GNO - Thai phụ sống trong môi trường bị ô nhiễm vào 3 tháng cuối thai kỳ có nguy cơ sinh con mắc tự kỷ...

Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi do ô nhiễm

GNO - Các nhà khoa học Đại học Y khoa Harvard vừa đưa ra kết quả nghiên cứu rằng: Thai phụ sống trong môi trường bị ô nhiễm vào 3 tháng cuối thai kỳ có nguy cơ sinh con mắc bệnh tự kỷ cao gấp 2 lần so với phụ nữ được sống trong môi trường trong lành, theo Reuters.

tre tu ky.jpg
Ô nhiễm môi trường làm tăng gấp đôi nguy cơ trẻ mắc tự kỷ - Ảnh minh họa

Các bà mẹ sống trong môi trường có các chất thải từ khói lửa, phương tiện giao thông, khói công nghiệp (từ nhà máy, công xưởng) thì trẻ sinh ra có nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ cao gấp đôi so với các bà mẹ được hít thở không khí trong lành. Kết quả nghiên cứu này được đăng trực tuyến trên Tờ Môi trường & Viễn cảnh Sức khỏe (The Environmental Health Perspectives) ngày 18-12 vừa qua.

Nghiên cứu nói về mối liên hệ giữa ô nhiễm môi trường và bệnh tự kỷ bắt đầu vào năm 2010. Theo đó, nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh tự kỷ cao gấp đôi nếu trong 3 tháng cuối của thai kỳ  thai phụ sống gần đường cao tốc. Tuy phạm vi của nghiên cứu này chỉ ở Hoa Kỳ nhưng đã giúp gợi ra mối liên hệ khả dĩ cho sự tiếp nối của những nghiên cứu sau này. Đây là chia sẻ của Heather Volk, Bệnh viện Nhi trường Đại học Nam California, tác giả của nghiên cứu trên.

Trên cơ sở phân tích sự gia tăng số trẻ tự kỷ ở Hoa Kỳ, tỉ lệ từ 1/68 trẻ năm 2010 so với tỉ lệ 1/150 trẻ năm 2000 (theo kết quả báo cáo hồi tháng 3-2012), các chuyên gia đã đi tìm hiểu nguyên nhân của sự gia tăng này.

Mặc dù trước đây, bệnh tự kỷ chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân là sự biến đổi gene nhưng sự gia tăng tỉ lệ trẻ mắc bệnh tự kỷ làm các chuyên gia xem xét đến các yếu tố ngoài gene - yếu tố môi trường, vì sự biến đổi về gene không thể lý giải cho sự gia tăng tỉ lệ mắc bệnh này nhanh như vậy.

Nghiên cứu của Đại học Harvard dựa trên các nghiên cứu được tiến hành từ năm 1989, với 116.430 trẻ. Các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu về mức độ ô nhiễm của môi trường sống của các bà mẹ khi họ mang thai. Kết quả này được so sánh với lịch sử thai kỳ của 245 trẻ mắc tự kỷ với 1.522 trẻ phát triển bình thường được sinh ra trong thời kỳ 1990-2002.

Kết quả không tìm thấy sự liên hệ giữa bệnh tự kỷ và môi trường sống ô nhiễm trong đầu thai kỳ hoặc sau khi trẻ được sinh ra nhưng 3 tháng cuối thai kỳ nếu thai phụ sống trong môi trường ô nhiễm sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ trẻ phát triển bệnh tự kỷ.

Chuyên gia dịch tễ học Marc Weisskopf, tác giả nghiên cứu mới nhất này khẳng định: Bằng chứng về việc môi trường sống ô nhiễm tác động đến nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ ngày càng rõ ràng hơn.

Các chuyên gia cho rằng, môi trường ô nhiễm chứa vô số các chất độc hại và các chất này xâm nhập vào tế bào, phá vỡ sự phát triển của tế bào não.

Năm ngoái, Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Hoa Kỳ cũng đã chỉ ra mối liên hệ của ô nhiễm không khí với các bệnh như hen suyễn, ung thư phổi và các bệnh tim mạch.

Đức Hòa
(Theo The Huffington Post)


Về Menu

Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi do ô nhiễm

雷坤卦 nhan dien va chuyen hoa tam benh phuoc Lễ giỗ lần thứ 996 Quốc sư Vạn nguyen ly can ban cua dao phat Thực phẩm nào giúp ăn uống ngon miệng Vì sao ăn chay tốt cho sức khỏe và môi bồ tát đạo hay tám tiết thơ giúp tập tam thanh dao dua den niet ban 波羅蜜心經全文 hieu hòa thượng thích thanh chân 1905 li giai nguyen nhan tai sao can tho cung nguoi Thuốc lá gây suy giảm miễn dịch nghiêm Hành thiền Bài phật hay chuong ii thich ca the ton cha me chua phu dung gửi những đôi vợ chồng muốn chia tay Đổ nghiệp dấu chân khất sĩ cang cũng Yêu lắm nét chữ của con Trị bệnh bằng nước nóng Lên chùa lạy Phật Ngàn năm chưa dễ đã ai quên Thực phẩm làm dịu thần kinh Ăn nấm giúp giảm cân và huyết áp hoạ niệm phật có nghĩa là Chiếc túi của ông lão ăn xin Hơi thở nặng mùi và cách điều trị Nước mắm chay ကဆ န လပ ည န Vị Pháp sư Pháp hoa Nghiện cà phê là do gene khoa nghi sáu thời sám hối thu gui me nhan ngay 8 Nhà Bí mật dinh dưỡng của hạt đậu Vài nét về hành trạng Đại lão Tấm lưng còng gia lai húy kỵ lần thứ 10 cố ht thích à ŠNhẠHoa lơ sốt cà chua Xíu mại thuần chay Vitamin dạng sủi có thể gây hỏng răng