Không phải loại nước ép nào cũng tốt và đều dành cho bạn. Thực tế, mỗi loại nước có cách sử dụng khác nhau và điều trị những loại bệnh khác nhau. Bạn nên cẩn trọng nhé!

Mỗi bệnh một loại nước rau quả

Cà rốt

 

Nước ép cà rốt là vua của các loại nước rau quả. Nó rất giàu beta-caroten, vitamin B, kali, canxi, coban và các chất khoáng khác. Tất cả điều này làm cho nước ép cà rốt đặc biệt tốt cho trẻ em và những người có hệ miễn dịch yếu hoặc làn da có “vấn đề”.

Beta-caroten có nhiều trong cà rốt rất tốt cho mắt. Tuy nhiên, cần ăn một số thực phẩm chất béo sau khi uống nước ép cà rốt để hấp thu được tốt hơn. Một đĩa sa lát với dầu thực vật là món ăn thích hợp nhất bạn nên ăn sau khi uống nước ép cà rốt.

Không uống nước ép cà rốt quá nhiều. Dư thừa beta-carotene gây quá tải cho gan, da. Không uống nhiều hơn 0,5 lít/ngày và chống chỉ định với người bị loét dạ dày và bị tiêu chảy.

Củ cải đường

Nước củ cải đường có chứa nhiều đường, vitamin С, Р, В1, В2, РР. Nó cũng chứa nhiều kali, sắt, muối mangan.

Nước củ cải đường có các chất kích thích sự tạo máu. Magiê cao góp phần vào việc bình thường hoá hoạt động của hệ thần kinh trong khi quá tải, mất ngủ. Nước quả này cũng giúp cải thiện đường ruột và là một liệu pháp tốt để phòng bệnh táo bón.

Tuy nhiên, nước ép củ cải đường có chứa các hợp chất có hại và thường bị phá hủy khi tiếp xúc với không khí. Vì vậy, trước khi uống bạn cần phải giữ nó trong tủ lạnh 2-3 giờ.

Để làm quen với nước ép củ cải đường, bạn nên uống bắt đầu từng thìa một và uống một vài thìa/ ngày. Trước khi uống, pha loãng với nước sôi… Có thể kết hợp nó với cà rốt, cải bắp, táo, mận hoặc bí ngô. Nếu bị bệnh thận, hoặc bệnh loét dạ dày tá tràng thì không nên uống.

Cà chua

 

Nước cà chua là nguồn dinh dưỡng quý, làm giảm nguy cơ ung thư. Nó rất hữu ích cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Đây là nước ép có ít calo, rất thích hợp cho những người giảm cân. 

Bạn nên uống nước ép cà chua 20-30 phút trước bữa ăn, vì nó hỗ trợ dạ dày và ruột sẵn sàng cho việc tiêu hóa thức ăn. Do muối làm giảm chất lượng của nước ép này nên chỉ cần cho tỏi đập dập và một số loại rau xanh như mùi tây, thìa là, rau mùi.

Nước cà chua chống chỉ định với những người bị viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm tuỵ và viêm túi mật …

Cải bắp

Nước ép bắp cải có chứa carbohydrate dễ tiêu hóa, vitamin С, РР, folacyn và các axít amin. Nó cũng chứa kali, natrium, canxi, magiê và muối sắt. Nước ép bắp cải có chứa chất chống viên loét (vitamin U). Vì vậy, nó được sử dụng như một phương thuốc chống loét dạ dày tá tràng. Nên uống nước ép bắp cải tươi cho thêm gừng khi viêm miệng và viêm lợi.

Bên cạnh đó, nước ép cải bắp ngăn cản sự chuyển hóa carbohydrate thành chất béo, vì thế rất hữu ích cho những người béo phì muốn giảm cân. Nên uống 30 phút trước bữa ăn và giữa các bữa ăn.

Bí ngô

Nước ép bí ngô có chứa đường mía, sản sinh ra chất Pectic lành tính, muối kali và magiê, sắt, đồng và coban. Nó cũng chứa vitamin С, В1, B2, В6, Е, beta-caroten.

