Đặc trưng cơ bản của Phật pháp là hội nhập hay hòa nhập, có điều hòa nhập mà không hòa tan Hòa tan là phá đạo, thậm chí sẽ mất đạo Đến quốc gia, xứ sở nào hạt giống Phật giáo đều nảy mầm, bám rễ và lớn mạnh tạo ra một sắc thái Phật giáo riêng Ngay cả t
Tại sao lại có sự khác biệt trong hệ thống chùa chiền ở các miền?

Đặc trưng cơ bản của Phật pháp là hội nhập hay hòa nhập, có điều hòa nhập mà không hòa tan. Hòa tan là phá đạo, thậm chí sẽ mất đạo. Đến quốc gia, xứ sở nào hạt giống Phật giáo đều nảy mầm, bám rễ và lớn mạnh tạo ra một sắc thái Phật giáo riêng. Ngay cả trong một quốc gia, tùy vùng miền, tông-hệ phái mà Phật giáo có sự khác biệt.
HỎI:

Tôi là Phật tử, có dịp đi chiêm bái, thăm viếng nhiều chùa trên cả nước và thấy có sự khác biệt như sau:

Ở miền Bắc, ngoài chùa chính (đại hùng bảo điện), nhà thờ Tổ, trong khuôn viên một số chùa thường có thêm khu nhà mẫu (phủ) thờ hội đồng tam, tứ phủ… Đầu năm, phần lớn các chùa đều tổ chức cầu an, dương sao, giải hạn cho Phật tử, cuối năm lễ tạ… có những buổi lễ người ngồi ra cả ngoài lòng đường. Phật tử đến chùa để cúng bái, cầu nguyện Tam bảo gia hộ. Chư Tăng (Ni) hiếm khi thuyết pháp cho Phật tử, một số vị còn tham gia hầu đồng.

Ở miền Trung và miền Nam, chùa bài trí thờ tự đơn giản hơn nhưng uy nghi, và chư Tăng thường thuyết pháp hay mở lớp dạy giáo lý cho Phật tử. Đầu năm các chùa cũng tổ chức cầu an cho Phật tử nhưng chú trọng về thực hành theo Chánh pháp của Đức Phật như tụng kinh Dược Sư, tạo các việc phước, sống thiện lành; bên cạnh đó một số chùa vẫn còn cầu cúng sao hạn.

Tôi không có ý phân biệt, chỉ muốn hỏi: Tại sao lại có sự khác biệt trong hệ thống chùa chiền, cách hướng dẫn tu tập cho Phật tử ở các miền? Phải chăng do khác biệt văn hóa vùng miền, do quan điểm của tông-hệ phái, do chư Tăng (Ni) mỗi nơi hướng dẫn một khác, hay do Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) chưa có sự quản lý thống nhất?

(MAI MINH, quydatvang2013@gmail.com)
 
ĐÁP:

Bạn Mai Minh thân mến!

Những vấn đề bạn quan tâm, thắc mắc cũng chính là những ưu tư, trăn trở của tất cả bốn chúng đệ tử Phật. Chính GHPGVN các cấp là cơ quan có chức năng và thẩm quyền cao nhất để giải quyết những vấn đề này. Trong khi chờ đợi các giải pháp cụ thể từ GHPGVN, chúng tôi xin có vài nhận định về những vấn đề nêu trên.

Đặc trưng cơ bản của Phật pháp là hội nhập hay hòa nhập, có điều hòa nhập mà không hòa tan. Hòa tan là phá đạo, thậm chí sẽ mất đạo. Đến quốc gia, xứ sở nào hạt giống Phật giáo đều nảy mầm, bám rễ và lớn mạnh tạo ra một sắc thái Phật giáo riêng. Ngay cả trong một quốc gia, tùy vùng miền, tông-hệ phái mà Phật giáo có sự khác biệt. Sự khác biệt này chính là phương tiện nhưng hoàn toàn đồng nhất trong nhận thức căn bản về Chánh pháp, trong quan điểm và mục đích tu tập là thành tựu giải thoát, an lạc.

Phương tiện tùy duyên là một trong những đặc điểm ‘linh động, nhập thế’ của Phật giáo Việt Nam, nhất là Phật giáo Bắc tông. Nhưng căn cốt của vấn đề là “tùy duyên trong bất biến”. Tùy duyên mà vô tình hay cố ý lãng quên bất biến là hiểm họa khôn lường cho Phật pháp.

Trước hết là vấn đề ‘trong chùa có phủ’. Chùa thờ chư Phật, Bồ-tát, Tổ sư, Hộ pháp. Phủ thờ Mẫu và các Thánh, Thần v.v... Giáo điển và phương pháp tu tập của đạo Phật và đạo Mẫu vốn dĩ khác biệt nhau. Vì nguyên nhân nào đó từ xa xưa mà ‘trong chùa có phủ’ thì khả dĩ phương tiện tạm chấp nhận. Còn chùa mới mà xây thêm phủ thì thật không nên. Theo quan điểm Chánh pháp, hàng Phật tử, chánh kiến chưa rõ ràng, chánh tín chưa vững chắc mê theo thần thánh thì Tăng (Ni) cần huấn chỉnh. Riêng chư Tăng (Ni) thành viên của GHPGVN mà tham gia hầu thánh, lên đồng thì thật mê tín bại hoại, khiến Phật pháp suy đồi.

