Ngài trên danh hiệu là vị lãnh tụ kiêm cả thế quyền và giáo quyền của Mông Cổ, đã 9 đời tái sinh để giữ ngôi Pháp Vương và Quốc Vương Mông Cổ nhưng ngài đã phải ẩn dật suốt nửa thế kỷ nay Vị Phật sống này của Mông Cổ có tên hiệu là Jetsun Dhampa, bây g
Pháp Vương Mông Cổ Về Thăm Thời Hậu Cộng Sản. Phan Tấn Hải

Ngài trên danh hiệu là vị lãnh tụ kiêm cả thế quyền và giáo quyền của Mông Cổ, đã 9 đời tái sinh để giữ ngôi Pháp Vương và Quốc Vương Mông Cổ - nhưng ngài đã phải ẩn dật suốt nửa thế kỷ nay. Vị Phật sống này của Mông Cổ có tên hiệu là Jetsun Dhampa, bây giờ đã tới đời thứ 9. Dưới đây là bản tin mới nhất viết về ngài, do hãng thông tấn Forum 18 News Service từ Moscow hôm 27-11-2003. Và kèm theo đó là các thông tin về vị này, từ các trang web về Tây Tạng.

 

Tượng đồng mô tả ngài Zanabazar, Pháp Vương Mông Cổ Jetsun Dhampa đời thứ nhất (1635-1732). Tượng này được đúc vào cuối thế kỷ 17 hay đầu thế kỷ 18.

        

Ngài Pháp Vương Mông Cổ Jetsun Dhampa đời thứ chín, đang lưu vong ở Dharamsala. Nhà nước Mông Cổ không muốn ngài về nước.

Bản tin của phóng viên Geraldine Fagan viết từ Ulan Bator, thủ đô Mông Cổ như sau.

Trước năm 1921, dân Mông Cổ công nhận một vị Phật sống như là Quốc Vương, nên việc khám phá ra vị sư tái sinh từ vị Quốc Vương cuối cùng đã không được chính phủ hiện nay đón nhận vui vẻ, theo hãng tin Forum 18 News Service khám phá. Một nguồn tin Phật giáo ẩn danh nói với Forum 18 rằng chính phủ Mông Cổ không cho phép Jetsun Dhampa IX viếng thăm Mông Cổ vì "Họ sợ rằng ngài sẽ đòi quyền lực nơi đó."

Tuy nhiên, Jetsun Dhampa nói rằng ngài "không muốn gì về chính trị." Có nhiều quan điểm khác nhau được bày tỏ ở Mông Cổ cho Forum 18 về vị trí nào mà Mông Cổ nên giành cho vị Phật sống mới khám phá ra này. Vào năm 1999, Jetsun Dhampa đã viếng thăm Mông Cổ một cách không chính thức như một du khách, được tiếp đón bằng các buổi tiếp tân nồng nhiệt và được một số người công nhận như là vị Pháp Vương của Mông Cổ, điều làm cho chính phủ lo ngại. Một cuộc viếng thăm chính thức thấy rõ không có vẻ gì xảy ra trong tương lai.

Khi xử tử Nga Sa Hoàng Tsar Nicholas II và gia đình vị vua này  trong năm 1918, người Bolsheviks đã khai tử luôn chế độ phong kiến ở nước Nga. Nhưng các đồng chí cách mạng của họ ở Mông Cổ gặp vấn đề phức tạp hơn. Tương tự như dân Tây Tạng thờ phượng Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, những người dân Mông Cổ thời tiền cách mạng cũng thờ phượng ngài Bogdo Gegen vừa như vị Quốc Vương vừa như vị Giáo Chủ Pháp Vương. Các lãnh tụ đầu tiên của nước Cộng Sản Mông Cổ năm 1921 đã tước đoạt tất cả quyền lực chính trị từ Ðức Bogdo Gegen đời thứ 8, nhưng việc ngài viên tịch tự nhiên năm 1924 không có nghĩa là họ đã xóa hẳn tên ngaì ra khỏi lịch sử Mông Cổ.

Năm 1936, các vị sư Phật Giáo cao cấp tại Lhasa, thủ đô Tây Tạng, đã công nhận một cậu bé 4 tuổi ở địa phương là hậu thân của vị Pháp Vương Mông Cổ. Vào lúc đó, Mông Cổ vẫn còn dấn mình trong các chiến dịch xóa sổ tôn giáo, trong đó chính phủ dùng xe tăng và phi cơ để phá hủy hàng trăm tu viện Phật Giáo và giết hàng ngàn vị sư. Việc khám phá ra vị Jetsun Dhampa đời thứ IX (danh hiệu "Bogdo Gegen" tức là "Cực Thánh" chỉ được ban cấp khi lên ngôi ở Mông Cổ) do đó được giữ các vị sư Tây Tạng bí mật tuyệt đối cho tới khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Mông Cổ.

