng Kanmu (Hoàn Vũ, thứ 50, trị vì 781-806) vì muốn cải cách chính trị nên mới thiên đô về vùng Nagaoka nhưng việc kiến tạo cung điện không tiến hành như ý, đến năm 794, lại thiên đô một lần nữa về Heiankyô (Bình An kinh), mở màn cho thời đại Heian (794-1192).

Sau khi thiên đô xong, thiên hoàng đặt ra những chế độ như kageyushi (kiểm tra việc bàn giao giữa người cai trị tiền nhiệm và hậu nhiệm) vàkondei (thành lập lực lượng hương dõng địa phương) nhằm cải cách để khơi ra lối thoát cho chế độ luật lệnh đã bị tắc nghẽn.Ông cũng muốn đề phòng Phật giáo nhảy vào chính trị cho nên không cho phép dời đền chùa ở thủ đô phía nam (ám chỉ Nara) về kinh đô mới Heian. Tuy nhiên ông lại kính trọng hai vị cao tăng mới từ bên nhà Đường trở về là Saichô và Kuukai (Không Hải, 774-835), muốn dùng giáo lý Thiên Thai và Chân Ngôn do họ đem từ Trung Quốc sang để làm nguyên tắc chỉ đạo cho thời đại mới. Chính sách ấy đã được những Thiên Hoàng về sau như Heizei (Bình Thành, thứ 51, trị vì 806-809) và Saga (Tha Nga, thứ 52, trị vì 809-823), thừa kế và định hướng.

Fujiwara no Fuyutsugu (Đằng Nguyên Đông Tự, 775-826) được sự tín nhiệm của Thiên hoàng Saga, trở thành ngoại thích của Thiên hoàng Ninmyô (Nhân Minh, thứ 54, trị vì 833-850). Sau đó họ Fujiwara dùng mưu lược lần lượt đánh bật khỏi chính trường các địch thủ như Tomo no Yoshio, (811-868, mất chức năm 866), Sugawara no Michizane (Quản Nguyên Đạo Chân, 845-903, mất chức năm 901) và Minamoto no Takaaki (914-982, mất chức năm 969) và củng cố vai trò họ ngoại các thiên hoàng. Dần dần họ độc chiếm vai trò sesshô (nhiếp chính) vàkampaku (quan bạch) tức là đại thần đứng đầu triều có quyền nghe lời tâu thay vua. Họ lại gồm thu hết các shôen (trang viên hay thực ấp, lãnh địa của quí tộc), làm cho chế độ luật lệnh đi vào ngõ cụt. Thế nhưng riêng cánh nhà Fujiwara thì nhờ chiếm hữu nhiều trang viên đã trở nên cực kỳ giàu sang. Đặc biệt Michinaga (Đạo Trường, 966-1027) và Yorimichi (Lại Thông, 992-1074) là hai quyền thần đã đánh dấu thời đại toàn thịnh của chế độ sekkan, tên tắt của hai chức sesshô và kampaku.

Trong thời kỳ này, lâu lâu vẫn có những sứ bộ được gửi sang nhà Đường. Hoạt động của các học tăng đi theo họ qua bên đó (nhập Đường tăng) rất đáng kể. Cho đến khi Hoàng Sào nổi loạn (875-884) làm cho vương triều nhà Đường suy vi thì theo lời tâu của Sugawara no Michizane (845-903), năm 894, triều đình Nhật Bản mới quyết định đình chỉ các chuyến đi goi là kentôshi (khiển Đường sứ) này. Tuy vậy liên hệ giữa hai nước vẫn được các thương nhân và thường dân duy trì. Các sách vở kinh văn vẫn được tiếp tục mang sang Nhật và được họ trân trọng nhưng ở Trung Quốc, tình hình hỗn loạn quốc nội thời Ngũ Đại Thập Quốc (907-960) đã làm cho chuyện đi lại của giới tăng lữ dần dần thưa thớt.

