Lời Phật dạy
Những ngày nào thì Phật tử nên ăn chay?

Lời Phật dạy: “Ăn chay là cốt yếu để nuôi dưỡng lòng từ bi và tinh thần bình đẳng. Phật tử không lý nào lại không thực hành đức từ bi trong đời sống của mình từ ý nghĩ, lời nói, cho đến cách ăn uống”

 Ăn chay trong chính niệm.



Chữ Chay nguyên âm là Trai, dịch từ Phạn âm Ô ba va sa tha (Upavasatha), có nghĩa là Thanh Tịnh và một nghĩa nữa là Thời thực. Thời thực là dùng bữa ăn trưa vào giờ Ngọ và Phi Thực là ăn trưa sau giờ Ngọ.

Theo quan niệm phổ thông của Phật tử Ðại thừa Việt Nam, ăn chay là dùng những chất thanh đạm, không ăn cá thịt và các thứ hôi nồng thuộc về loại ngũ tân vị (năm món gia vị có mùi cay nồng gồm: Hành, hẹ, tỏi, kiệu và hưng cừ - PV)

Sở dĩ phải như vậy vì việc dùng chay mang đến cho con người một sự thân tâm, thanh tịnh, tránh được nhiều bệnh tật trong cuộc sống hằng ngày .

Ngoài ra ăn chay tăng thêm phần công đức trên phương diện tiến tu qua lời dạy của Đức Phật là vì lòng thương xót chúng sinh; tránh ác báo của nghiệp sát và muốn dứt tâm tham nhiễm nơi vị trần.

Còn theo cố Hòa thượng Thích Thiền Tâm, điều cần yếu là khi ăn phải từ nơi cơ bản thiết thực của nó. Không nên vì mê tín phi lý, vì háo danh muốn được tiếng khen mà ăn, hoặc sinh lòng kiêu mạn trở lại khinh người ăn mặn.

Theo đạo Phật có hai phương thức ăn chay là chay trường và chay kỳ. Đối với ăn chay trường là tự nguyện suốt đời dùng chất thanh đạm, không thọ dụng đồ huyết nhục. Còn ăn chay kỳ thì theo những ngày trong tháng, trong năm. Cụ thể là Nhị trai, Tứ trai, Lục trai, Thập trai, Nhất ngoạt trai, Tam ngoạt trai.
 
Theo đó Nhị trai là ăn chay mỗi tháng hai lần vào ngày mùng một và rằm. Tứ trai là ăn bốn lần chay trong tháng, vào ngày mùng một, mùng tám, rằm, hăm ba (hoặc ba mươi, mùng một, mười bốn, rằm).

Nhất ngoạt trai là ăn chay luôn trong một tháng, vào tháng giêng, tháng bảy, hay tháng mười. Cách thức ăn chay như những ngày trên, đây chẳng qua là bước tập lần để đi đến trường trai mà thôi. 

Bởi ăn chay dù rằng hữu ích và hợp lý nhưng cũng tùy theo hoàn cảnh và căn cơ, không phải người Phật tử nào cũng có thể bỏ ăn mặn liền trong một lúc được. Vì muốn đạt mục đích trường trai, có người không y theo lệ trên, mỗi tháng tập ăn chay từ năm, mười, mười lăm ngày, lần lần cho đến trọn tháng. 

Lục trai là ăn chay trong các ngày mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30 (tháng thiếu 28, 29 - PV) còn Thập trai là ăn chay mười ngày trong mỗi tháng.

Các thuyết Lục trai, Thập trai và Tam ngoạt trai đều có điểm. Theo kinh Phạm Võng, đức Phật dạy không nên dùng ngũ tân gia vị vào thức ăn vì những thứ ấy làm cho thân thể hôi và dễ sanh các phiền não như ái dục, sân hận.

Như thế thì muốn cho sự tu phước thêm phần toàn vẹn, vào ngày Lục trai hay Thập trai, người Phật tử nên thọ trì Bát quan trai giới (tám giới phải giữ - PV), song phải ăn lạt và không dùng ngũ vị tân.

“Người Phật tử ăn chay đều nên tùy hoàn cảnh, khả năng tập lần, để tiến bước. Không nên ép xác cố ăn một cách quá kham khổ. Hãy chọn lựa thay đổi thường xuyên các món ăn thích hợp và vệ sinh” – lời khuyên của cố Hòa thượng Thích Thiền Tâm.

Các ngày ăn chay

02 ngày:  Mùng 1 và rằm (15)
04 ngày:  Mùng 1, 14, 15 và 30
06 ngày:  Mùng 8, 14, 15, 23, 29 và 30
08 ngày:  Mùng 1, 8, 14, 15, 18, 23, 24 và 30. 
10 ngày:  1, 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29 và 30. 
01 tháng: Tháng giêng hoặc tháng 4 hoặc tháng 7 hoặc tháng 10. 
03 tháng: Tháng giêng, tháng 7 và tháng 10. 
04 tháng: Tháng giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10. 
Trường trai: Ăn quanh năm suốt tháng 

  Bùi Hiền  

Về Menu

những ngày nào thì phật tử nên ăn chay? nhung ngay nao thi phat tu nen an chay tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Làm bán vé số luoc ÐÐÐ 演若达多 佛教的出世入世 boi vi dau ma bat hieu Tam 鼎卦 赞观音文 7 ao tuong ve tinh yeu 静坐 Đồng ï¾ dạy 轉識為智 佛說父母恩重難報經 涅槃御和讃 ï¾ ï½½ That giac chi BÃ Æ お仏壇 お手入れ A DI DA 氣和 ÄÆ 一吸一呼 是生命的节奏 dễ hay khó Ä au 無量義經 お墓の墓地 霊園の選び方 永平寺宿坊朝のお勤め Phật 法会 k dựng 藏红色 自悟得度先度人 hàng ngàn ngon nến lung linh tưởng nhớ 佛教讲的苦地 간화선이란 錫杖 Ä 白骨观 危险性 僧秉 moi hieu duoc nhung dieu nhu the Luận về vấn đề phóng sanh 抢罡 Mẹ là nhất nhất trên đời 三乘總要悟無為 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