Giác Ngộ - Mùa này, đi trên khắp mọi nẻo đuờng của đất nước, từ những vùng quê nghèo nơi miền đồng bằng, cho tới những nhà nông trên miền thượng, đâu đâu cũng thấy một huơng vị quê nhà rất đỗi thân thương: mùi rơm mới. Từ nhà nghèo nhất tới những nhà khá giả nhất, nhà nào cũng có một cây rơm ở sân nhà. Cây rơm như một biểu tượng của làng, gắn bó với từng gia đình quanh năm suốt tháng.

Mùa rơm vàng

Giác Ngộ - Mùa này, đi trên khắp mọi nẻo đuờng của đất nước, từ những vùng quê  nghèo nơi miền đồng bằng, cho tới những nhà nông trên miền thượng, đâu đâu cũng thấy một huơng vị quê nhà rất đỗi thân thương: mùi rơm mới. Từ nhà nghèo nhất tới những nhà khá giả nhất, nhà nào cũng có một cây rơm ở sân nhà. Cây rơm như một biểu tượng của làng, gắn bó với từng gia đình quanh năm suốt tháng.

WWR.jpg

Quê nhà, trên khắp cánh đồng, rơm rạ được phơi theo những lối dài, theo chiều dọc của những thửa ruộng. Gió thổi dìu dặt đưa hương thơm cảu romg vàng bay đến từng nhà, từng nhõ nhỏ. Nắng làm cho rơm rạ từ màu vàng nhạt, dần chuyển sang màu xám trắng... Cả một cánh đồng cuối mùa gặt hiện ra một thứ hoa văn như những mảnh vải khổng lồ với những vệt đậm nhạt xen kẽ rất đẹp...và rồi sau đó ít ngày, từ ngoài đường chính của làng, từ các ngõ ngang nhìn vào sẽ thấy những cây rơm cây rạ to nhỏ khác nhau, mỗi nhà là một cây rơm vàng như chứng tỏ sự đủ đầy sau mỗi vụ gặt. Chúng là thứ không thể thiếu để tạo ra cái sự đầm ấm yên tâm. Bởi vì nhìn những cây rơm cây rạ trong làng, người ta có thể biết năm đó mùa được hay mùa mất.

Nhà nào ở quê mà không đầy ắp rơm vàng. Rơm được phơi nhiều nắng cho thật khô, vàng óng dồn lại ở một khu vực, tiếp đó rơm lại được người ta khéo léo chất lên, nện chặt tạo thành từng cây đứng xa xa trông như những chiếc nấm khổng lồ. Rơm khô được coi như của để dành cho từng gia đình trong suốt một năm, đặc biệt là vào những ngày mùa Đông rét buốt, khi mọi thứ đều thiếu thốn. Rơm là chất đốt thay cho củi để sưởi ấm và nấu thức ăn. Khi trời lụt, nước dâng cao trắng đồng, rơm là thức ăn cho trâu bò, là đồ lót làm ổ cho gà mái đẻ, Rơm cũng là nơi trú chân của nhũng chú gà tranh thủ đôi chân nhanh nhẹn của mình tìm kiếm những miếng mồi bé tí...  là đồ dùng để bọc cho những nải chuối chín hay những quả chín đầu mùa... những thân lúa tốt được dùng làm lạt buộc mạ, vặn chổi rơm, hay để cho những chú trâu, chú bò vàng thẩn tha bên cây rơm, thong thả rút từng nắm rơm và nhai trong im lặng. Cạnh đó gà mẹ bới chân đống rơm, rối rít kiếm những hạt thóc vàng còn sót lại cho bầy con đông đúc. Mỗi sáng mai, chú gà trống bao giờ cũng chọn đỉnh cây rơm làm chỗ đứng, oai vệ cất lên tiếng gáy đánh thức bình minh. Dường như leo lên cao, nó cũng cảm nhận được cái quyền năng của riêng mình…

