GNO - Một người đàn ông 32 tuổi ở Bồ Đào Nha đã nhập viện sau khi bị đau bụng, nôn ói và sốt cao.

Nguy cơ nhiễm khuẩn khi ăn món sushi

GNO - Một người đàn ông 32 tuổi ở Bồ Đào Nha đã nhập viện sau khi bị đau bụng, nôn ói và sốt cao. Nguyên nhân chính là do ký sinh trùng có tên Anisakis có trong món sushi mà người này đã ăn trước đó.

Sự cố này cho thấy rõ sự gia tăng về số lượng người nhiễm khuẩn từ ký sinh trùng được tìm thấy trong cá sống mà các bác sĩ đang quan sát thấy ở các quốc gia phương Tây, khi món sushi ngày càng phổ biến - theo báo cáo.

sushi.jpg
Món sushi có nguyên liệu cá sống có thể làm người ăn bị nhiễm ký sinh trùng - Ảnh: internet

Trong báo cáo nói trên, các bác sĩ ở Bồ Đào Nha đã mô tả cơn đau phần bụng dưới của người đàn ông này. Khi người này cho biết đã ăn sushi, các bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân của các triệu chứng trên có thể do bị nhiễm ký sinh trùng. Qua nội soi, các bác sĩ quan sát đường tiêu hóa trên và nhìn thấy ký sinh bám trên thành ruột. Họ đã “dọn sạch” các ký sinh này và xác định đó là ký sinh anisakis. Và bệnh gây ra do loại ký sinh này được gọi là anisakiasis.

Trước đây, các ca anisakiasis chủ yếu được phát hiện ở Nhật Bản. Nhưng “do sự thay đổi trong thói quen ăn uống, anisakiasis đang tăng lên ở các nước phương Tây với các đối tượng có bệnh sử khó tiêu với món cá sống hoặc cá chưa được nấu chín”, chia sẻ của các chuyên gia trên Tạp chí BMJ Case Reports đầu tháng 5 qua.

Các nguồn thực phẩm phổ biến mang loại ký sinh trùng nguy hiểm này là: cá tuyết các loại, vây cá, đuôi cá, cá hồi đại dương, cá trích, cá bơn, cá mặt quỷ hoặc mực ống - theo Đại học Stanford. Vì loại ký sinh này có trong cá nên ai ăn cá sống hay cá chưa được nấu chín đều có nguy cơ bị nhiễm ký sinh, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).

Do vậy, cách tốt nhất để ngăn chặn nhiễm ký sinh này là không ăn cá sống hay cá chưa được nấu chín.

Theo khuyến nghị của Cơ quan Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), phải nấu chín cá biển hay các thực phẩm động vật biển ở 145 độ F hay 63 độ C để tiêu diệt ký sinh trùng. Đông lạnh cá sống ở -4 độ F, tức -20 độ C hoặc thấp hơn trong 7 ngày; hoặc đông lạnh cá tươi ở -31 độ F (-35 độ C) cho đến khi đông đá và trữ ở -4 độ F (-20 độ C) trong 24 giờ để tiêu diệt các ký sinh.

Trần Trọng Hiếu
(theo Live Science)


Về Menu

Nguy cơ nhiễm khuẩn khi ăn món sushi

tong 優良蛋 繪本 Bệnh nhược cơ dễ gây tử vong æ ä½ å Ăn uống đủ dinh dưỡng cải thiện tư Xíu mại khoai môn hoÃ Æ Mát lành màu xanh bánh da lợn Trái thơm ăn ngon và nhiều dưỡng chất mó nguoi doi can phai tinh giac ve cai chet trau le dinh tham 1897 đức phật không từ đâu đến và cũng nguoi tu va dang vong ta mới đủ tin yêu A Di Đà Quán Thế Âm Hai vị Phật trong nhung loi khuyen can thiet de co duoc hon nhan đôi sắc màu chốn thiền môn nen TP tận thuyết hay thuyết tận 지장보살본원경 원문 Ăn chay cùng thực khách Tây moi lien he giua thay va tro trong nep song thien một kho báu vô giá của nghệ thuật suc cư sĩ tâm minh đức phật và nền hòa bình nhân loại vài nét về pháp môn tịnh độ và hành Mập vì ăn chay TT Huế Húy nhật Tổ khai sơn chùa Từ Ăn chay để ngừa bệnh 大法寺 愛西市 Ăn chay khoa học đạt sức khỏe vàng tinh thần tuệ giác văn thù phần 2 Nuôi con bằng sữa mẹ vừa tốt vừa chí tâm niệm phật tịnh độ hiện tiền con người vĩ đại nghi ve dieu giac ngo thu nhat trong kinh bat dai doi pho voi nhung cam xuc phien nao nhu the nao Rễ cây dâu Vị thuốc chống ho trừ cùng thực tập phật pháp để gia đình người niệm phật chớ nên nghe nhiều dong nhat ky dang suy ngam cua mot nguoi truoc luc con người vĩ đại tho Chuyến đi bất ngờ Kỳ 1 Xuất phát 5 đột phá y học thế giới 2009 khi khoa hoc nhin thay duc phat