Song song với những sự kiện kể trên, vào thời này, ở Nhật, người trong nước đã tiếp thu và đồng hóa được văn hóa nhà Đường để có bản sắc dân tộc riêng. Họ trở nên tinh tế. điêu luyện hơn trong cảm xúc và ý thức thẫm mỹ. Thơ waka và dòng văn học cung đình do phụ nữ chủ đạo đã chứng minh có sự hiện hữu của một nền văn hóa nước nhà gọi là "quốc phong". Những tác phẩm như "Tuyển tập thơ Waka xưa nay" (Kokin Wakashuu = Cổ Kim Hòa Ca Tập, 905), soạn theo sắc chiếu đầu tiên, tập tiểu thuyết trường thiên "Truyện Genji" (Genji Monogatari = Nguyên Thị Vật Ngữ, đầu thế kỷ 11) của bà Murasaki Shikibu (Tử, Thức Bộ, thế kỷ 10-11), tập tùy bút "Ghi nhanh bên gối" (Makura no Sôshi (Chẩm Thảo Tử, khoảng năm 1000) của bà Sei Shônagon (Thanh, Thiếu Nạp Ngôn, thế kỷ 10-11) xuất hiện lúc đó là những tác phẩm văn học vô cùng quan trọng.

Đối với giới quí tộc thời Heian, việc cầu đảo khấn nguyện thần thánh (kajikitô =gia trì kỳ đảo) được coi trọng, ngay trong giáo phái Tendai, tỷ lệ của ảnh hưởng của Mật Giáo [11] càng ngày càng lớn. Lại nữa, trong một thời đại nhiều tai ách và đầy dẫy vấn đề trị an như thế, tư tưởng mạt pháp (tận thế), trọng tâm của Tịnh Độ Tông, cũng được truyền bá rộng rãi. Điều đó giải thích sự xuất hiện của các tác phẩm nói về sự cứu rỗi và kiếp sống an lành ở cõi Tây Phương trong một đời sau như Ôjô Yôshuu (Vãng Sinh Yếu Tập, 985) của tăng Genshin và "Ghi chép những câu chuyện vãng sinh về Tây Phương ở Nhật" (Nihon Ôjô Gokurakuki = Nhật Bản Vãng Sinh Cực Lạc Ký, cuối thế kỷ thứ 10) của văn nhân Yoshishige Yasutane (Khánh Từ Bảo Dận, ? - 1002). Thế nhưng sau khi nhà Tống tái thống nhất Trung Quốc (năm 960), hai tăng sĩ Nhật Bản là Chônen (Điệu Nhiên) và Jôjin (Thành Tầm, 1011-81) đã nhập Tống, sự giao lưu giữa hai nước bắt đầu rộn rịp trở lại. Rồi nhân đó, những hiểu biết mới và cách nhìn mới về đạo Phật đã được truyền từ Trung Quốc sang.

Quyền thi hành chính trị kiểu sekkan (đã nói ở trên) của dòng họ đại quí tộc Fujiwara đi đến chỗ cáo chung dưới triều Thiên hoàng Go-Sanjô (Hậu Tam Điều, thứ 71, trị vì 1068-1072). Sau đó là thời "viện chính" (insei) [12] tức là chế độ chính trị của các cựu hoàng trên danh nghĩa đã nhường ngôi cho người khác những vẫn lập một "chính phủ riêng" (viện sảnh), đứng đằng sau giật giây. Sau thời cựu hoàng Shirakawa (Bạch Hà, thứ 72, trị vì 1072-86, viện chính 1086-1129) là các viện chính liên tục của cựu hoàng Toba (Điểu Vũ, thứ 74, viện chính 1129-1156 ), Go-Shirakawa (Hậu-Bạch Hà, thứ 77, viện chính 1158-92). Chế độ viện chính đã dựa trên các giai cấp quí tộc hạng trung trở xuống và giới "võ sĩ" (samurai) tân hưng như hai họ Minamoto (Nguyên) và Taira (Bình) để duy trì chính quyền. Thế nhưng qua hai cuộc binh biến gọi là loạn năm Hogen (1156) và Heiji (1159), giới võ sĩ càng lấn lướt. Thủ lãnh nhà Taira là Taira no Kiyomori (Bình, Thanh Thịnh, 1118-81) đã nắm chức daijôdaijin (thái chính đại thần) quyền cao cực phẩm. Sau khi đập tan âm mưu đảo chánh hồi loan của Thiên hoàng Go-Shirakawa và bắt giam ông rồi, quyền lực của họ Taira đã đạt đến đỉnh cao nhất.

Trong thời viện chính tư tưởng của phái Tendai mà cứ điểm là chùa trên ngọn Hieizan được đề cao hơn cả. Phái này khẳng định "Thiên Thai bản giác tư tưởng", xem hiện thực tự thể nó đã là biểu hiện của giác ngộ. Có thể nói quan điểm này bắt nguồn từ tư tưởng Như Lai Tạng [13]nhưng về sau nó không chỉ dừng lại ở lý thuyết nhà Phật mà còn ảnh hưởng đến toàn thể văn hóa Nhật Bản nói chung.