Với tôi, mùi rơm đã trở nên quen thuộc từ khi còn tấm bé, nhớ những ngày xưa cũ ôm ngập những bó rơm to, bước chân chúm chím trên những thảm vàng xanh như sự sống nảy lên từ đất. Những đêm hè bắc chõng tre bên thềm hay nằm ngắm sao rồi ngủ vùi trên mái nhà phẳng lặng, mùi rơm tươi đã quyện khắp không gian, đan thấm vào tóc, vào cả những giấc mơ cỏ dại. Nhưng thích nhất là chơi với rơm. Chúng tôi chui vào rơm, ngủ trong rơm, đội rơm trên đầu, phủ rơm lên cặp sách, rồi thì tung rơm chọc nhau... mỗi khi từ nhà đến lớp, mỗi khi tan trường. Thú vị nhất là những buổi trưa chơi trò trốn tìm trong những đống rơm khô còn nặng mùi của đất.

Nhớ những làn khói len lỏi bay lên ở những mái tranh khi chiều xuống. Trong làn khói ấy như có cả vị ngọt, bùi, vị nhọc nhằn cay đắng . Nhớ hình ảnh mẹ ngồi khều rơm trong bếp lửa chiều đông...

Bưng bát cơm thơm
Bỗng thấy lòng mình có lỗi
Cây lúa lặng im, đất thì không nói
Tôi biết mình nặng nợ một đời trong bóng mát vườn xưa…

(trích Trưa tròn bóng nắng - thơ Vĩnh Nguyên)

Bây giờ, khi nếp sống thành thị dường như đã ăn vào tận những gian bếp của người nông dân. Người quê giờ đã dùng bếp ga, bếp điện để nấu nướng thay vì đun bằng rơm rạ. Rơm để lại với nắng mưa bên vệ đường, ở chân ruộng, khi rơm khô rồi, người dân chất thành đống và đốt làm tro vãi ruộng. nhiều ngày tháng qua đi, rơm vàng trong tâm trí tôi lại trở về thân thương, với hình ảnh dáng mẹ lưng đã còng vì năm tháng, đang lụi cụi phơi rơm để dành. Mỗi sợi rơm như nhắc nhở sự tảo tần của người dân quê. Gió đầu mùa đưa vị ngai ngái ngọt ngọt và cả vị mằn mặn tan trong tâm hồn. Rơm đã tích luỹ trong nó bao nhiêu ngọt bùi, cay đắng, đó cũng chính là những giọt mồ hôi mặn mòi của ông cha qua bao mùa lam lũ…

Bùi Hữu Cường (Đại học Quảng Nam)


Về Menu

Mùa rơm vàng

Chùa nay 法事案内 テンプレート 阿修羅 Người xuất gia 乃父之風 Ä Ã³n bún 梵僧又说 我们五人中 山地剝 高島 白話 そうとうぜん đạo 所住而生其心 có những điều đốt mãi chẳng thành 住相 怎么面对自己曾经犯下的错误 Hương trà mùa xuân 三身 cũng บทสวดพาห งมหากา ห พะ 麓亭法师 八萬四千法門 Cuối năm tha thẩn chùa 出家人戒律 お仏壇 飾り方 おしゃれ 八吉祥 Dấu yêu 心中有佛 Vài cách dùng bí đao giải khát 寺院 募捐 em là sen gì thế 借香问讯 是 加持是什么意思 ภะ 横浜 公園墓地 陀羅尼被 大型印花 戒名 パチンコがすき 不可信汝心 汝心不可信 lễ hằng thuận dưới góc nhìn của một 盂蘭盆会 応慶寺 天风姤卦九二变 Tăng cân làm tăng nguy cơ trẻ chết non 萬分感謝師父 阿彌陀佛 唐朝的慧能大师 曹洞宗青年联盟 お墓 更地 cach ngoi thien va quan niem hoi tho Ä Æ duy ngoi chua dep tren dao ly son