Theo một cuốn cẩm nang du lịch viết cho cung điện của ngài Bogdo Gegen, bây giờ là bảo tàng viện quốc gia, tại thủ đô Ulan Bator ghi nhận thì kiếp thứ 9 của Pháp Vương vẫn còn "không ai biết cho tới năm 1990, bởi vì tôn giáo không được quan tâm lắm đối với chính phủ xã hội chủ nghĩa." Ngay trong năm đó, Phó Trụ Trì Yo Amgalan của tu viện Gandantegchenlin của Mông Cổ nói với Forum 18 News Service hôm 17-10, "chúng tôi có nghe rằng một vị lạt ma tái sanh tại Aán Ðộ là Ðức Jetsun Dhampa đời thứ IX."

Theo lời ngài Amgalan, Phật Tử Mông Cổ đã chấp nhận việc Ðức Ðạt Lai Lạt Ma chính thức xác nhận năm 1991 về đời thứ 9 của Jetsun Dhampa. Thế là từ đó, tổ chức của họ, Trung Tâm Phật Tử Mông Cổ (Centre of Mongolian Buddhists, viết tắt CMB) đã xin chính phủ cấp cho ngài Jetsun Dhampa giấy visa nhập cảnh nhiều lần kể từ năm 1990, sư Amgalan kể, "vậy mà chúng tôi chưa bao giờ nhận được trả lời."

Nói chuyện với Forum 18 tại Ulan Bator hôm 18-10, một nguồn tin Phật Giáo giấu tên giải thích rằng chính phủ Mông Cổ không muốn để Jetsun Dhampa IX thăm viếng nước này, "Họ sợ rằng ngài sẽ đòi lại quyền lực nơi đây." Vào tháng 7-2000, Jetsun Dhampa cũng bị từ chối một giấy visa vào Nga, nhưng rồi được phép thăm vào tháng 8-2003. Trong cuộc phỏng vấn với tổ chức tôn giáo NG-Religii trong khi thăm Moscow, vị lãnh tụ Phật Giáo lưu vong Mông Cổ cũng nói tương tự rằng chính phủ Mông Cổ lo sợ là ngài sẽ tranh quyền lực để đòi lại ngôi Pháp Vương và Quốc Vương, "Nhưng tôi không muốn chính trị gì cả."

Trong cùng cuộc phỏng vấn đó, Jetsun Dhampa nói rằng hầu hết dân Mông Cổ là tín đồ của ngài, và rằng tất cả các tu viện trưởng ở Mông Cổ đã cung thỉnh ngài trở thành vị lãnh tụ tinh thần chính thức của họ. Tại Ulan Bator, Forum 18 lại thấy nhiều ý kiến dị biệt về cương vị mà ngài có thể giữ trong nước Mông Cổ hiện đại.

Trong điều nhấn mạnh là ý kiến riêng tư, vị Trưởng Ban Ngoại Vụ của CMB chỉ ra rằng, trong khi các Phật Tử tin rằng ngài là hóa thân đời thứ 9 Pháp Vương Mông Cổ, nhưng đây chỉ là dựa vào thẩm quyền của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma. J. Lhagvademchig không tin là sẽ có ảnh hưởng lớn lao của Jetsun Dhampa trên dân tộc Mông Cổ. "Ngài không biết nói tiếng Mông Cổ, mà cũng không biết bao nhiêu về văn hóa hay tâm lý Mông Cổ. Cho nên vị tái sanh này không thể nào trở về làm Quốc Vương Mông Cổ được."

Dân Biểu Mông Cổ Sendenjav Dulam nói với Forum 18 trong ngày 18-10 rằng, trong khi một số Phật Tử mong muốn ngài trở về với danh hiệu Bogdo Gegen, nhưng không thể làm Quốc Vương nữa. "Ngài có thể là một vị hướng dẫn tinh thần, nhưng cũng không thể làm vị lãnh tụ cho tất cả Phật Tử Mông Cổ." Thêm nữa, Mông Cổ bây giờ theo chế độ dân chủ đa đảng, tuy không còn theo chế độ cộng sản, nhưng cũng không còn như thời phong kiến.

E. Batmunkh, một vị đại tá trong quân đội Mông Cổ, nói với Forum 18 hôm 17-10 rằng ông muốn dùng vai trò Bogdo Gegen như khuôn mặt biểu tượng, "Ngài có thể trở về làm tổng thống, nhưng không nên có thế lực chính trị. Y hệt như cương vị của Nữ Hoàng Anh Quốc."

