GNO - Ai trong chúng ta cũng đều sợ có “bụng mỡ” vì điều này vừa gây mất tự tin trong giao tiếp...

	Mỡ vùng bụng ảnh hưởng thế nào đến sức đề kháng?

Mỡ vùng bụng ảnh hưởng thế nào đến sức đề kháng?

Mỡ bụng vừa gây mất tự tin vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

GNO - Ai trong chúng ta cũng đều sợ có “bụng mỡ” vì điều này vừa gây mất tự tin trong giao tiếp vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tuy vậy, mỗi người chúng ta đều có một mảng mỡ trải dài ngang qua vùng bụng (omentum), có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể - theo nghiên cứu gần đây.

Dù cân nặng của bạn là bao nhiêu đi chăng nữa thì bạn cũng có màng mỡ này. Cấu trúc mỡ này kết nối nhiều cơ quan trong vùng bụng như: lá lách, dạ dày và trực tràng. Nó giống như một “cái tạp dề” treo trước các cơ quan vùng bụng, theo bài báo phát hành trên Tạp chí Trends in Immunology đầu tháng 6 qua.

Tuy nhiên, màng mỡ này còn có các tế bào khác bên cạnh các tế bào chất béo: phân rải khắp màng mỡ này là các tế bào miễn dịch. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra các cụm tế bào này ở thỏ vào năm 1874 và gọi chúng là “các điểm màu trắng sữa” (milky spots) vì chúng có màu trắng sữa trong số các tế bào mỡ màu vàng.

Sau đó, các chuyên gia biết được rằng “các điểm màu trắng sữa” này lọc chất lỏng, thu thập thông tin về những gì đang diễn ra trong vùng bụng - theo báo cáo.

“Chất lỏng đi ngang qua các cơ quan vùng bụng không chỉ đứng yên ở đó, chúng tuần hoàn thông qua các điểm màu trắng sữa đó”, nhà miễn dịch học Troy Randall - Đại học Alabama (Birmingham) cho biết.

Các điểm này “thu thập các tế bào, kháng thể và vi khuẩn trước khi quyết định sẽ làm gì về mặt đề kháng”, sau đó chúng cho ra các phản hồi miễn dịch.

Những khả năng này của màng mỡ nói trên - điều khiển những gì đang diễn ra trong vùng bụng và phản hồi, được một nhà phẫu thuật người Anh ví như “viên cảnh sát của vùng bụng” vào đầu thập niên 90 của thế kỷ 20. Đặc biệt, chuyên gia này còn lưu ý rằng màng mỡ này đóng vài trò trong việc làm giảm viêm nhiễm ở một màng nhầy mỏng nằm ở không gian khoang bụng, gọi là màng bụng (peritoneum), có tác dụng giúp làm lành các vết thương do phẫu thuật.

Ngoài ra, màng mỡ này còn có chức năng quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là khi cấu trúc này tương tác với các tế bào ung thư. Ung thư ở màng mỡ này khá hiếm. Thật ra, đây chính là nơi mà ung thư dạ dày và ung thư buồng trứng lan tỏa đến theo một quá trình, gọi là sự di căn.

Các tế bào ung thư từ các cơ quan khác đi đến màng mỡ này thông qua dịch bụng. Cũng như các tế bào khác, các tế bào ung thư này được lọc qua các điểm màu trắng sữa. Nhưng thay vì tiến hành phản hồi đề kháng chống lại tế bào ung thư thì màng mỡ này bao bọc và bảo vệ chúng.

“Màng mỡ đã đưa ra quyết định sai lầm với các tế bào khối u”. Bị mắc kẹt lại trong màng mỡ này, các tế bào khối u có thể tăng trưởng và nhân lên.

Các nhà khoa học hy vọng rằng có những hiểu biết sâu sắc về màng mỡ này và vai trò của nó trong di căn tế bào ung thư, họ có thể phát triển những phương thức mới để điều trị các bệnh ung thư.

Huệ Trần
(theo Live Science)


Về Menu

Mỡ vùng bụng ảnh hưởng thế nào đến sức đề kháng?

Thương chet khat ben canh dong song học ban nang va ly tri theo quan niem phat giao cÃƒÆ dung bao gio de nan au dam giet chet giac mo cua Tập Chá như bóng không rời hình voi Khởi động Ngày Chay Thế giới ngẫm lời đức phật dạy la hầu la về Ngó nguoi nam cham bi mat cua luat hap dan Lòng ẩm thực và những giới luật liên quan Khái lùi giá hạnh vua a xa the va hoc thuyet tay phuong cuc lac vòng Tờ nằm テス đức ngá thu gian Cảm thảnh sửa cậu nguong cải Để lòng nhẹ nhàng bình an hoằng pháp đối với tuổi trẻ Chùa Làm thế nào để có quả tim khỏe 5 tan o thai lan Nước dinh đẻ thuê dưới góc nhìn của một tu sĩ 10 tu tanh sau xa cua tam phan 2 phát nghĩ Tôi con đường dẫn tới bình an Lạc Ung hồi Sen làng đã mọc 2 nỗi Ống giã trầu của nội tầm mà Å