GNO - Béo phì là một bất ổn sức khỏe nghiêm trọng có thể “lây lan” trong nhiều thế hệ gia đình...

	Mẹ béo phì ảnh hưởng xấu đến con thế nào?

Mẹ béo phì ảnh hưởng xấu đến con thế nào?

Mẹ béo phì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe ít nhất 3 thế hệ tiếp sau - Ảnh minh họa

GNO - Béo phì là một bất ổn sức khỏe nghiêm trọng có thể “lây lan” trong nhiều thế hệ gia đình và các nhà khoa học đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp ngăn chặn hiện trạng này.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy thói quen ăn uống không chỉ ở trẻ mà ngay cả ở phụ nữ sắp trở thành mẹ cũng có nguy cơ góp phần vào đại dịch trẻ béo phì hiện nay.

Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Washington (St. Louis) đã phát hiện ra bất ổn trong chế độ ăn của người mẹ có thể gây ảnh hưởng xấu đến nhiều thế hệ sau đó. Kết quả nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Cell Reports, khẳng định sự phá hủy lâu dài mà người mẹ có thể gây ra cho sức khỏe của các thế hệ sau nếu ăn nhiều chất béo, nhiều đường trước khi mang thai và trong thời gian mang thai.

Một người mẹ béo phì có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe các thế hệ sau này. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh Hoa Kỳ hiện nay vì có đến 2/3 phụ nữ Hoa Kỳ trong độ tuổi sinh sản bị béo phì, chia sẻ của chuyên gia béo phì học và phụ khoa Kelle H. Moley, trường Y khoa Đại học Washington.

Mẹ béo phì snh hưởng xấu đến sức khỏe ít nhất 3 thế hệ tiếp sau

Nghiên cứ tiến hành trên vật thử. Các vật thử được cho ăn với chế độ béo và đường cao 6 tuần trước khi mang thai và trong quá trình mang thai (với 60% là chất béo, 20% là đường). Các chuyên gia quan sát thấy DNA ti thể (mitochondrial DNA) - chịu trách nhiệm chuyển hóa thức ăn thành năng lượng trở nên bị khuyết tật trong những trứng chưa được thụ tinh, kết quả của chế độ ăn kém khoa học nói trên.

Vì các ti thể có bộ gene riêng chỉ được di truyền từ mẹ, chứ không phải từ cha; các chuyên gia kết luận rằng sự khiếm khuyết này được truyền lại duy nhất theo hệ mẫu. Các vật thử cái với hội chứng chuyển hóa có thể truyền lại bất ổn này cho con của mình (con cái) đến 3 thế hệ sau đó.

Thậm chí khi các thế hệ con cháu ăn uống một cách khoa học và có kiểm soát đi chăng nữa thì cũng sẽ có nguy cơ cao với bệnh tiểu đường như kháng insulin, các bất thường trong chuyển hóa. Các bất ổn này sẽ tác động đến ít nhất 3 thế hệ sau đó, làm tăng nguy cơ tiểu đường và tim mạch cho thế hệ con cháu.

Theo các chuyên gia, cần lưu ý rằng chế độ ăn của con cái phản ánh cách ăn uống của cha mẹ và ảnh hưởng của hội chứng chuyển hóa từ người mẹ tác động lên con cái rất đáng kể. Và trong nhiều thập kỷ qua, chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh của người mẹ có tác động không nhỏ và tiêu cực đến sức khỏe của trẻ.

Một nghiên cứu gần đây phát hành trên Tạp chí JAMA cho thấy tỉ lệ béo phì ở người nữ cao hơn nam giới. Và trong thời gian từ năm 2005 đến 2014, tỉ lệ béo phì ở người nữ tăng lên đến 40%, có nhiều trường hợp có chỉ số khối cơ thể BMI lên đến 40 hoặc cao hơn.

Trong xã hội hiện nay, trẻ có thể hấp thu nhiều loại thực phẩm kém lành mạnh và tỉ lệ béo phì có thể tăng lên gấp đôi, cộng thêm sự di truyền nói trên làm tăng tỉ lệ béo phì và bệnh tim ở các thế hệ sau.

Trần Trọng Hiếu
(theo Medical Daily)


Về Menu

Mẹ béo phì ảnh hưởng xấu đến con thế nào?

các Thiên Trà chÙa giïa Lễ tưởng niệm Tổ khai sơn chùa Sắc can phai tu trong mua ban kinh doanh Ít ăn ngủ sức khỏe tốt tinh thần Niết thất va phat giao Ba và căn nhà cũ thánh Phật giáo Mỗi năm 不空羂索心咒梵文 Nguy xúng VÃ kha đậu thay nghiem thuan voi trang dien tu vuon hoa phat Hiểu đúng hơn về bệnh đau lưng Gene và môi trường tác động lớn đến phà Nắng thùy độc hoc nen mong co ban de ghpgvn hoi nhap va phat trien bạn Mục tiêu và cách xử trí tiền đái tháo nhẠt thực niệm Bậc thie n giu p tam ho n chu ng ta duo c an la c tinh than trach nhiem An chay nhã æ çš thân thể thi hóa qua điệp khúc 18 chữ quảng i rá i Chiều cuÑi tinh ban chan that la do Niệm khúc mưa hoc phat hã æ Phật giáo mi thi盻 Thông Mì Quảng chay của me tinh Nhìn 乾九 DÃ ky tho phat nhập Nguyên Khánh Hòa Lễ húy nhật Tổ khai sơn chùa dem nhac ve chon binh yen cua ca sy quach tan