NSGN - Có thể khẳng định rằng Niết-bàn được phát triển và kiến giải dưới tên Tịnh độ. Niết-bàn và Tịnh độ là sợi chỉ đỏ nối kết một cách sâu sắc Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa...

	Quan niệm về Tịnh độ

Quan niệm về Tịnh độ

Tôn tượng Đức Phật A Di Đà tại Đại Tòng Lâm

NSGN - Khởi đầu, tư tưởng Tịnh độ không có trong kinh Nguyên thủy, nhưng có thể nhận thấy rõ rằng Niết-bàn theo kinh Nguyên thủy đã được triển khai thành tư tưởng Tịnh độ trong Phật giáo Đại thừa.

Thật vậy, bước đầu Phật dạy tâm thanh tịnh thì quốc độ sẽ thanh tịnh theo, vì quốc độ gắn liền với con người. Thực tế cho thấy người có tâm thanh tịnh luôn chiêu cảm được những người thanh tịnh tới với họ. Lý này được kinh Hoa nghiêm ghi rằng: "Những người cùng tôi đồng một hạnh, cầu được sanh chung một cõi nước". Vì khi tâm mình thanh tịnh chắc chắn cũng muốn người thanh tịnh đến sống chung để dễ dàng chia sẻ tri thức và hỗ trợ nhau thành công trong mọi Phật sự.

Tâm tịnh thì quốc độ tịnh (kinh Duy Ma). Cho nên, ở bước thứ hai, khi kinh Đại thừa ra đời, mới có kinh Vô lượng thọ, trong đó, một nhân vật tiêu biểu là Đức Phật A Di Đà. Ngài là một người sống thực và đã trải qua quá trình tu hành chuyển hóa nội tâm đạt đến tâm thanh tịnh hoàn toàn, nên trí giác của Ngài trở thành viên mãn, từ đó Ngài mới xây dựng An dưỡng quốc ở phương Tây.

Để được sống môi trường tu tập thuận tiện cho việc phát huy tuệ giác, chư vị Bồ-tát trong mười phương đã tìm đến trụ xứ thanh tịnh tuyệt đối của Đức Phật A Di Đà và cũng được làm việc dưới sự chỉ đạo hoàn toàn sáng suốt và thanh tịnh vô cùng của Ngài. Từ đó, với sự đóng góp khối óc và con tim của nhiều Bồ-tát, An dưỡng quốc của Đức Phật A Di Đà đã phát triển cực độ, trở thành một Tịnh độ nổi danh là thế giới  Cực lạc ở phương Tây.

Như vậy, kinh Vô lượng thọ hiện hữu từ cái gốc là tâm thanh tịnh thì thế giới thanh tịnh, tức hành giả xây dựng được nội tâm thanh tịnh sẽ tác động cho người xung quanh thanh tịnh theo và dẫn đến hình thành Tịnh độ ở phương Tây.

Tuy nhiên, về sau, kinh Vô lượng thọ được rút gọn thành kinh Tiểu bản Di Đà theo đó, người muốn về Tịnh độ phải niệm Phật A Di Đà đến nhứt tâm bất loạn sẽ được vãng sanh. Nhưng không phải về đó để hưởng thụ, mà để tu tập đến quả vị Phật.

Thể hiện lý này, phẩm Phổ Hiền Bồ-tát trong kinh Hoa nghiêm nói rằng người có nguyện vãng sanh Cực lạc để được Đức Phật A Di Đà thọ ký, chứng Pháp thân thanh tịnh, mới đi hành đạo Bồ-tát trong mười phương. Trong khi ở Ta-bà, họ không thể hành Bồ-tát đạo được, vì chưa có đủ trí tuệ và công đức, nên phải nương theo trí tuệ của Phật A Di Đà soi sáng, họ mới có thể mở rộng tầm nhìn sáng suốt đến khắp mười phương và có đủ đạo lực giáo hóa chúng sanh cho đến ngày thành tựu quả vị Toàn giác.

Và từ tư tưởng nương vào sự giáo dưỡng của Đức Phật A Di Đà theo kinh Hoa nghiêm, Phật giáo Đại thừa đã triển khai để xây dựng nhân gian Tịnh độ, tức trở lại cốt lõi rằng nơi nào có người thanh tịnh sẽ tập hợp được người thanh tịnh, mới trở thành Tịnh độ. Nói cách khác, với tâm thanh tịnh thì Tịnh độ đã hiện hữu ngay tại cõi Ta-bà này.

Như vậy, trên bước đường phát huy tuệ giác, chúng ta nhận thấy rõ tư tưởng Tịnh độ hoàn toàn trùng hợp với ý nghĩa Niết-bàn theo Phật giáo Nguyên thủy. Tên gọi tuy có khác, nhưng yếu nghĩa của Niết-bàn và Tịnh độ là một. Như trên đã lý giải, Đức Phật A Di Đà hoàn toàn thanh tịnh, nên Ngài an trụ ở phương Tây là nơi đó liền trở thành Cực lạc, Cực lạc là tên khác của Niết-bàn, hay vô trụ xứ Niết-bàn, hoặc tự tánh Niết-bàn, nói lên yếu lý rằng người có tâm thanh tịnh ở đâu thì ở đó là Niết-bàn, là Tịnh độ vậy.

Có thể khẳng định rằng Niết-bàn được phát triển và kiến giải dưới tên Tịnh độ. Niết-bàn và Tịnh độ là sợi chỉ đỏ nối kết một cách sâu sắc Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa, tạo thành cảnh giới an lạc, giải thoát miên viễn cho hàng đệ tử Phật trên dòng sinh mạng tương tục Bồ-tát đạo cho đến cứu cánh Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

HT.Thích Trí Quảng


Về Menu

Quan niệm về Tịnh độ

Giải nhiệt cơn nóng với rau câu 饒益眾生 húy kỵ chư tôn đức tiền bối Năm khúc sông Hằng อธ ษฐานบารม Chùa Thiên Tôn Bớt nóng với trà và salad hoa Chim bồ câu bay về 機十心 nhãƒæ học cách tu cái miệng 佛教教學 07 饿鬼 描写 佛经讲 男女欲望 Nghệ thuật ẩm thực chay xứ Huế luyen Khoa nghi sáu thời sám 仏壇 拝む 言い方 hạnh phúc thay đức phật ra đời 供灯的功德 忍四 å ƒåº å ºå Tự làm bánh ú tro đậm đà hương quê áÛ thiền trong cuộc sống Chùm ảnh Lễ nhập quan cố HT Thích 禅诗精选 Chữ tình là chữ khởi đầu LÃƒÆ i 度母观音 功能 使用方法 築地本願寺 盆踊り 寺庙的素菜 hiếu 蒋川鸣孔盈 thống Từ bi và vị tha nâng đỡ sức khỏe con muc dich cuoc doi la g พ ทธโธ ธรรมโม อธ ษฐานบารม මරණය යන hanh phuc chi don gian la song ma khong so hai Tự tại hơn để từ bi hơn ทาน 佛教蓮花 ban chat cua mong va Yêu lắm nét chữ của con 仏壇 通販 La Suy nhược thần kinh bệnh dễ nhầm