Trên trang nhà chính thức của Hệ phái Khất sĩ - thành viên sáng lập GHPGVN gần đây đăng tải một bài viết có nội dung rất đáng quan tâm. Đó là “Các vấn nạn của Hệ phái ngày nay và giải pháp” của HT.Giác Pháp, Phó Thư ký Ban Tăng sự T.Ư GHPGVN, Chánh Thư ký
Những vấn nạn trong đặc thù biệt truyền của Hệ phái Khất sĩ

Hệ phái.
Theo đó, bài viết đã nêu ba nhóm vấn nạn tiêu biểu, đó là:

(1) Phát triển khuynh hướng tư hữu cá nhân;

(2) Không có khả năng quản trị ngôi đạo tràng của mình, có xu hướng sống tà mạng, nặng về cơ sở vật chất;

(3) Tình trạng lạm dụng các tiện ích công nghệ thông tin.

Về nhóm vấn nạn thứ nhất, tác giả đặt vấn đề của hệ phái đáng cảnh báo, đó là khuynh hướng hướng ngoại hoặc ly khai, quan tâm đến chức vụ của Giáo hội và xã hội hơn là tham gia các hoạt động của Giáo đoàn và mục tiêu hướng đến của người khất sĩ. Tự do cất thất khi chưa đủ tiêu chuẩn ra riêng và không xin phép. Lạm dụng sự cho phép giữ tiền đã sử dụng tài chánh cho mục đích cá nhân tư hữu. Người trụ trì có khuynh hướng “gia đình hóa” ngôi tự viện của mình, độc tài, chuyên quyền, coi ngôi đạo tràng là nhà riêng của mình...

Về nhóm vấn nạn thứ hai, bài viết nêu việc không quản lý được Tăng Ni trong trú xứ trong việc đi lại như du học, tham quan, vận động tài chánh; thiếu khả năng điều hành và không ý thức chức năng - vai trò của mình, làm cho số lượng tín đồ giảm sút. Bên cạnh đó, có hiện tượng nặng về kinh doanh, buôn bán, rẫy nương, thậm chí còn làm các nghề như phong thủy, xem tướng, bói toán, lập đàn cúng tụng, lấy việc xây dựng làm thành tích, rồi sinh tự mãn.

Nhóm vấn nạn thứ ba, bài viết cũng cảnh báo việc lạm dụng các tiện ích của công nghệ thông tin như Facebook, Zalo… và sử dụng internet vào việc giải trí hơn là để tu học và hoằng pháp.

Ở góc độ là một trong những vị giáo phẩm của hệ phái, tác giả bài viết - HT.Giác Pháp, cũng đã nêu đề xuất những giải pháp cho các vấn nạn trên trong đặc thù biệt truyền của Hệ phái Khất sĩ.

Vấn đề này đã được đặt ra, là một trong nội dung chính thức của khóa bồi dưỡng trú trì lần thứ 14 dành cho chư Tăng Ni Hệ phái Khất sĩ được tổ chức vào trung tuần tháng 5-2017 tại TP.HCM, nhưng cũng đáng để suy nghĩ ở một bình diện rộng hơn, về tình trạng của Phật giáo hiện nay.

Xã hội luôn thay đổi; với tinh thần uyển chuyển và không giáo điều, đạo Phật cũng luôn có sẵn tinh thần thích ứng với thời duyên. Thích ứng nhưng không bị nhấn chìm trong dòng chảy thế tục, rời xa lý tưởng, nếp sống thường được cho là “đi ngược với dòng đời”, tùy duyên mà không tùy tiện.

Còn nhớ, Đức Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN - Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ đã từng nhận định: “Chùa to cảnh lớn dù sao cũng chỉ là phương tiện, nên không quan trọng trong việc quyết định thành tựu của người tu”. Phương tiện, dĩ nhiên là cần thiết, nhưng lụy phương tiện mà rời xa cứu cánh thì chính là đang hướng ngoại, nặng vật chất. Đó là những cảnh báo cần được quan tâm, không chỉ đối với Hệ phái Khất sĩ mà cho Phật giáo nói chung nếu không muốn bị xa lìa đời sống và sứ mệnh thiêng liêng của mình.
 
Bài viết: "Những vấn nạn trong đặc thù biệt truyền của Hệ phái Khất sĩ"
Diệu Nghiêm -
Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

những vấn nạn trong đặc thù biệt truyền của hệ phái khất sĩ nhung van nan trong dac thu biet truyen cua he phai khat si tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

佛子 Lá thư không gửi Gỏi thanh trà ăn lạ miệng Giải khát với nước chanh lô hội 緣境發心 觀想書 Vị đại sư sáng lập Tịnh Độ tông Món chay mùa Phật Đản 仏壇 通販 niềm thiền không liên can gì với cách chúng ta Lá sen 轉識為智 Trường chùa an xá Giải nhiệt cơn nóng với rau câu 饒益眾生 húy kỵ chư tôn đức tiền bối Năm khúc sông Hằng อธ ษฐานบารม Chùa Thiên Tôn Bớt nóng với trà và salad hoa Chim bồ câu bay về 機十心 nhãƒæ học cách tu cái miệng 佛教教學 07 饿鬼 描写 佛经讲 男女欲望 Nghệ thuật ẩm thực chay xứ Huế luyen Khoa nghi sáu thời sám 仏壇 拝む 言い方 hạnh phúc thay đức phật ra đời 供灯的功德 忍四 å ƒåº å ºå Tự làm bánh ú tro đậm đà hương quê áÛ thiền trong cuộc sống Chùm ảnh Lễ nhập quan cố HT Thích 禅诗精选 Chữ tình là chữ khởi đầu LÃƒÆ i 度母观音 功能 使用方法 築地本願寺 盆踊り 寺庙的素菜 hiếu 蒋川鸣孔盈 thống Từ bi và vị tha nâng đỡ sức khỏe con muc dich cuoc doi la g