Phương pháp tu Thiền của tăng Saichô (Tối Trừng)

Khi bàn về sự tiếp nhận giáo lý Thiền Tông của người thời Heian, trước tiên phải nói đến khả năng thừa kế tư tưởng Ngưu Đầu Tông của Saichô. Như đã nói, Saichô đã được Gyôhyô truyền cho Thiền Bắc Tông, thế nhưng theo tác phẩm Naishô Buppô Sôjô Ukechimyaku Fu narabini Jo (Nội Chứng Phật Pháp Tương Thừa Huyết Mạch Phổ Bình Tự) của chính Saichô thì sau khi ông nhập Đường, vào chùa Zenrinji (Thiền Lâm Tự) trên núi Tendai ngày 13 tháng 10 năm 804 thì đã được tăng Thúc (?) Nhiên (năm sinh và mất không rõ) truyền cho những văn kiện liên quan đến việc "phó pháp" của Ngưu Đầu Tông. Sau khi về nước, ông đã cất giữ nó ở núi Hieizan. Ngoài ra, trên thực tế, trong các mục lục về sau như Esshuu-roku (Việt Châu Lục) khi kể ra các kinh sách Saichô tàng trữ có thấy rất nhiều kinh điển liên hệ đến Thiền Tông.

Trước hết, kinh điển có thể xem như có liên quan đến Ngưu Đầu Tông là những sách như sau:

1) Vô Sinh Nghĩa do Phật Quật Duy Tắc soạn. 2) (Truyện) Pháp Hoa Kinh Danh Tướng do Ngưu Đầu Pháp Dung soạn. 3) (Truyện) Tuyệt Quán Luận do Ngưu Đầu Pháp Dung soạn. 4) Đao Đề Ca không rõ ai soạn.

Cũng trong Esshu-roku - như sẽ trình bày dưới đây - còn thấy cả kinh sách xem như không thuộc Ngưu Đầu Tông, nên khó lòng quả quyết rằng ông chỉ nhận ảnh hưởng giáo lý ở mỗi tông Ngưu Đầu:

5) (Truyện) Quán Tâm Luận do Thần Tú soạn (Bắc Tông). 6) Tào Khê Đại Sư Truyện không rõ ai soạn (Nam Tông) 7) Tây Quốc Phật Tổ Đại Đại Tương Thừa Truyền Pháp Ký (Nam Tông). 8) Đạt Ma Hệ Đồ không rõ ai soạn (Nam Tông). 9) (Truyện) Phó Đại Sư Hoàn Thi Thập Nhị Thủ do Phó Hấp soạn (không rõ tông phái). 10) (Truyện) Song Lâm Đại Sĩ Tập do Phó Hấp soạn (không rõ tông phái)

Trong những tác phẩm này thì Vô Sinh Nghĩa đã từng được Saichô dùng để dẫn chứng trong tác phẩm của ông. Ông cũng đã nhắc tới cả văn kiện gọi là "phó pháp giản tử" dùng để truyền thừa đạo thống, các bia văn liên quan đến Đạt Ma, Huệ Khả và Đạo Tín nữa.

Sở dĩ Saichô thu thập sách vở nhà thiền nhiều đến như vậy có lẽ vì ông coi, như chúng ta đã có lần bàn đến, Thiền Tông là một trong bốn loại giáo lý có ảnh hưởng hổ tương mà người đi tu cần có. Ông gọi là "tứ chủng tương thừa". Nhưng thử hỏi tại sao Thiền lại quan trọng đối với ông như thế? Có thể giải thích rằng yếu tố Như Lai Tạng tức Phật tính hàm chứa ở trong Thiền có liên quan đến tư tưởng "nhất tâm thừa" của kinh Pháp Hoa va "nhất tâm giới" của kinh Phạm Võng, là hai yếu tố tạo nên cơ sở chủ trương của Saichô. Đó là tư tưởng gắn bó trực tiếp với sự thiết lập một giới đàn Đại Thừa, mục đích mà ông suốt đời đeo đuổi.

Tinh thần của Saichô đã được thừa kế đến mức độ nào hãy còn là một câu hỏi nhưng ta có thể suy luận một cách dễ dàng rằng cách Saichô đánh giá vị trí của Thiền Tông có ảnh hưởng đến việc các tăng sĩ Nhật Bản, đa số là người phái Thiên Thai, sau khi du học bên nhà Đường, sẽ mang những sách vở gì về nước. Cần phải nói thêm là từ thời Kamakura (1185-1333) trở đi, trong đám tăng lữ truyền bá Thiền Trung Quốc ở Nhật, con số những kẻ đã từng theo học tông Thiên Thai không phải là ít.

