Sự giao thoa và tương tác kéo dài hàng chục thế kỷ giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Việt Nam đã tạo nên mối quan hệ khắng khít giữa Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Trung Hoa trong các lãnh vực triết học, văn học, ngôn ngữ, nghệ thuật
Lược sử Phật Giáo Trung Quốc

...

LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC
(Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X)


LỜI GIỚI THIỆU 

...  Do vậy, khi bàn về Phật giáo Việt Nam người ta không thể không đề cập đến Phật giáo Trung Hoa. Đây là lý do khiến Ban Giáo Dục Tăng Ni Trung Ương đặc biệt chú trọng và sớm đưa “Lịch sử Phật giáo Trung Quốc” vào chương trình giảng dạy ngay từ bậc Trung cấp Phật học. Tuy nhiên, những biên khảo, trước tác đang sử dụng về lĩnh vực này lại chưa được phong phú. Trong bối cảnh như thế, việc ra đời cuốn “Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc” do đại đức Viên Trí biên soạn đáng được khích lệ.

Đại đức Viên Trí, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ Phật học tại đại học Delhi, Ấn Độ, đã trở về nước giảng dạy tại các học viện Phật giáo Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh và Huế. Với kiến thức, kinh nghiệm đã tích lũy trong thời gian học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, cũng như phương pháp giảng dạy trong thời gian hai năm qua tại các học viện Phật giáo Việt Nam, đại đức chứng tỏ là một giảng viên có nhiều triển vọng.

Tập sách “Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc” bao gồm tám chương, trình bày một cách chi tiết, rõ ràng bối cảnh xã hội của từng thời kỳ mà sự ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo và xã hội Trung Quốc xảy ra trong quá trình tồn tại và phát triển, và những nét đặc thù của Phật giáo Trung Quốc có thể giúp người đọc dễ dàng hiểu rõ vấn đề. Điều này cho thấy khả năng và sự nghiêm túc của soạn giả trong lãnh vực nghiên cứu. Đây là một công trình biên khảo có giá trị, rất cần cho giới nghiên cứu, các giảng viên cũng như tăng, ni sinh các trường Trung cấp, Cao đẳng cũng như Học viện Phật giáo Việt Nam trong việc tìm hiểu Phật giáo Trung Quốc nói chung, và Phật giáo Trung Quốc từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X nói riêng.

Hân hạnh giới thiệu tác phẩm này đến tăng, ni sinh và quý vị độc giả.

H.T Tiến sĩ Thích Chơn Thiện
Viện trưởng HVPGVN tại Huế
Trưởng Ban Giáo Dục Tăng Ni - TƯGHPGVN

 

 


LỜI NÓI ĐẦU

Lược sử Phật giáo Trung Quốc là giáo trình biên soạn để giảng dạy tại các Học viện Phật giáo Việt Nam. Với mục đích như thế, chắc chắn phần nghiên cứu cũng sẽ bị giới hạn, nhưng phương pháp nghiên cứu và nội dung của cuốn sách này vẫn được trình bày như là một công trình khoa học lịch sử nhằm tôn trọng và đảm bảo tính trung thực và khách quan trong khả năng có thể. Những hoàn cảnh văn hóa, chính trị, tín ngưỡng, tôn giáo từ khi Phật giáo du nhập từ thế kỷ thứ I sau CN cho đến thế kỷ thứ X sau CN và những bối cảnh xã hội qua đó một số khuynh hướng tín ngưỡng hoặc trường phái tư tưởng được hình thành được đặc biệt chú trọng. Lý do là vì, theo thiển ý của chúng tôi, tất cả mọi thứ văn hóa, vật thể hay phi vật thể, đều hướng tới con người, phục vụ con người mà được hình thành và tồn tại. Tôn giáo, bao gồm cả Phật giáo, cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây là, khác với mọi hệ thống triết học-chính trị, tôn giáo là nhu cầu muôn thuở của con người; vì theo sử gia người Mỹ, A. Toynbee, đặc tính của một nền văn minh là sự biểu lộ về tôn giáo của nó, và văn minh được quyết định bởi phẩm chất của tôn giáo mà nó dựa vào[1]. Nói khác đi, muốn hiểu con người và đất nước Trung Hoa, người ta không thể không tìm hiểu lịch sử tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo Trung Hoa. Trong định hướng này, chúng tôi biên soạn tập sách “Lược sử Phật giáo Trung Quốc”. Với kiến thức khiêm tốn và tài liệu còn nhiều hạn chế, thiếu sót là điều không thể tránh được. Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ giáo cũng như mọi ý kiến phê bình, đóng góp, vì đó sẽ là nguồn tài liệu quý để hoàn thiện cuốn sách trong những lần tái bản sắp tới.

Cuối cùng, xin cám ơn các tác giả của những tác phẩm đã làm nền tảng cho sự ra đời của cuốn sách này.

Soạn giả cẩn chí
Viên Trí

 

 


MỤC LỤC

 LỜI GIỚI THIỆU

 LỜI NÓI ĐẦU

 CHƯƠNG I: BỐI CẢNH XÃ HỘI TQ TRƯỚC KHI PHẬT GIÁO DU NHẬP

 CHƯƠNG II: THỜI KỲ TRUYỀN BÁ VÀ HỘI NHẬP

 CHƯƠNG III: GIAI ĐOẠN QUAN HỆ VÀ HỢP TÁC

 CHƯƠNG IV: PHẬT GIÁO DƯỚI THỜI NAM BẮC TRIỀU

 CHƯƠNG V: PHẬT GIÁO DƯỚI BA TRIỀU ĐẠI: CHU - TÙY - ĐƯỜNG

 CHƯƠNG VI: CÁC TÔNG PHÁI PHẬT GIÁO TRUNG HOA

 CHƯƠNG VII: TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TĂNG ĐOÀN PHẬT GIÁO

 CHƯƠNG VIII: PHIÊN DỊCH VÀ ẤN HÀNH PHẬT ĐIỂN TRUNG HOA


Về Menu

lược sử phật giáo trung quốc luoc su phat giao trung quoc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

vang trang khuyet cua tinh mau tu 所住而生其心 藏红色 pháp giao duc thieu nhi tung do tuoi theo quan diem 轉識為智 tự tánh di đà 6 住相 phÃÆt màu thời pháp thuyết giảng cho một cụ già ï¾ 閩南語俗語 無事不動三寶 念佛人多有福气 Xuân nhật tức sự và phút giây đại 同朋会運動 北海道 評論家 ï¾ å Buffet chay 30 món tặng 1 phần cho nhóm 5 thực hành hạnh 心经全文下载 大法寺 愛知県 Ung 一真法界 Sóc Cây mù u dung hay sai viec dui tien vao tay phat 永平寺宿坊朝のお勤め 普提本無 念心經可以在房間嗎 hẠæ å Tiếng chim và quyết bốn ơn lớn mà người phật tử cần Não Tưởng niệm Ni trưởng Thích nữ Huỳnh 5 đột phá y học thế giới 2009 Ông lê thành Ân tân tổng lãnh sự mỹ 印手印 菩提阁官网 自悟得度先度人 Nguyện พนะปาฏ โมกข cua chén cơm đầy của me tác gieo trồng hạnh phúc 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 น ยาม ๕ luân hÓi