GNO - Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp.

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

GNO - Mì gói (mì ăn liền) tiện lợi, rẻ và dễ ăn nhưng lại có một số tác động không tốt lên sức khỏe. Hiện nay, mì gói đặc biệt phổ biến với người trẻ tuổi và là đặc trưng của một số nền văn hóa. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây báo cáo rằng ăn nhiều mì gói sẽ làm tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) dẫn đến các bệnh tim mạch và đột quỵ.

mi goi.jpg
Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng (The Journal of Nutrition) đầu tháng 8 qua, phụ nữ Hàn Quốc ăn nhiều mì gói có nguy cơ cao hơn với hội chứng này, bất kể các loại thực phẩm khác họ sử dụng và chế độ thể dục thể thao họ áp dụng. Người mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa có huyết áp hoặc đường huyết cao, có nguy cơ cao với bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Hyun Shin, đồng nghiên cứu công trình, nghiên cứu sinh Trường Y khoa Harvard tại Boston (The Harvard School of Public Health) cho biết: “Mặc dù ngon miệng và tiện lợi nhưng mì ăn liền làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa do có nhiều muối (sodium), các chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe và chỉ số đường huyết của thực phẩm cao.”

Shin và các đồng nghiệp ở Đại học Baylor Harvard đã phân tích tình hình sức khỏe và chế độ ăn của gần 11.000 người trưởng thành từ 19-64 tuổi ở Hàn Quốc, nơi tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất thế giới (khoảng 3.4 tỉ gói mì năm 2010). Kết quả là, phụ nữ ăn mì ăn liền 2 lần 1 tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn các phụ nữ không ăn mì gói, không kể đến việc người này có chế độ ăn bình thường hay chế độ ăn nhiều thức ăn nhanh (fast food).

Tuy nhiên, có lẽ do khác biệt về mặt sinh học (tác động của hormone giới tính và cơ chế trao đổi chất) nên chưa thấy sự liên hệ giữa việc nam giới ăn mì và sự phát triển của hội chứng chuyển hóa, như ở nữ giới.

Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp. Đây là nguyên nhân làm cho mì ăn liền không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai ăn nhiều mì ăn liền cũng bị tác động giống nhau. Điều quan trọng là ý thức được mì là sản phẩm chế biến sẵn và có nhiều tác động không tốt đến sức khỏe.

Các thực phẩm chế biến sẵn hầu hết đều chứa nhiều đường và muối với mục đích là để bảo quản được lâu. Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn. Có thể ăn một ít mì trộn với rau cải và các thực phẩm tươi không qua chế biến sẵn sẽ tốt hơn.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

phóng sinh việc dễ khó làm chuong iv mau tu va ly hoac luan ç làm mẹ với tấm lòng của phật lội Quay về với yêu thương than la su song Bí quyết cho răng đẹp nụ cười xinh Thích thiện Hoa lòng người con xa xứ cũng đầy bão dông 真言宗金毘羅権現法要 nghiệp Bao giờ có thể như xưa bên hoc phai di doi voi hanh bai Bài thơ trên núi Cồn hạnh bố thí Chánh niệm bung tay gieo hạt chùa xuân lan Thuốc lá và những căn bệnh ung thư gây nhớ mùa phật đản xa con đường hướng thượng diếp mahakasyapa bat ngo ceo thai ha books chan dat di an để đời ít buồn Đà Nẵng Tưởng niệm lần thứ 35 háºu hòa thượng thích phước quang 1908 thé sÃƒÆ c Đồng vua đầu bếp yan can cook chia sẻ về ẩm quan niem ve an chay cua cac doanh nhan the gioi chùa trấn quốc nằm trong top những ngôi Thể di nam dieu dao duc nguoi phat tu chan chinh can thuc 有人願意加日我ㄧ起去 cÃƒÆ ri chay Vài về Đức Dhakpa Tulku Rinpoche Tiếng nói của Phật pháp tho de thay chinh minh Bảo kiếm kim cang Blogger và mẹ dùng nåç chua kim cang 泰卦 o 07 bardo va nhung thuc tai khac nÃ Æ 人生是 旅程 風景 doi se tu te voi ban Hành Quảng Bí quyết ăn khuya giảm thiểu gây hại 抢罡 Một bậc Thầy sáng ngời đạo hạnh Nỗi mầu phÒ dùng tử Đồng Tháp Húy kỵ cố Hòa thượng