Nhập Đường Bát Gia và những văn kiện họ mang về

Tình trạng du nhập kinh sách Thiền Tông kể từ sau thời Saichô bởi nhóm tăng lữ Thiên Thai và Chân Ngôn có tên chung là "nhập Đường bát gia" tức tám học tăng vào đất Đường, đã được biết đến nhờ những thông tin chép trong Tương Lai Mục Lục tức mục lục thiền tịch mang về nước (tương lai = mang về).Sau đây ta có thể đưa ra một số tên, trong dấu ngoặc là tên người đã mang những kinh điển ấy về.

Trước tiên là những cuốn liên quan đến Hà Trạch Tông:

1) Bồ Đề Đạt Ma Nam Tông Định Thị Phi Luận, Thần Hội soạn (do Engyô = Viên Hành đem về). 2) Nam Dương Hòa Thượng Vấn Đáp Tạp Trưng Nghĩa, Thần Hội soạn (Ennin = Viên Nhân, Enchin =Viên Trân đem về) 3) Hà Trạch Hòa Thượng Thiền Yếu, Thần Hội soạn ( Enchin) 4) (Truyện) Tào Khê Sơn Đệ Lục Tổ Huệ Năng Đại Sư Thuyết Kiến Tính Đốn Giáo Trực Liễu Thành Phật Quyết Định Vô Nghi Pháp Bảo Ký Đàn Kinh, Huệ Năng soạn, Pháp Hải tập hợp (Ennin, Enchin). 5) (Truyện) Năng Đại Sư Kim Cương Bát Nhã Kinh Quyết, Huệ Năng soạn (Enchin). (Đây không hiểu có phải là cuốn Kim Cương Kinh Giải Nghĩa chăng?) . 6) Tây Quốc Phật Tổ Đại Đại Tương Thừa Truyền Pháp Ký, không rõ soạn giả (Eun = Huệ Vận). 7) Đạt Ma Tông Hệ Đồ, không rõ soạn giả (Enchin) (Có phải đây chính là Đạt Ma Hệ Đồ mà Saichô mang về nước không?). Sau đến các tác phẩm liên quan sâu xa đến Hồng Châu Tông và các hệ phái cùng một gốc với nó: 8) Bảo Lâm Truyện , Linh Triệt soạn (đề tựa?) (Ennin). 9) Bách Trượng Sơn Hòa Thượng Yếu Quyết, Hoài Hải (?) soạn (Enchin). 10) Truyền Pháp Đường Bi, Bạch Cư Dị soạn (Enchin). 11) (Truyện) Nam Dương Trung Hòa Thượng Ngôn Giáo, Huệ Trung soạn (Enchin). 12) Tào Khê Thiền Sư Chứng Đạo Ca, Chân Giác soạn (Ennin). 13) Tối Thượng Thừa Phật Tính Ca, Chân Giác soạn (Ennin). 14) Vĩnh Gia Giác Đại Sư Tập, Chân Giác soạn (Enchin). Những tác phẩm kể ra dưới đây cũng có thể phỏng đoán được là có liên quan đến Thiền Tông, chỉ có hệ phái là không rõ: 15) (Truyện) Duy Tâm Quán, Bồ Đề Đạt Ma soạn (Ennin). 16) (Truyện) Đạt Ma Hòa Thượng Ngộ Tính Luận, Bồ Đề Đạt Ma soạn (Enchin). 17) (Truyện) Lục Tổ Hòa Thượng Quán Tâm Kệ, Huệ Năng soạn (Enchin). 18) Thừa Lăng Già Chính Tông Quyết, không rõ soạn giả (Ennin). 19) Biện Thiền Kiến Giải Tà Chính Luận, không rõ soạn giả (Eun). 20) Tây Quốc Phó Pháp Tạng Truyền, không rõ soạn giả (Ennin). (Không biết có phải là 6) Tây Quốc Phật Tổ Đại Đại Tương Thừa Truyền Pháp Ký hay không? bởi vì Saichô có lần gọi quyển số 6 ấy là Tây Quốc Phó Pháp Ký). 21) Thiền Tông Mạch Truyền, không rõ soạn giả (Eun). 22) Sư Tư Tương Thụ Pháp Truyền, không rõ soạn giả (Eun). 23) Thiền Môn Thất Tổ Hành Trạng Bi Minh, không rõ soạn giả (Enchin).

