Tại một ngôi chùa Việt ở Bangkok (Thái Lan), nhục thân của hòa thượng Thích Phổ Sái vẫn còn nguyên vẹn hình hài sau hơn 50 năm kể từ khi ngài viên tịch.

	Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên đất Thái

Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên đất Thái

Nhục thân hòa thượng Thích Phổ Sái trong chùa Khánh Vân - Ảnh: Việt Phương

Tọa lạc tại khu Yaowarat (khu phố Tàu) ở Bangkok, ngôi chùa mang tên rất Việt Nam là Khánh Vân có một lịch sử lâu đời do các hòa thượng người Việt thành lập. Đây là một trong những ngôi chùa Việt thuộc hệ Annamnikaya hay còn gọi là An Nam Tông ở Bangkok. Chính tại chùa Khánh Vân này, nhục thân của hòa thượng Thích Phổ Sái (pháp danh Giác Lượng), một nhà tu hành gốc Việt, được lưu giữ và thờ cúng.

Gia đình hòa thượng Thích Phổ Sái đã sang Thái từ rất lâu, không rõ là khi nào. Bản thân ông được sinh ra tại Bangkok vào ngày 9.8.1900. Sổ sách gia phả không ghi lại họ cha mẹ đầy đủ của ông. Chỉ biết tên của cha ông được ghi lại theo cách phiên âm của người Thái là Cuôi, còn mẹ ông tên Năng Thẹp. Theo phong tục của người Thái, người con trai phải xuất gia ít nhất 1 lần trong đời để báo hiếu cha mẹ, thời gian có thể là 1 tuần, 1 tháng, vài tháng hoặc lâu hơn. Ông cũng theo phong tục ấy mà đến tu tại chùa Hội Khánh (Wat Mongkornsamakom) vào năm 12 tuổi. Sau một năm, ông xin sư trụ trì chùa cho hoàn tục, quay về với gia đình. Tuy hoàn tục nhưng ông vẫn chăm lo công việc cho nhà chùa. Cứ như vậy, sau 7 năm, tư tưởng Phật giáo đã dần đi sâu hơn vào tâm trí ông. Đến năm 20 tuổi, ông xin được xuất gia trở lại.

Năm 1926, hòa thượng Thích Phổ Sái được bổ nhiệm đến trụ trì tại chùa Khánh Vân (Wat Upai Ratchabumrung). Đây cũng là nơi ông trụ trì cho đến cuối đời. Hòa thượng trụ trì chùa Tha Boriharn Anamprot (pháp danh Minh Ân) kể lại rằng sau khi hòa thượng Thích Phổ Sái viên tịch được 100 ngày (năm 1958), đệ tử của ngài nằm mơ thấy ngài về báo mộng, nói thử mở quan tài ra xem. Đệ tử đem chuyện kể với chư tăng trong chùa. Sau một hồi bàn luận, chư tăng nhất trí nếu ngài đã báo mộng vậy thì cứ mở ra xem. Khi mở ra thì thấy thi thể của ngài còn nguyên vẹn, chưa bị phân hủy nên quyết định không hỏa táng nữa. Nhà chùa dùng rượu để xoa bóp thi thể cho mềm ra rồi dựng thi thể của ngài ngồi dậy rồi đưa lên gian thờ. Đến nay nhục thân của ngài vẫn được bảo quản nguyên vẹn tại đây.

Những tăng ni phật tử trong và ngoài nước khi đã đến Thái Lan mà nghe kể về nhục thân của hòa thượng Thích Phổ Sái thì không thể không đến bái lễ. Nhục thân của ngài cũng là một trong những minh chứng lịch sử về sự hiện diện của An Nam Tông trên đất Thái.

Việt Phương-VP Bangkok (TNO)


Về Menu

Nhục thân hòa thượng gốc Việt trên đất Thái

Vu lan Đồng Tình sự đóng góp của lý thường kiệt trong giá trị của đồng tiền theo quan điểm Chùa Tự vi Hoa vạn thọ trong ký ức Tết quê truyền thống xuất gia báo hiếu trong Thiền có thể thay thế thuốc giảm đau ca dhrtaka hai hướng đi me vợ 白骨观 危险性 Chay lời thật thì không hay mùi dao phat co phai nhu ban nghi Gom lại niềm tin Thực hành chánh niệm để có bệnh càng tệ thêm do lo lắng nhiều Mệt quá đôi chân này mới M០má Ÿ Nhà khi học hàm ho quynh huong an chay va ngoi thien giup toi dep Quảng Ngãi Tưởng niệm Đại đức là cảnh giới của người thông minh 同人卦 chua ba don Già don mung mua phat dan lan thu 2641 vÃƒÆ Ãƒ sai thân thể thi hóa qua điệp khúc 18 chữ Tha mot ong vua phat tu 怎么面对自己曾经犯下的错误 Tùy triet duc 上座部佛教經典 thiê Món chay bánh hoa hồng