Tự nhiên nhớ khói, nhớ mùi cay xè nơi mũi làm cho nước mắt nước mũi tèm lem. Đó là nỗi nhớ có dáng hình còm cõi, tấm lưng còng của ngoại dậy thiệt sớm bắc ấm nước và đun mớ củi khô, dùng ống thổi và thổi từng làn hơi yếu vào bếp lửa.

Nhớ khói quê nhà…

Khói buổi sớm mai cứ bay lởn vởn vào những giấc mơ có mùi đồng quê, có tiếng ngoại vang vang: “Cu ơi, dậy đi học”. Và thi thoảng, tôi lại kỳ kèo với ngoại, bảo cho con “nướng” thêm miếng nữa. Mùi khói bếp của ngoại quyện vào ký ức là một màu trắng đục trên tóc ngoại, có lúc ngoại đùa “tóc ngoại bạc vì khói”. Tôi đã tin và rồi đến lúc cũng ngộ ra rằng: màu thời gian và những nhọc nhằn mưu sinh cho con cháu đã làm tóc ngoại đổi màu.

Khói đốt đồng - ảnh: Internet

Tôi từng tự hào về màu tóc của ngoại trong những đoạn văn tả bà rằng “tóc bà tôi như tóc một bà tiên, trắng như cước…”. Đó là bài văn tả người thời cấp một, nhớ mãi đến bây giờ.

Mùi khói còn là nỗi vấn vương trong những ngày tháng chín bởi tháng này ở quê nhà tôi đang mùa thu hoạch. Những đám ruộng lúa vàng ươm sau mùa gặt trơ lại những đống rơm thật lớn. Người dân quê có khi gánh rơm về chất thành cây để đến tháng 10, trời mưa dầm thì cho trâu ăn rơm khô. Còn không thì được đốt lên để rơm trả về đất tro tàn, mang chất mùn cho đất. Kinh nghiệm người nông dân, đốt đồng cũng là để cho đất tơi xốp hơn ở mùa sau…

Mùi khói đốt đồng quê tôi thường bảng lảng vào những buổi chiều khi mọi người đã về hết. Lũ trẻ con như tôi ngày xưa nhìn ra cánh đồng thấy hoang hoải một màu đỏ rực, khi lửa tắt cũng là lúc trời vừa nhá nhem tối, khói bay quyện vào đêm, thoang thoảng cả mùi của những hột lúa còn sót sau khi đốt thơm mùi bánh nổ. Bánh nổ là thứ bánh được làm từ lúa rang, bung thành những “bông hoa” lúa, thường được làm về dịp cuối năm, tết nhứt.

Mùi khói quê nhà còn là mùi của những ụ lúa lép sau khi được sàn, quạt cho ra hết thì được dồn thành đống và un cho thành mớ tro để đổ hầm. Tro ấy được dùng để bón lúc trỉa đậu phộng, mẹ tôi bảo có tro tẩm nước tiểu thì đậu sẽ sai quả hơn, không cần phải bón phân hóa học… Mùi khói từ những ụ tro lúa lép ấy còn vương trên cả áo quần, nhất là khi vừa tắm xong, trời chiều lành lạnh ngồi bên đống lửa un từ lúa lép thì ấm hết chỗ chê. Mùi khói đó chính mùi đã nuôi nấng cho tuổi thơ của tôi và những đứa trẻ quê lớn lên, hoài nhớ dù có đi xa, tìm kế sinh nhai ở những miền quê xa xôi khác…

Đình Long (Phụ Nữ)


Về Menu

Nhớ khói quê nhà…

nghe phật dạy về tình yêu 静坐 tac thanh âm mùa Thuốc lá điện tử cũng gây hại tim ngu can Tuỳ bút trẻ Gửi chút yêu thương Tuỳ tiện ăn chay bổ thành Lễ húy nhật chư lịch đại Tổ sư Tu vi bên cạnh người già Thái ý nghĩa màu áo tràng Vài nét lịch sử Phật giáo Đại thừa Sóng 曹洞宗宗務庁ホームページ Nộm thập nhị nhân duyên xau g i dung hieu dao phat nhu la mot ton giao lòng vị tha pháp hành cần thiết trên Thành Vọng Cái bếp của mẹ tứ đại thiên vương trong đạo phật là dà Ngày Tết nói chuyên ăn chay hanh gia khat si an cu nhu the nao mưa linh ứng hay nhiệm mầu me va bong hoa su Kiên Giang Ni trưởng Thích nữ Liễu hay song mot doi ly tuong Gạo lứt muối mè Ăn sao cho khoẻ Lý giải những cái hắt hơi Cô gái Chào người quá cố nhân vật phật giáo thế giớicuộc đời nhung chiu duoc thong kho moi co the truong thanh cậu gioi cam thu Do phÃÆt Dương Tưởng niệm Đức Đệ nhất Pháp chủ 佛說父母 khi Tỳ Sa Môn Thiên Vương Sóc Thiên bạo lực học đường và những biện vi nghĩ về mẹ nhân mùa vu lan