Như thế, thiền tịch đủ loại đã dược các học tăng Engyô (Viên Hành, 799-852, tăng Chân Ngôn, nhập Đường 838-839), Ennin (Viên Nhân, 794-864, tăng Thiên Thai, nhập Đường 838-847) [14] , Eun (Huệ Vận, 798-869, tăng Chân Ngôn, nhập Đường 842-847), Enchin (Viên Trân, 814-891, tăng Thiên Thai, nhập Đường 853-858) ... truyền đến Nhật. Thế nhưng việc chúng đã được tông Thiên Thai và các tông sử dụng như thế nào thì hãy còn chưa biết.

Godaiin Annen (Ngũ Đại Viện An Nhiên) [15] (năm sinh năm mất không rõ) trong "Tranh cãi về giáo lý" (Kyôjijô = Giáo Thì Tranh) và Luận về tranh cãi giáo lý" (Kyôjijôron = Giáo Thì Tranh Luận), hai cuốn sách phê bình về giáo lý mà ông soạn, khi nói đến Thiền Tông, có dẫn ra tên Bảo Lâm Truyện và Đại Đường Song Phong Sơn Thiền Môn Phó Pháp (chưa rõ nội dung). Đặc biệt trong Kyôjijô, khi luận về những chỗ sâu xa và nông cạn của giáo lý nhà Phật, Annen (An Nhiên) có định vị trí cao hạ của các tông phái như sau: 1) Chân Ngôn, 2) Phật Tâm (Thiền), 3) Pháp Hoa, 4) Hoa Nghiêm, 5) Tam Luận, 6) Pháp Tướng. Từ đó suy ra ta thấy sự quan tâm của người thời Heian đối với Thiền Tông lên rất cao. Tuy nhiên, có lẽ lối đánh giá ấy chỉ có nơi Annen chứ nói chung, người đương thời coi trọng Mật Giáo và Thiên Thai Tông hơn Thiền nhiều. Có thể nói rằng sau khi Saichô mất, tông Thiên Thai (Tendai) trên mặt hình thức chỉ thu nhận Thiền như một thành tố trong "tứ chủng tương thừa" mà thôi.

Nghĩa Không và Nôkô (Năng Quang)

Trong giai đoạn trước và sau phong trào "nhập Đường cầu pháp" của những tăng sĩ nói trên, lòng nhiệt thành của các thiền tăng giữa hai nước có thể tóm tắt qua hoạt động của tăng Trung Quốc đến Nhật là Nghĩa Không (Gikuu, năm sinh và mất không rõ) và tăng Nhật Bản nhập Đường là Gaoku Nôkô (Ngõa Ốc Năng Quang, ? - 933).

Dường như tăng Nghĩa Không đến Nhật là do lời mời của Hoàng hậu Danrin (Đàn Lâm, tên con gái là Tachibana Kachiko), vợ Thiên hoàng Saga, thông qua sứ giả của bà, tăng Egaku (Huệ Ngạc, người sống giữa thế kỷ thứ 9). Nghĩa Không đến Nhật khoảng năm Jôwa (834-848) không cách thời gian Ennin từ bên đó về nước (847) bao nhiêu. Nghĩa Không là đệ tử của Diêm Quan Tế An (? -842) theo hệ phổ:

Mã Tổ Đạo Nhất (709-788) -> Diêm Quan Tế An -> Nghĩa Không.

Nghĩa là ông có gốc gác sơ truyền của Nam Tông và sơ truyền của phái Hồng Châu.

Hoàng hậu mời ông khai sơn Danrinji (Đàn Lâm Tự). Bà dốc lòng tu hành dưới sự chỉ dạy của ông. Thế nhưng dường như thấy người đương thời chưa biết tiếp thu giáo lý như ý ông muốn, vài năm sau, Nghĩa Không đã bỏ về Trung Quốc. Có thể nói lúc đó đất Nhật chưa hội đủ điều kiện để đón nhận Thiền Tông một cách hoàn toàn. Nghe nói ông có để lại một đệ tử tên gọi Gensho (Nguyên Tư) nhưng không ai rõ về hành trạng của ông này.

Còn Gaoku Nôkô nhập Đường lúc nào thì không thấy nói, chỉ biết ông đã trở thành pháp tự của Động Sơn Lương Giới (807-869) cho nên có thể bảo ông nhập Đường cùng với khoảng thời gian khi Nghĩa Không qua Nhật. Sau ông chết ở Trung Quốc cho nên không có ảnh hưởng gì đến hệ tư tưởng của Nhật Bản. Một là ông không có ý muốn về nước nữa, hoặc giả không mấy tin tưởng vào sự tiếp nhận Thiền Tông của đồng bào nình?

