Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có Bố thí thì được phước Nhưng để bố thí đúng pháp, có kết quả tốt, phước báo đủ đầy thì không phải ai cũng biết và ứng dụng thực hành
Tâm bố thí: Của cho không bằng cách cho

Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước. Nhưng để bố thí đúng pháp, có kết quả tốt, phước báo đủ đầy thì không phải ai cũng biết và ứng dụng thực hành.
Người xưa cũng khái quát được vấn đề bằng câu “Của cho không bằng cách cho”. Cho đi là quý nhưng không phải cho suông mà đó là hiến tặng người với tấc lòng trân trọng. Gọi bố thí cho người có giới đức là cúng dường cũng không ngoài ý này.

Người Phật tử thực hành bố thí đúng pháp không bao giờ cho suông mà phải dụng tâm. Hiểu một cách đơn giản, dụng tâm nghĩa là khi bố thí cần hiểu và thấy rõ, chánh niệm cao độ với việc mình đang làm. Cho nhiều hay ít, tốt hay xấu không mấy quan trọng. Điều cần thiết là hãy cho bằng cả tấm lòng, nghĩa cử trân trọng và cung kính, nguyện với lòng tăng trưởng thiện pháp này cho cuộc đời thêm vui, thấy rõ và tin tưởng vào phước báo của việc lành đang làm, trước -trong - sau khi bố thí tâm đều hoan hỷ, chính là dụng tâm bố thí.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ trưởng giả Cấp Cô Độc đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồi một bên. Thế Tôn hỏi trưởng giả:

- Thế nào trưởng giả, trong nhà ông cũng thường bố thí chứ?

Trưởng giả bạch Phật:

- Nhà con bây giờ nghèo mà cũng thường bố thí. Nhưng thức ăn uống xấu tệ, không bằng lúc thường.

Thế Tôn bảo:

- Nếu lúc bố thí, hoặc tốt hay xấu, dù nhiều hay ít mà không dùng tâm ý, cũng không phát nguyện, lại không có lòng tin nên do quả báo của việc làm này mà sanh ra không được thức ăn ngon, ý không ưa vui, ý lại cũng không thích mặc quần áo đẹp, cũng không thích gia nghiệp ruộng vườn tốt, tâm cũng không vui ngũ dục. Cho dù có nô tỳ, đầy tớ, họ cũng không biết vâng lời. Vì sao thế? Chính vì trong lúc bố thí không dụng tâm, nên chịu quả báo này.

Nếu lúc trưởng giả bố thí, dù tốt hay xấu, nhiều hay ít, nên chí thành dụng tâm, chớ có làm tổn phí thêm cầu đò đời sau. Như thế nếu sanh ở đâu trưởng giả cũng có thức ăn uống tự nhiên, bảy báu đầy đủ, tâm thường vui trong ngũ dục. Cho dù có nô tỳ, đầy tớ, họ đều biết vâng lời. Sở dĩ như thế là vì trong lúc bố thí, có phát lòng hoan hỷ".
(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm Tứ đế [trích], VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.17)
LỜI BÌNH :

Pháp thoại này cho thấy, khi đại thí chủ Cấp Cô Độc bố thí gần hết gia sản của mình, ông vẫn nhiệt tình san sẻ nhưng lòng không vui vì những gì mình đem cho không được nhiều và tốt đẹp như xưa. Giống như phần lớn chúng ta ngày nay, cũng muốn hùn phước cúng dường, muốn san sẻ gì đó đến mọi người nhưng chợt ái ngại, băn khoăn vì cái mình sắp cho không lớn, không tốt, không nhiều… như những người khác. Không có gì phải ái ngại cả, chỉ cần dụng tâm bố thí thì phước báo vẫn đủ đầy.

Điều cần lưu ý là, có một số người thường bố thí những tài vật với giá trị lớn nhưng hiện thực đời sống của họ lại không mấy an vui. Vì sao? Vì bố thí mà thiếu dụng tâm, nói nôm na là cho thì có mà tu thì không. Họ bố thí vì tự ngã, chứng tỏ mình làm thiện nhiều để đánh bóng tên tuổi, tăng thêm uy tín cho mình. Bố thí vì miễn cưỡng phải làm, vì thương hại. Bố thí rồi tiếc nuối, nghi ngờ. Bố thí vì tài vật bất chính thu được quá nhiều, như một hình thức khác của “rửa tiền” v.v… Những cách bố thí như vậy cũng có phước nhưng chắc chắn không nhiều và đời sống không mấy an vui.

Cho nên, người đệ tử Phật tu tập hạnh bố thí cần dụng tâm, không ngại ít nhiều, chỉ đem hết lòng thành bố thí để trước, trong và sau khi bố thí thân tâm đều thanh tịnh, hoan hỷ.
 
Thích Quảng Tánh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

tâm bố thí: của cho không bằng cách cho tam bo thi cua cho khong bang cach cho tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

静坐 宗教信仰 不吃肉 ç¾ hÓn 抢罡 le Nguyên nhân nhiều người trẻ bị 佛說父母恩重難報經 即刻往生西方 chu tu trong phat giao 宾州费城智开法师的庙 そうとうしゅう Vi 放下凡夫心 故事 น ทานชาดก Những mảnh chiều rơi trước Phú Văn Gió 佛教讲的苦地 dung doi den khi co tien moi bao hieu cho cha me 七之佛九之佛相好大乘 一真法界 tu the loai van ban kinh phat o an do den he 白骨观全文 nhưng chịu được thống khổ mới có 止念清明 轉念花開 金剛經 사념처 四重恩是哪四重 一念心性 是 盂蘭盆会 応慶寺 一吸一呼 是生命的节奏 nhac phat giao vì sao ta không thể dứt ra được trong phÃp 大法寺 愛知県 除淫欲咒 Gừng hieu ve hanh tinh tan net dep cua niem phat Dự tuc gian va chiu dung phia truoc la ho tham 文殊菩萨 Nhụy Nguyên lập thiền tin Khảo về thân trung ấm vì sao bút chì có tẩy hãy nhớ lấy 6 câu này nét đẹp của niệm phật 念心經可以在房間嗎 4 chế độ ăn kiêng giúp giảm bệnh tật 做人處事 中文 不空羂索心咒梵文