Vào tháng 7-1999, ngài Jetsun Dhampa viếng thăm Mông Cổ với giấy visa du khách, và nhiều người thuộc đủ mọi lứa tuổi đã tìm đón ngài, "họ tới từ cả các ngôi làng xa xôi khi nghe tin ngài về nước." Tuy nhiên, chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân lúc đó không hài lòng về việc một nhà sư Tây Tạng lưu vong lại được dân Mông Cổ nồng nhiệt tiếp đón, nên đòi hỏi Mông Cổ "phải đưa ngài ra trong vòng 24 giờ đồng hồ," theo lời kể của Tsedendamba, vị cố vấn về tôn giáo vụ của Tổng Thống Mông Cổ Natsag Bagabandi.

LƯỢC SỬ MÔNG CỔ

Giữa thế kỷ thứ 3 trước công nguyên - Vương Quốc Hung Nô tại Mông Cổ, với các tù trưởng nổi tiếng như Tumen và Modun, các vị đã đẩy lùi một trận tấn công của nhà Hán khoảng 200 năm trước công nguyên.

1162 sau công nguyên - Thành Cát Tư Hãn ra đời dưới tên Temujin (Thiết Mộc Chân).

1202 - Thành Cát Tư Hãn lên ngôi Tù Trưởng Tối Cao tại Mông Cổ. Trong 25 năm kế tiếp, thiết lập một đế quốc trải dài từ Âu Châu tới Thái Bình Dương.

1227 - Thành Cát Tư Hãn chết. Các con tranh chấp nhau.

1635 - Zanabasar ra đời, thuộc dòng họ Thành Cát Tư Hãn, và trở thành nghệ sĩ lớn nhất và tư tưởng gia lớn nhất của Mông Cổ. Ngài tái tạo ra bộ mẫu tự Mông Cổ, vẽ kiểu các ngôi chùa lớn, đúc các tượng đồng và đẩy văn hóa Mông Cổ lên một tầm cao mới. Zanabazar (1635-1732) là vị Bogdo Gegen đầu tiên.

1691 - Quân Mãn Châu xâm lăng và cai trị Mông Cổ. Ngôn ngữ Mông Cổ bị xem là bất hợp pháp. Mông Cổ thần phục Mãn Châu trong 3 thế kỷ sau đó.

1911 - Các quan nhà Thanh cai trị bị lật đổ ở Mông Cổ.

1915 - Hiệp ước Kyakhta. Mông Cổ được nhà Thanh công nhận độc lập với điều kiện không quan hệ với các cường quốc khác. Chức vụ Bogdo-Gegen được công nhận là Quốc Vương Mông Cổ, còn gọi là Bogd Khan.

1918 - Bogdo Gegen từ chối công nhận Cách Mạng Xô Viết, xin quân đội Trung Quốc giúp Mông Cổ chống lại hiểm họa Xô Viết.

1921 - Ðảng Nhân Dân Mông Cổ thành lập ở Kyakhta, và Sukhbatar nhận lệnh chỉ huy quân đội của đảng này.

1924 - Cuộc Cách Mạng XHCN Mông Cổ. Ngài Pháp Vương Bogd Khan "biến mất," một chính phủ XHCN Mông Cổ thành lập với Tổng Bí Thư là Sukhbatar (người dịch tin ghi nhận: bản tin Forum 18 nói Pháp Vương Bogd Khan chết vì lý do tự nhiên). Liên Xô được mời giúp bảo vệ nước bạn XHCN này, nhưng rồi sau đó Stalin thay thế tất cả các nhà cách mạng ban đầu của Mông Cổ bằng những người biết nghe lời. Sukhbatar chết "bí ẩn."

1930s - Tất cả mọi việc thờ phượng của Phật Giaó bị ngăn cấm, hàng ngàn sư bị thảm sát và chùa chiền bị phá hủy. Lãnh tụ Mông Cổ thời này là Choybalsan, được xem là búp-bê của Stalin.

1990 - Lo sợ sụp đổ như Ðông Âu, đảng CS Mông Cổ tự loan báo cải tổ, và tổ chức bầu cử "tự do."

1990s - Ðảng CS Mông Cổ vẫn nắm quyền ở Mông Cổ, nhưng ra nhiều biện pháp cải cách và cho kinh tế thị trường. Trong cuộc bầu cử 1992, dân nông thôn vẫn ủng hộ các cựu đảng viên CS. Ðối lập chỉ thành công ở các thành phố lớn. Tuy đã có chế độ đa đảng, nhưng Liên Minh Dân Chủ Mông Cổ lại thua phiếu người CS trong cuộc bầu cử năm 2000.