Nhà Tống kiến quốc. Giao lưu Trung Nhật gia tăng

Năm 906, nhà Tống dựng nước. Tình hình ổn định xong, sự giao lưu giữa các tăng lữ Trung-Nhật lại được phát động mạnh trở lại. Đường hướng tu học mới bên nhà Tống đã được truyền đến Nhật. Tăng phái Tam Luận là Chônen (Điệu Nhiên, ? - 1016, nhập Tống 983-986) sau khi về nước, đã tường thuật tình hình bên ấy, đề cao Thiền Tông nhà Tống với triều đình. Lúc đó, ở Trung Quốc, đó là thời kỳ của những đại sư như Thủ Sơn Tỉnh Niệm (926-993), Động Sơn Thủ Sơ (910-990), Hương Lâm Trừng Viễn (908-987)...các tông Lâm Tế và Vân Môn đang trên đường hưng thịnh cho nên hành động của Chô.nen chỉ phản ánh lại những điều mắt thấy tai nghe mà thôi.

Lại nữa, trong thời chính trị viện sảnh, tăng phái Tendai là Kakua (Giác A, 1143-82) lần đầu tiên đã truyền Thiền nhà Tống về nước. Ông nhập Tống năm 1171, nối pháp tự Hạt Đường Huệ Viễn, một đệ tử của Viên Ngộ Khắc Cần (1063-1135). Sau khi trở lại Nhật (1175), ông lên Hieizan [16] tu hành. Theo quyển đăng sử Genkô Shakusho (1322) của thiền sư Kokan Shiren thì khi Thiên hoàng Takakura (Cao Thương, thứ 80, trị vì 1168-80) hỏi đạo, Kakua chỉ trả lời bằng cách thổi một điệu sáo. Sau đó, không nghe tác giả kể tiếp chuyện gì xảy ra. 
 

Tiết 3
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC TIẾP NHẬN THIỀN TRƯỚC THỜI HEIAN

Qua thông tin trong tiết trên, ta đã biết đại khái việc người Nhật trước thời Heian đã tiếp nhận Thiền Tông Trung Quốc ra sao. Thế nhưng cách tiếp nhận của họ trong giai đoạn này có sự dị biệt với cách tiếp nhận của người thời Kamakura (1185 -1333). Đặc điểm của nó là tính cách ngẫu nhiên và thụ động.

Trước tiên, nếu nhìn lại thời Nara, ta thấy việc Đạo Tuyền được mời sang Nhật hoàn toàn không có nghĩa là Thiền Tông sẽ theo gót ông mà đến nước này. Hơn nữa, dù ông có mang qua một số sách vở nói về Thiền thì cũng vì nó là một bộ phận của "tứ chủng tương thừa" trong giáo lý Thiên Thai của Nhật Bản mà thôi. Mặt khác, tư tưởng Thiền cũng chỉ nằm rải rác trong những điển tịch Phật giáo nói chung đang lưu hành bên nhà Đường và được mang sang. Nói tóm lại, không có thể nào xem người thời có ý thức rằng họ đang đón nhận Thiền như một luồng tư tưởng mới.

Nói chung, người thời Nara khi đọc các sách về Thiền có lẽ chỉ xem như mình đang đọc sách nói về giáo lý thông thường. Trong những văn kiện Thiền Tông truyền lại từ đời đó, tác phẩm được đọc một cách khác thường có thể là Lăng Già Kinh Sớ và Lăng Già Kinh Khoa Văn, hai quyển sách chú thích, nhưng đối với Thiền Tông đời sau, đó là hai tác phẩm chẳng có gì dính dáng gì đến tư tưởng của họ nữa. Người đương thời nếu đọc thì chắc vì mong rằng nhờ tham khảo hai quyển ấy mà hiểu được ý nghĩa của Lăng Già Kinh thôi.

