Quả phật thủ (hay còn gọi là Thanh yên) thuộc họ cam, là một loại trái cây thường thấy ở vùng Bắc bộ vào tiết xuân. Cái tên“Phật thủ” có lẽ xuất phát từ hình thức của trái: giống như bàn tay Phật đang chắp ngón cầu nguyện.

Phật thủ - món quà cho sức khỏe

Quả phật thủ (hay còn gọi là Thanh yên) thuộc họ cam, là một loại trái cây thường thấy ở vùng Bắc bộ vào tiết xuân. Cái tên “Phật thủ” có lẽ xuất phát từ hình thức của trái: giống như bàn tay Phật đang chắp ngón cầu nguyện.

Có lẽ cũng chính vì thế mà phật thủ là một trong năm loại trái cây thường được dùng để trưng bày bàn thờ trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Người Trung Quốc xưa cũng thường dùng phật thủ làm quà mừng thọ hoặc quà biếu.

Phật thủ là loài cây gỗ nhỏ, lá khá dày, hình bầu dục, cành có gai ngắn cứng nhọn; cành già màu xanh xám, cành non hơi tím. Cây mỗi năm nở hoa hai, ba lần. Hoa phật thủ màu trắng, quả chín có màu vàng óng. Hương phật thủ thơm ngát, có thể dùng làm nguyên liệu chế biến nước hoa.

Theo y học hiện đại, Phật thủ chứa nhiều vitamin C, đường, axit hữu cơ, dầu chanh, glucoxit, có thể dùng làm thuốc thơm điều hòa khí, bồi bổ dạ dày, có công hiệu giảm đau, hòa khí, làm dễ tiêu, tan đờm, khỏe tỳ vị, giảm ho, giúp dễ chịu trong ngực, chữa nôn, giã rượu...

Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí và trung tiêu, thư can, chống nôn, thường được dùng điều trị các chứng can vị không điều hòa, khí trệ, dạ dày đau, khó chịu trong ngực bụng, kém ăn, nôn mửa... Để sử dụng làm thuốc, khi hái quả về nên xắc dọc thành từng miếng mỏng, phơi hoặc xấy khô, bảo quản nơi khô ráo, dùng dần. Dưới đây là một số bài thuốc có công hiệu tốt từ phật thủ.

- Chữa ho nhiều đờm: Nhai cùi (liền cả vỏ) phật thủ tươi, nuốt nước. Đờm sẽ tan dần và khí đỡ xông ngược lên, nhờ vậy mà hết ho. Cũng có thể lấy phật thủ tươi 30g (khô 10g), đường phèn 15g, hấp cách thủy khoảng nửa giờ rồi chia hai, ba lần ăn trong ngày.

- Chữa nấc, trào ngược (ăn vào nôn ngược trở ra): Lấy vỏ cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày khoảng ba, bốn lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.

- Viêm khí quản mãn tính: Phật thủ khô 6g, bán hạ chế gừng (tầm nước gừng sao vàng) 6g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống.

- Ăn không tiêu, gan và dạ dày đau tức: Phật thủ tươi 12-15g (khô 6g), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

- Chữa đau dạ dày do lạnh: Phật thủ khô 15g, gạo tẻ sao vàng 30g, sắc nước uống ngày ba lần.

- Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn: Phật thủ tươi 100g (khô 40g), rượu trắng 1lít. Phật thủ xắc nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 5-10ml.

- Viêm gan truyền nhiễm: Phật thủ khô 9g, bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1g, từ 10 tuổi trở lên thì cứ tăng 2 tuổi lại thêm 1g. Sắc với nước, pha đường, chia làm ba lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày.

Lưu ý: Đối với các chứng bệnh trên, nếu không có quả phật thủ thì thay bằng lá phật thủ cũng có tác dụng.

Anh Thư (PNOTPHCM)


Về Menu

Phật thủ món quà cho sức khỏe

Tiệc buffet chay gây quỹ xây tịnh xá ฆฎ ฑโธ ฎ ณ๓โธฌ Bừng sáng về cảm thụ cái đẹp ¹Õ çŠ Thuốc không hiệu quả trong điều trị thuận nguon thấy pháp là như lai tận cach 即刻往生西方 kha Trà sớm với Vu lan muộn Mẹ cu Chùa Sơn Long Người thầy vỡ lòng hanh phuc cua doi nguoi vÃƒÆ Hàn Quốc Thiền sư Hyecho người đi tìm tu dược sư Thích chùa thiên hưng 哪能多如意 印顺法师关于大般涅槃经 nguyen tro chuyen cung nhac sy thai khang Ngủ không đủ dễ mắc ung thư minh chau điều cần tu dưỡng suốt đời là bao co mot nguoi thay nhu the 浙江奉化布袋和尚 佛教中华文化 Ăn trước gương giúp cải thiện vị Xin lỗi con tinh yeu la thuong de 五苦章句经 Ăn chay và thưởng thức thiền trà nhung suy nghi sau thanh cong cua khoa tu tuoi châm ngôn và năm điều luật của gia trá Ÿ Nhà hàng chay Vĩnh Nghiêm đạo phật là đạo của con người Giao tiếp với người độc đoán ở nơi Thể dục giúp ngăn ngừa sạn thận Ngàn năm chưa dễ đã ai quên PhÃÆp