Răng ê buốt, xỉn màu… là những biểu hiện của một hàm răng yếu. Và một số thói quen hằng ngày đã làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên của “một góc con người”.

Răng yếu do đâu?



1. Chà răng quá mạnh   Bạn đừng nghĩ rằng việc chải răng thật mạnh sẽ làm răng sạch hơn. Lớp men răng bên ngoài lâu ngày sẽ bị mài mòn và mất đi độ bóng đẹp vốn có. Ngoài ra, việc chải răng quá mạnh có thể gây tổn thương lợi, khiến lợi bị chảy máu, lâu ngày có thể dẫn tới viêm lợi.  

Vì vậy, để bảo vệ men răng và làm răng luôn chắc khỏe, hãy chọn những loại bàn chải có lông mềm và dai để chải răng sạch hơn mà không gây hại cho men răng và lợi. Việc dùng chỉ nha khoa và các loại nước súc miệng giúp răng sạch hơn cũng là cách giúp bảo vệ răng miệng.

2. Ăn nhiều đồ cứng

Việc ăn nhiều thực phẩm dạng cứng không những gây hại cho hệ tiêu hóa mà còn là nguyên nhân chính làm răng bạn yếu đi. 

Phía trên mặt răng có chứa vô số những rãnh cực nhỏ. Dưới sức ép của lực nhai, các thực phẩm cứng sẽ làm giãn nở các rãnh nhỏ đó, khiến chức năng nghiền thức ăn của răng giảm, thậm chí có thể dẫn tới gãy răng.

Những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa là sự lựa chọn lý tưởng trong việc bảo sức khỏe răng miệng.

3. Chỉ nhai 1 bên   Nhiều người có thói quen chỉ nhai 1 bên hàm. Điều này có thể dẫn tới sự phát triển lệch lạc của 2 bên quai nhàm, từ đó làm ảnh hưởng tới chức năng của răng.

Hoạt động nhai thức ăn hàng ngày cũng là một bài tập thể dục giúp răng trở nên chắc hơn. Việc chỉ nhai 1 bên sẽ dễ làm bên răng còn lại trở nên yếu hơn.

4. Biến răng thành dụng cụ “đa năng”

Từ việc nhai thức ăn, tước mía, mở nút chai, cắn chỉ… tất tần tật các việc đều nhờ vào sự giúp đỡ của hàm răng thì việc răng yếu đi theo thời gian là điều khó tránh khỏi. Răng không phải là dụng cụ đa năng để giúp bạn làm tất cả các việc “không chuyên” đó. Vì thế đừng làm dụng để biến hàm răng thành con dao, cái kéo hay những vật dụng khác.

5. Dùng nhiều thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh, nhất là loại thuốc chứa nhiều thành phần Tetracyclin thường gây hại và làm hỏng men răng. Vì vậy,chỉ nên dùng thuốc kháng sinh khi thật sự cần thiết và cần có chỉ định của bác sỹ để không ảnh hưởng tới sức khỏe của hàm răng.

6. Dùng nhiều đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Nước đá mùa hè hay các món lẩu nóng hổi cho mùa đông lạnh giá lại là kẻ thù của hàm răng. Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm răng ê buốt, khó chịu. Thường xuyên ăn đồ ăn nóng còn làm phá hủy lớp men răng, khiến hàm răng bị ngả và xỉn màu.

Thu Lan (Dân Trí)


Về Menu

Răng yếu do đâu?

tinh la day oan phật dạy cách sống một đời như bốn 설두중현 欲移動 Cách rửa 4 loại quả 禅诗精选 đứng dậy và tìm tương lai cho mình em Món ngon bổ dưỡng cho người ăn kiêng Thiền giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư tá³ 做人處事 中文 五観の偈 曹洞宗 イス坐禅のすすめ 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 หล กการน งสมาธ อ ตาต จอส åº Uống bia rượu vừa phải có tốt đừng biến tình yêu thành sợi dây ràng tại đây và bây giờ của tịnh độ Tưởng niệm Đức Đệ nhất Pháp chủ đời sống tu tập của người cư sĩ theo Khổ qua làm thuốc Yan Can Cook trình diễn món chay tại Pháp tai day va bay gio cua tinh do tong tính cách tức thời 佛教蓮花 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 Ăn đậu giúp giảm cholesterol 金宝堂のお得な商品 tinh cach tuc thoi 迴向 意思 佛子 父母呼應勿緩 事例 경전 종류 Các sản phẩm bơ sữa có làm tăng nguy 霊園 横浜 仏壇 通販 Nguyen 既濟卦 phuoc りんの音色 phÃ Æ t chúng con xin chào thầy Tiền Giang Tưởng niệm 2 năm ngày HT 鎌倉市 霊園 Thực phẩm phù hợp với người ăn chay phụ nữ ngồi nhiều dễ bị ung thư vú ché 寺庙的素菜