Thế nhưng, việc những người có cơ hội đi lại quen biết với Đạo Tuyền và qua thực tế đó mà hiểu về Thiền, là điều ta có thể tưởng tượng dễ dàng. Thế rồi, trong đám ấy đã xuất hiện một nhân vật tên là Saichô (Tối Trừng). Vì thế, có lẽ đối với Saichô, Thiền là cái gì cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, những người thừa kế ông đã hiểu về Thiền đến mức độ nào thì vẫn là điều đáng hồ nghi. Qua hành động của Nghĩa Không (bỏ về Trung Quốc) và Gaoku Nôkô (ở lại Trung Quốc không về Nhật) thì ta có thể đặt câu hỏi phải chăng người Nhật vào thời kỳ ấy hãy còn chưa sẳn sàng để tiếp nhận Thiền Tông. Có lẽ Saichô, như một ngoại lệ, là người duy nhất vào thời đó biết tiếp nhận sự hiện hữu của Thiền.

Thế nhưng trong thời kỳ chính trị viện sảnh, thế lực của giới võ sĩ trở nên mạnh mẻ. Khi tiếng vó ngựa chiến nghe rầm rập trên đường về phía kinh đô trong những năm loạn lạc, con người dù muốn hay không cũng bị bắt buộc trực diện với sự sống còn của mình. Và đây là lần đầu tiên, Thiền đã hiện ra trước mắt mọi người với ý nghĩa đích thực xưa nay của nó. Hành động có thiền vị của Kakua (thổi một điệu sáo thay vì trả lời) đã cho ta thấy rõ được phần nào tâm trạng đó, giống như điềm báo trước một sự tiếp nhận Thiền qui mô hơn dưới thời Kamakura.

 

____________
Chú thích:
[1] - Paekche (Bách Tế), còn viết là Baekje, cùng với Goguryeo (Cao Câu Ly) và Shilla (Tân La) là một trong tam quốc thời cổ, đã thành lập trên đất Hàn từ năm 18 trước công nguyên, đóng đô ở Hanseong (Hán Thành). Do điều kiện địa lý gần bán đảo Sơn Đông, họ sớm nhận ảnh hưởng văn hóa đến từ Trung Quốc trong đó có Phật Giáo. Soengwang là một minh quân có công khôi phục đất nước, khích lệ Phật giáo, chủ trương giao lưu với Trung Quốc và hòa thân với Nhật, lúc ấy gọi là nước Wae. (Theo Lịch Sử Hàn Quốc, 2005, Ban biên soạn giáo trình Hàn Quốc Học, Huh Nam-jin chủ biên, Seoul). [2] - Trong triều đình Yamato (Đại Hòa) tức nước Nhật cổ, họ này nắm quyền quân sự, cảnh sát và tài phán. [3] - Nguyên Hưởng (Hanh) Thích Thư (Sách viết vào niên hiệu Genkô về đạo của Thích Ca), 30 quyển bằng Hán văn, kể lại truyện ký của trên 400 tăng lữ từ lúc Phật giáo đến Nhật cho tới năm Genkô thứ 2 (Nguyên Hưởng 2 tức 1322). [4] - Gyôki (Hành Cơ), người thời Nara, theo học Dôshô, sau đi khắp vùng chung quanh kinh đô, chuyên giáo hóa dân chúng, xây chùa chiền cầu cống, đào hồ ao, đắp đê điều.Lúc đầu bị cấm đoán vì chuyện đó bị xem như vi phạm giới luật nhưng sau được khen thưởng, gia phong đến chức tăng chính. [5] - Chùa do nhà nước kiến tạo để cầu cho đất nước bình yên, mùa màng được trúng. [6] - Dôkyô cậy công chữa bệnh trong cung, được nữ Thiên Hoàng Shôtoku (Xứng Đức, thứ 48, 718-770, trị vì 764-770) tín nhiệm, phong đến chức thái chính đại thần (tể tướng). Ông bèn mưu việc soán ngôi nhưng bị đình thần biết được, bắt bỏ ngục. Sau khi thiên hoàng mất, bị phối lưu và chết. Xin chú thích thêm là Kôken và Shôtoku chỉ là một bà nhưng làm nữ đế 2 lần. [7] - Hộ pháp thần (gohôshin) hay hộ pháp thiện thần (gohô zenjin): những vị thần bảo vệ Phật pháp.Đơn cử: Phạm Thiên, Đế Thích Thiên, Tứ Thiên Vương, Thập Nhị Thần Tướng, Thập Lục Thiện Thần, Nhị Thập Bát Bộ Chúng, Kiên Lao Địa Thần vv... [8] - Một nhà kho (kura) chưa những quốc bảo, văn thư đời xưa của Nhật, bây giờ có thể xem như viện bảo tàng đầu tiên. Kiến trúc kiểu nhà san, dài 32,7m, rộng 9m, cao 14m, sàn cao 2,5, cất bằng gỗ, vị trị nằm ở phía bắc chùa Tôdaiji ở Nara, vốn để chứa những di phẩm của Thiên hoàng Shômu và báu vật của nhà chùa. Tàng trữ trên 9000 linh kiện văn hóa liên quan đến giai đoạn thế kỷ thứ 7 và 8. [9] - Ma Kha Diễn chỉ là từ biểu âm tiếng Phạn mahâyâna tức đại thừa. [10] - Ômi no Mifune (Đạm Hải Tam Thuyền, 722-785), quí tộc, văn nhân và học giả. [11] - Phát xuất từ Ấn Độ, Mật giáo là một chi lưu của Phật giáo đại thừa nhưng nặng màu sắc huyền bí, bùa phép, sau lan ra đến Trung Quốc, Nepal, Tibet và Nhật Bản.Ở Nhật, nó có hai nhánh: Đông Mật (hợp lưu với Chân Ngôn Tông) và Thai Mật (hợp lưu với Thiên Thai). Đối nghịch với Hiển giáo tức là (hầu hết các giáo phái ngoài nó) chủ trương dùng văn tự để giải thích giáo lý nhà Phật.. [12] - Viện chính bắt đầu với Thiên hoàng Shirakawa, người có cá tính mạnh, đã nhường ngôi và đi tu mà vẫn muốn nắm giữ chính quyền. Chế độ viện chính gồm 3 thời kỳ và kéo dài khoảng 250 năm. Sau đó, trong tiếng Nhật, việc một nhà lãnh đạo đã về hưu mà vẫn muốn nắm thực quyền đều được ví von như thế. [13] - Tư tưởng Như Lai tạng xem mỗi chúng sinh đều chứa pháp thân, nghĩa là trong thân mình đã có sẳn khả năng giác ngộ, thành Phật (Phật tính) (TĐPH nhóm Đạo Uyển) [14] - Xin xem thêm công trình nghiên cứu ra đời năm 1955 của học giả người Mỹ Edwin O. Reischauer (1910-91), nguyên giáo sư các khoa lịch sử và ngôn ngữ Đại học Harvard (1950), đại sứ Mỹ ở Nhật (1961), về tập bút ký Nyuutô Kyuuhô Junreiki (Nhập Đường Cầu Pháp Tuần Lễ Ký) của Ennin. [15] - Annen (An Nhiên) là cao tăng phái Tendai thời Heian, từng theo học với Ennin và Henjô (Biến Chiêu), sống ở Godaiin (Ngũ Đại Viện) trên núi Hieizan, chuyên tâm vào việc trước tác. [16] - Hieizan (Tỉ Duệ Sơn) còn gọi là Eizan (Duệ Sơn), là ngọn núi nằm hướng đông bắc thành phố Kyôto, theo thuật phong thủy ngày xưa, đóng vai trò ngọn thần sơn để trấn giữ kinh đô. Có hai ngọn Đại Nhạc và Tây Minh Nhạc cao khoảng 900m.Trên đó có ngôi chùa bản doanh của phái Tendai (Thiên Thai Nhật Bản) là Enryakuji (Diên Lịch Tự).   

