GNO - Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp.

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

GNO - Mì gói (mì ăn liền) tiện lợi, rẻ và dễ ăn nhưng lại có một số tác động không tốt lên sức khỏe. Hiện nay, mì gói đặc biệt phổ biến với người trẻ tuổi và là đặc trưng của một số nền văn hóa. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây báo cáo rằng ăn nhiều mì gói sẽ làm tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa (metabolic syndrome) dẫn đến các bệnh tim mạch và đột quỵ.

mi goi.jpg
Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn

Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng (The Journal of Nutrition) đầu tháng 8 qua, phụ nữ Hàn Quốc ăn nhiều mì gói có nguy cơ cao hơn với hội chứng này, bất kể các loại thực phẩm khác họ sử dụng và chế độ thể dục thể thao họ áp dụng. Người mắc hội chứng rối loạn chuyển hóa có huyết áp hoặc đường huyết cao, có nguy cơ cao với bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Hyun Shin, đồng nghiên cứu công trình, nghiên cứu sinh Trường Y khoa Harvard tại Boston (The Harvard School of Public Health) cho biết: “Mặc dù ngon miệng và tiện lợi nhưng mì ăn liền làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa do có nhiều muối (sodium), các chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe và chỉ số đường huyết của thực phẩm cao.”

Shin và các đồng nghiệp ở Đại học Baylor Harvard đã phân tích tình hình sức khỏe và chế độ ăn của gần 11.000 người trưởng thành từ 19-64 tuổi ở Hàn Quốc, nơi tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất thế giới (khoảng 3.4 tỉ gói mì năm 2010). Kết quả là, phụ nữ ăn mì ăn liền 2 lần 1 tuần có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn các phụ nữ không ăn mì gói, không kể đến việc người này có chế độ ăn bình thường hay chế độ ăn nhiều thức ăn nhanh (fast food).

Tuy nhiên, có lẽ do khác biệt về mặt sinh học (tác động của hormone giới tính và cơ chế trao đổi chất) nên chưa thấy sự liên hệ giữa việc nam giới ăn mì và sự phát triển của hội chứng chuyển hóa, như ở nữ giới.

Mì ăn liền giàu chất béo, nhiều muối, giàu năng lượng và là sản phẩm chế biến công nghiệp. Đây là nguyên nhân làm cho mì ăn liền không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai ăn nhiều mì ăn liền cũng bị tác động giống nhau. Điều quan trọng là ý thức được mì là sản phẩm chế biến sẵn và có nhiều tác động không tốt đến sức khỏe.

Các thực phẩm chế biến sẵn hầu hết đều chứa nhiều đường và muối với mục đích là để bảo quản được lâu. Lời khuyên là: không ăn mì mỗi ngày và ăn mì có giới hạn. Có thể ăn một ít mì trộn với rau cải và các thực phẩm tươi không qua chế biến sẵn sẽ tốt hơn.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Mì ăn liền không tốt cho tim mạch

chúng ân đức mẹ hiền lòng từ bi và vấn đề công nhẫn 20 to xa da da jayata an duc me hien truyen tho phat giao truyện thơ phật giáo su dong gop cua duc dalai lama thu 14 cho nen tu Nên ngâm dứa trong nước muối trước khi Tiểu sử Hòa thượng Thích Đồng น ท bún su khac biet giua tu tuong lam giau va uoc mon lam dao duc nhan qua trong doi song xa hoi sự khác biệt giữa tư tưởng làm giàu Chữa trị bệnh trầm cảm bằng giã³ su ket noi tho thien xua va nay Du su dong gop cua ly thuong kiet trong viec phuc sự đóng góp của lý thường kiệt trong Thể da sự đóng góp của đức dalai lama thứ 14 cha me Sư bà Hải Triều Âm viên tịch thọ 94 tử Khánh Hòa Tưởng niệm Tổ sư khai sơn co bao gio con nghi toi on cha me Phát chuyen nghi le mo nhung dung danh mat y nghia truyen háºnh tịnh xá ngọc trung tịnh nghiệp đạo Già Mệt rồi ư Năm mới sẽ tu luyện như lời ba má co mot cuoc song khà giữ giới là con đường tươi sáng cho Chữa khản tiếng bằng củ cải trắng táo tàu vị thuốc quý món ăn ngon Khu biệt giam Chín hầm của họ Ngô tuoi tre 20 dieu can tu duong trong doi nguoi Lở miệng có phải do nóng trong Huyết áp hay thay đổi nguy cơ mất trí chua phu dung Hạt điều giúp chống suy nhược tinh Cảm niệm ngày Phật đản