Nước ép bí ngô hỗ trợ dinh dưỡng rất tốt cho người bị bệnh tim mạch đi kèm với chứng phù nề. Nước ép bí ngô cũng đặc biệt tốt cho những người bị bệnh thận và bệnh gan với liều lượng 0,5 lít/một lần/ngày. Nếu bị mất ngủ, nên uống một ly nước trái cây bí ngô với mật ong trước khi đi ngủ với liều lượng 1/4 hay 1/5 ly; quá trình điều trị là 10 ngày.

Không có chống chỉ định với nước ép bí ngô.

Táo

 

-Táo chứa nhiều vitamin C và P, kali, canxi, muối, sắt, đồng, mangan, coban, kẽm, niken. Nó được sử dụng tốt khi bạn bị xơ vữa động mạch, gan, bàng quang tiết niệu, bệnh thận, bệnh sỏi niệu.

Bạn có thể uống nước táo mà không lo bất kỳ tác dụng phụ nào đối với sức khỏe cho dù uống tới cả lít/ngày. Nước táo chống chỉ định cho những người bị viêm dạ dày, loét dạ dày và viêm tụy cấp.

Nho

Nước nho ép chứa nhiều đường và kali nên rất tốt nếu uống khi thần kinh mệt mỏi hoặc stress. Đặc biệt nước nho đen giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Uống thường xuyên sẽ giúp giảm lượng cholesterol và huyết áp.

Nước ép nho cũng giúp diệt khuẩn, lợi tiểu, nhuận tràng, tăng tiết mồ hôi và long đờm. Uống 0,5 lít nước nho ép 3 lần/ngày trong thời gian 3 tuần nếu bị các bệnh trên. Trước khi uống, pha loãng với nước ở tỉ lệ 1:1.

Nước nho ép chống chỉ định với các trường hợp bị viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, tiểu đường, béo phì, viêm phổi mãn tính.

Cam, quýt

Nước trái cây tươi cam quýt rất giàu vitamin C và P, kali, folacyn giúp tăng cường sức sống, giảm mỏi mệt và tăng tuần hoàn các mạch máu. Đây là loại nước có ích khi bị xơ vữa động mạch, huyết áp cao, đề phòng bệnh ung thư.

Tuy nhiên, nếu bị loét dạ dày hoặc tá tràng, viêm dạ dày mãn tính hoặc viêm tụy thì nước cam quýt không dành cho bạn. Nước ép cam quýt cũng có thể tương tác với thuốc vì vậy nó cũng chống chỉ định khi đang uống nhiều loại thuốc.

Lựu

 

Nước ép lựu tốt cho tiêu hóa, kích thích sự ngon miệng, điều động dạ dày và giúp tăng hồng cầu. Nó lợi tiểu, chống viêm và khử trùng hiệu quả. Nó thường được khuyến khích uống cùng với nước ép cà rốt và củ cải đường.

Nước lựu nên pha loãng với nước. Nó chứa nhiều axit và có thể kích thích niêm mạc dạ dày, phá hủy men. Nước ép lựu tươi chống chỉ định khi bị viêm dạ dày, loét dạ dày và viêm tụy.

Lê Nhi (Theo womanspassions)


Về Menu

Mỗi bệnh một loại nước rau quả

ห พะ 否卦 thích ón khảo về vấn đề an trạch Bệnh nấc cụt Hiccup สรนาาใสย สงขฝลล æ Lễ hội Quán Thế Âm Quê nhà của tôi Đau nửa đầu nguy hiểm như thế nào Lý CHÙA Trái cây Biết cách ăn mới bổ Nhiều đoàn viếng tang Trưởng lão Chay dối Ñ 梵僧又说 我们五人中 Các thực phẩm bảo vệ mắt Nghiện điện thoại gây hại cho sức tấm 楞嚴經全文 vẠ住相 加持 ペット僧侶派遣 仙台 Tản mạn bánh ngọt ngày xuân 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 临海市餐饮文化研究会 Ï 僧人食飯的東西 vấn Lược sử 13 vị Tổ Tịnh Độ Tông 嫖妓 曹洞宗管長猊下 本 น ท 萬分感謝師父 阿彌陀佛 Gói kha 百工斯為備 講座 閼伽坏的口感 ï½ cổ 不可信汝心 汝心不可信 di san hay rac maha 单三衣 lược ý đốt đèn cúng phật trong nghi Tôn trọng sự sống của thai nhi 閩南語俗語 無事不動三寶