Về Menu

lịch sử thiền tông nhật bản chương 1 lich su thien tong nhat ban chuong 1 tin tuc phat giao hoc phat

السعودية القرن الافريقى Nhóm 净空老法师临终遗言 tinh ban cúng sao giải hạn vật trả ơn Khai vị với hoa chuối trộn gỏi chênh 横江仏具のお手入れ方法 Bệnh nha chu làm tăng nguy cơ ung thư Nhá Cha åƒäæœä½ một 栃木県寺院数 อบายยาม ขม Nên giặt tấm trải giường bao lâu một พ ทธ 寺院のための手引書新潟県第四 vào chùa là đi tìm cái tâm trong sạch 村上市お墓 nhムน ทานชาดก tong truyện lục tổ huệ năng phần 1 祈祷カードの書き方 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 tổ cưu thuyết nhân quả Tiêu Công dụng của măng tây 性有了极大的提高 Củ cải kho tương ăn cơm ngon 打七 BÃn 义云高世法哲言 天风姤卦九二变 励志的昵称 4 お寺との付き合い 檀家 phà Æt Nhiều đoàn viếng tang Trưởng lão Tung Hau giang สโตร ส รา 青瓷周传雄歌曲主要想表达什么 3 thực phẩm giúp giảm cholesterol cao cuoc hanh trinh tam linh noi moi con nguoi Chùa Quán Thế Âm tưởng niệm Bồ tát