Dĩ nhiên chức năng quan trọng của chùa là cầu an, cầu siêu cho Phật tử. Tuy nhiên, cầu an theo Chánh pháp không hề có dương sao, giải hạn. Tăng (Ni) và Phật tử có chánh kiến tin hiểu rằng, mỗi người đều do nghiệp thiện hoặc ác của họ đã gây tạo rồi trở lại ‘chiếu mạng’, không có sao nào chiếu cả. Thế nên, muốn nghiệp quả xấu ác không ‘chiếu mạng’ thì cần giải nghiệp chứ không giải hạn. Không có bất cứ cách cầu cúng nào có thể giải được hạn, chuyển được nghiệp. Đức Phật không hề dạy chúng ta cầu cúng sao hạn để mong giải nghiệp. Muốn giải nghiệp phải tu, chuyển ba nghiệp thân khẩu ý từ xấu ác sang thiện lành, tích cực làm thiện để vun bồi phước báo.

Chư Tăng (Ni) thọ dụng của tín thí, ngoài việc trau dồi Giới Định Tuệ để giải thoát tự thân, chư vị còn mang trọng trách thuyết pháp để đền đáp bốn ơn sâu nặng. Cần lưu tâm là, thuyết giảng Phật pháp không phải nhiệm vụ của giảng sư mà của tất cả đệ tử Phật. Trong đó, chư Tăng (Ni) phải tiên phong, bởi ‘Đạo tại Tăng hoằng’. Thuyết đây không chỉ là giảng mà bao gồm đọc kinh, tụng giới, kể chuyện Phật, chia sẻ kinh nghiệm tu tập… cho đến kiến lập thư viện, tạo dựng tàng kinh, cung cấp tư liệu kinh pháp đến với mọi người.

Chư Tăng (Ni) không thuyết pháp vì nhiều lý do: Có thể chư vị không thấy được tầm quan trọng của thuyết pháp, có thể chư vị chưa hiểu thấu đáo Phật pháp, hoặc ngại ngùng khi cách hành đạo của mình không tương ưng với Chánh pháp v.v... Nếu chư Tăng (Ni) không quan tâm đến thuyết pháp, không hướng dẫn tu tập, sa đà vào phương tiện cầu cúng thì Phật tử sẽ tự tìm hiểu Chánh pháp, và dĩ nhiên, Phật tử sẽ tự kiến lập đường hướng tu tập cho riêng mình. Đây là một sự thật, là nguyên nhân căn bản của xu thế hướng ngoại cầu pháp trong một số hội nhóm Phật tử hiện nay.

Hiện nay, chức phận trụ trì tự viện được Nhà nước và Giáo hội bảo hộ cũng như chế tài. Vì bảo hộ cũng như chế tài chỉ chú trọng đến mặt quản lý nhà nước mà thôi nên tạo ra hiện tượng vị trụ trì dần trở nên có quyền lực tuyệt đối trong tự viện và tín đồ. Đây cũng chính là cơ hội mà cũng là thách thức cho các vị trụ trì. Cơ hội vì trụ trì có điều kiện phát huy tài đức để phụng sự. Thách thức vì mỗi vị trụ trì khả năng, trình độ, nhận thức, tâm nguyện khác nhau. Không may nếu trụ trì cứ ‘tùy duyên’ hành đạo mà không nương vào ‘bất biến’ của Phật pháp thì chùa có nguy cơ biến thành am, miếu, phủ, từ đường, chuyên coi xem cầu cúng, nói chung là truyền bá nhiều điều phi Chánh pháp. Và cần thẳng thắn nhìn nhận, GHPGVN dường như không mấy quan tâm, chú ý đến những điều này.

Thế nên, không phải do khác biệt văn hóa vùng miền, không phải do tông-hệ phái, vì Chánh pháp vốn không phân biệt, chỉ một vị duy nhất là giải thoát, an lạc. Nguyên nhân chủ yếu là do một bộ phận cá nhân Tăng (Ni) vì nhiều lý do khác nhau đã không hiểu, thực hành, vận dụng phương tiện đúng Chánh pháp. Mặt khác, GHPGVN cũng chưa phát huy hết vai trò quản lý của mình để chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời. Chúng tôi hy vọng rằng, GHPGVN ngày càng hoàn thiện về mọi phương diện, phát huy Bi Trí Dũng để phá tà hiển chánh, nêu cao Chánh pháp, lợi đạo ích đời.

Chúc bạn tinh tấn!
 
Bài viết: "Tại sao lại có sự khác biệt trong hệ thống chùa chiền ở các miền?"
Nguồn: Giacngo.vn

Về Menu

tại sao lại có sự khác biệt trong hệ thống chùa chiền ở các miền? tai sao lai co su khac biet trong he thong chua chien o cac mien tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

อธ ษฐานบารม お仏壇 お供え 正報 경전 종류 福生市永代供養 quÃƒÆ 世界悉檀 con nguoi y thuc voi phap than mau 阿那律 Kiên Giang Ni trưởng Thích nữ Liễu Liên một đời nên cần 3 lần kết hôn 蒋川鸣孔盈 ón 每年四月初八 phat phap 霊園 横浜 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 忍四 イス坐禅のすすめ ส วรรณสามชาดก 別五時 是針 một bông hồng trắng tự thán de Vòng eo tăng nguy cơ ung thư vú tăng Cái chữ của mạ 元代 僧人 功德碑 äºŒä ƒæ lễ húy kỵ tổ sư khai sơn thiên thai りんの音色 tuyen tap 10 bai so 132 曹洞宗総合研究センター nơi Chất xơ từ ngũ cốc giúp sống 曹村村 五観の偈 曹洞宗 Tưởng nhớ Ni trưởng Thích nữ Diệu お墓参り 梁皇忏法事 vi sao phat tu chan chanh phai an chay Học thuyết Vô ngã của Phật giáo 陧盤 lần 饿鬼 描写 さいたま市 氷川神社 七五三 Đường có giúp giảm stress 宗教与迷信是什么关系 Vu lan nhớ mẹ Một bông hồng cho em Æ