NHÂN DUYÊN CỦA PHÁP VƯƠNG MÔNG CỔ

Mặc dù Pháp Vương được vị Nhiếp Chính Tây Tạng công nhận từ lúc còn là cậu bé 4 tuổi, nhưng lai lịch ngài được giấu kín trong các bức tường tu viện suốt nửa thế kỷ vì lo sợ điệp viên Mông Cổ truy tìm ám sát. Chỉ tới tháng 9-1991, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma mới chính thức loan báo sự hiện hữu của Ðức Khalkha Jetsun Dhampa đời thứ 9, tên gọi Jampal Namdrol Chokye Gyaltsen.

Theo lịch sử Tây Tạng, kiếp trước kế liền của Pháp Vương Mông Cổ đời thứ nhất là Taranatha (sinh năm 1575), một vị sư nổi tiếng về Mật Tông. Vị này có 14 kiếp trước đó liên tục tái sinh trong các dòng tu Tây Tạng, trong đó có những kiếp ngài rất nổi tiếng về tu học.

Trong khi hoằng pháp ở Tây Tạng, sư Taranatha đã sáng lập Tu Viện Takten Phuntsok Ling, nằm cách Shigatse ba giờ đồng hồ, nơi có 500 vị sư và nhiều tu viện chi nhánh khắp Tây Tạng. Vào lúc đó, Taranatha làm lễ quán đảnh Kalachakra hai hay ba lần mỗi năm ở tu viện này, nơi sau đó đổi tên thành Ganden Phuntsok Ling. Trong những năm cuối đời, sư Taranatha nổi tiếng ưa hài hước, có lần trong khi thuyết pháp có nói là để xem sẽ tái sinh nơi đâu. Một học trò người Mông Cổ lúc đó mới lên tiếng xin, "Con xin thầy kiếp sau sinh về Mông Cổ." Và chuyện này đã xảy ra.

Kiếp sau của Taranatha là vị Khalka Jetsun Dhampa đời thứ I, và là vị lạt ma chỉ huy tất cả các tu viện Mông Cổ. Sinh ra là con một vị vua Mông Cổ, ngay khi còn bé đã được công nhận là lạt ma tái sinh, và năm 14 tuổi (khoảng năm 1650), cậu đã hành hương Tây Tạng, và khi gặp Ban Thiền Lạt Ma đời thứ 4 Panchen Losang Chogyen và Ðạt Lai Lạt Ma đời thứ 5 Ngawang Losang Gyatso, thì cậu thiếu niên Mông Cổ được công nhận là hậu thân của vị thánh Taranatha. Hai vị Ban Thiền và Lạt Ma này trở thành thầy dạy trực tiếp cho tiểu vương tử và rồi trao danh hiệu Khalkha Jetsun Dhampa lúc đó. Cậu về Mông Cổ và hoằng pháp khắp nước.

Hiện thời, Ðức Pháp Vương Mông Cổ Khalkha Jetsun Dhampa IX chỉ là một vị sư già, đang cư ngụ ở Dharamsala, Aán Ðộ. Ngài được cả người Mông Cổ và Tây Tạng tôn kính, và thỉnh thoảng vẫn đi Mỹ và Canada để hoằng pháp, chuyên dạy pháp Thiền Mahamudra và các khóa tu Kalachakra. Ngài đã sáng lập Takten Kalachakra Project để sẽ thành lập một học viện về Triết Học Phật Giáo ở Dharamsala.

Phật Tử nào muốn góp tiền cho vị Pháp Vương Mông Cổ này hoằng pháp có thể gửi về:

H.E. Khalkha Jetsun Dhampa
c/o Namgyal Monestery
P.O. Mcleod Ganj 176219
Dharamsala,
Distt. Kangra,
H.P.
India


Về Menu

pháp vương mông cổ về thăm thời hậu cộng sản. phan tấn hải phap vuong mong co ve tham thoi hau cong san phan tan hai tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

佛頂尊勝陀羅尼 お寺との付き合い 檀家 五痛五燒意思 lÊ八个字浪漫寄语 熊野神社 申込書 新宿 Sữa đậu nành giúp giảm cholesterol 华严经解读 嗔恨心的表现是什么 giao 栃木県寺院数 Nghiep åœ 心经 多彩的活动作文六年级 æ æ æµæŸçåŒçŽ 法事案内 テンプレート 否卦 日期天数计算器 dang nhan via duc bo tat quan the am 19 พลอย อ ยดา ông vet æ æœ å äº çºå 河南有专属的佛教 å¼ å ngu 描写家乡的桥的句子 ๆ ภขง หลวงป แสง åƒäæœä½ æ Æå åä¹æ 佛脚四谛 七五三 家族写真 Ï 簡単便利戒名授与水戸 Kheer curd chapati và thức chay xứ Ấn cÓn º º cÃÆ Nhìn túm 生日祝福语 สโตร ส รา chua