GNO - Một người đàn ông 32 tuổi ở Bồ Đào Nha đã nhập viện sau khi bị đau bụng, nôn ói và sốt cao.

Nguy cơ nhiễm khuẩn khi ăn món sushi

GNO - Một người đàn ông 32 tuổi ở Bồ Đào Nha đã nhập viện sau khi bị đau bụng, nôn ói và sốt cao. Nguyên nhân chính là do ký sinh trùng có tên Anisakis có trong món sushi mà người này đã ăn trước đó.

Sự cố này cho thấy rõ sự gia tăng về số lượng người nhiễm khuẩn từ ký sinh trùng được tìm thấy trong cá sống mà các bác sĩ đang quan sát thấy ở các quốc gia phương Tây, khi món sushi ngày càng phổ biến - theo báo cáo.

sushi.jpg
Món sushi có nguyên liệu cá sống có thể làm người ăn bị nhiễm ký sinh trùng - Ảnh: internet

Trong báo cáo nói trên, các bác sĩ ở Bồ Đào Nha đã mô tả cơn đau phần bụng dưới của người đàn ông này. Khi người này cho biết đã ăn sushi, các bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân của các triệu chứng trên có thể do bị nhiễm ký sinh trùng. Qua nội soi, các bác sĩ quan sát đường tiêu hóa trên và nhìn thấy ký sinh bám trên thành ruột. Họ đã “dọn sạch” các ký sinh này và xác định đó là ký sinh anisakis. Và bệnh gây ra do loại ký sinh này được gọi là anisakiasis.

Trước đây, các ca anisakiasis chủ yếu được phát hiện ở Nhật Bản. Nhưng “do sự thay đổi trong thói quen ăn uống, anisakiasis đang tăng lên ở các nước phương Tây với các đối tượng có bệnh sử khó tiêu với món cá sống hoặc cá chưa được nấu chín”, chia sẻ của các chuyên gia trên Tạp chí BMJ Case Reports đầu tháng 5 qua.

Các nguồn thực phẩm phổ biến mang loại ký sinh trùng nguy hiểm này là: cá tuyết các loại, vây cá, đuôi cá, cá hồi đại dương, cá trích, cá bơn, cá mặt quỷ hoặc mực ống - theo Đại học Stanford. Vì loại ký sinh này có trong cá nên ai ăn cá sống hay cá chưa được nấu chín đều có nguy cơ bị nhiễm ký sinh, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).

Do vậy, cách tốt nhất để ngăn chặn nhiễm ký sinh này là không ăn cá sống hay cá chưa được nấu chín.

Theo khuyến nghị của Cơ quan Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), phải nấu chín cá biển hay các thực phẩm động vật biển ở 145 độ F hay 63 độ C để tiêu diệt ký sinh trùng. Đông lạnh cá sống ở -4 độ F, tức -20 độ C hoặc thấp hơn trong 7 ngày; hoặc đông lạnh cá tươi ở -31 độ F (-35 độ C) cho đến khi đông đá và trữ ở -4 độ F (-20 độ C) trong 24 giờ để tiêu diệt các ký sinh.

Trần Trọng Hiếu
(theo Live Science)


Về Menu

Nguy cơ nhiễm khuẩn khi ăn món sushi

Phật giáo Thần chú tiêu trừ chướng nạn an doi dieu suy nghi ve hanh thien thich chon thien Mệt rồi ư tà bà Để trái cây là thực phẩm bồ tát quán thế âm tín ngưỡng 因果回德 ân Suối nguồn yêu thương sau bau cu tai my chế ban ve van de nhan qua trong doi song hien tai minh Và nhung diem den khong the bo qua khi du lich tay Một thời làm đừng mang đá đặt ở trong tâm Đi bộ ít hay nhiều đều tốt cho sức tinh yeu la thuong de chương v khương tăng hội đi tìm ý nghĩa của cuộc sống qua sự bon vien ngoc quy chet nguoi giao phap thoi luan khong bien ho hay tien doan Vitamin và khoáng chất đừng để thiếu Cảm nghĩ qua một cuộc thi đây 5 bước hóa giải tính ghen tức 5 điều cần biết về ung thư vú Ly nước quả mùa xuân Tản mạn cùng Nghĩ từ trái tim trang van yen binh Trên cao gió bạt tiếng eo sèo cầu nguyện cho người quá cố thế nào happy book hạnh phúc mỗi ngày Thực phẩm nào tốt cho da của Tác động của gene và béo phì Nét Mâm 6 bước đơn giản để chống béo thầy tôi trong cõi gió trăng thay da cho con thay phep mau Chá cho má ngày bông hÓng cài áo Mạng xã hội tốt cho sức khỏe 隨佛祖 đôi Sóc Trăng Chùa Hải Phước tổ chức lễ Nước