Những nét đặc thù của cố Đại lão Hòa thượng Thiện Hào khi ngài còn hiện thân trong cuộc đời phục vụ cho Đạo pháp, cho Dân tộc, và đặc biệt là đối với Giáo hội, THPG, Tăng Ni thành phố nói riêng và Tăng Ni trong cả nước nói chung, đó là suốt trong thời gian 86 năm thể nhập trong cuộc đời, ngài đã thể hiện Bồ tát hạnh, phục vụ cho đạo, cho đời, cho Giáo hội, cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam. Ngài là tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ soi chung.

	Tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ (*)

Nhân Lễ húy kỵ lần thứ 12 cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Hào (16-6 ÂL)

Tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ (*)

Những nét đặc thù của  cố Đại lão Hòa   thượng Thiện   Hào khi ngài còn hiện thân trong cuộc đời phục vụ cho Đạo pháp, cho Dân tộc, và đặc biệt là đối với Giáo hội, THPG, Tăng Ni thành phố nói riêng và Tăng Ni trong cả nước nói chung, đó là suốt trong thời gian 86 năm thể nhập trong cuộc đời, ngài đã thể hiện Bồ tát hạnh, phục vụ cho đạo, cho đời, cho Giáo hội, cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam. Ngài là tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ soi chung.

Trong cương vị lãnh đạo Giáo hội, Hòa thượng luôn luôn hài hòa đối với các cấp Giáo hội, từ T.Ư đến địa phương, nơi nào có nhu cầu Phật sự cần đến, thì ngài đều hiện diện thể hiện tinh thần Đại sĩ để ôn tồn giải quyết những Phật sự tại trụ xứ đó. Qua lời nói, oai nghi, đạo phong của ngài trong cương vị lãnh đạo Giáo hội, khi ban đạo từ ngài dạy: “Chúng ta hãy vì đạo, vì đời mà phục vụ, hy sinh bản thể cá nhân, quên đi những bất đồng dị biệt, cùng nhau hòa hợp để xây dựng Giáo hội, cùng nhau phục vụ Đạo pháp và Dân tộc”. Những giáo từ đó là ánh sáng, là phương châm sinh hoạt tại mỗi địa phương, thể hiện trong lục hòa cộng trụ, tứ chúng đồng tu để xiển dương đạo pháp và trang nghiêm Giáo hội.

Đối với ngành Tăng sự, ngài thường sách tấn như sau: “Quý thầy làm công tác Tăng sự, là công tác Tăng sai, là công tác Giáo hội, bởi ngành Tăng sự đứng đầu trong các ban ngành của Giáo hội. Các thầy phải luôn luôn ôn tồn với Tăng Ni, gương mẫu trong công việc, hy sinh cá thể để phục vụ cho chúng Tăng tức là phục vụ cho Giáo hội”.

Từ khi thống nhất và thành lập Giáo hội năm 1981, tới ngày Hòa thượng “quảy dép về Tây”, trong các Đại giới đàn, từ năm 1987-1997 ngài luôn được cử làm Trưởng ban Tổ chức các Đại giới đàn do Thành hội Phật giáo TP.HCM tổ chức, để truyền trao giới pháp cho Tăng Ni đắc giới tu học.

Trong các khóa An cư kiết hạ hàng năm cho Tăng Ni thành phố, trong cương vị lãnh đạo, Hòa thượng luôn thể hiện tinh thần giới luật Phật chế định cho người xuất gia, để sách tấn Tăng Ni qua những lời ngài dạy: “Các Tăng Ni nên biết, nên giữ, nên hành trì giới luật. Vì giới luật là thọ mạng của Phật pháp, giới luật còn thì Phật pháp còn,… chúng ta nguyện sống đúng giới luật để được an lạc và giải thoát…”.

Đối với Tăng Ni, Hòa thượng luôn thể hiện từ bi - hỷ xả - hài hòa - thông cảm, nhưng nghiêm nghị. Mỗi khi Tăng Ni hữu duyên được diện kiến và tiếp xúc với ngài sẽ nhận thấy được đức tính vô vàn khả kính mà ngài luôn thể hiện khi tiếp Tăng độ chúng, ngài nói: “Chư Tăng, chư Ni là tương lai của Giáo hội, là măng non đang được vun bồi để một mai trong tương lai tre tàn măng sẽ mọc nối tiếp, kế thừa mạng mạch của Phật pháp tại thế gian này. Tôi khuyên quý vị nên giữ gìn oai nghi, đạo đức, ý chí xuất gia từ thuở ban đầu để không uổng công tế độ của thầy tổ quý vị”.

Từ những lời nói mộc mạc, hiền hòa, đức độ, từ tốn của Hòa thượng là bài học ngàn vàng cho chúng ta, là kim chỉ nam, là những lời giáo huấn vô tận, chúng ta luôn lấy đó làm sự nghiệp trên lộ trình tu nhân học Phật, hoằng hóa lợi sanh để phục vụ cho Giáo hội, cho Đạo pháp, cho xã hội. Chúng tôi thiết nghĩ muốn báo đáp ân sư, báo đáp Tứ trọng ân, không thể thờ ơ, giải đãi trong bổn phận, trách nhiệm của người xuất gia - đệ tử Phật.

Thành tâm cầu nguyện ba ngôi Tam bảo, mười phương chư Phật và Giác linh Hòa thượng thường gia hộ cho chúng ta vững niềm tin, dày nghị lực để thẳng tiến trên lộ trình giác ngộ, mà chư Phật, chư Tổ đã thành tựu giác ngộ.

HT.Thích Như Tín

Trích Kỷ yếu Tọa đàm Cuộc đời & Sự nghiệp cố Đại lão HT.Thích Thiện Hào của Thành hội PG TP.HCM, 2007 (*) Tựa bài của báo GN


Về Menu

Tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ (*)

曹洞宗総合研究センター อธ ษฐานบารม 佛教書籍 ประสบแต ความด 腳底筋膜炎治療 nhung van nan trong dac thu biet truyen cua he 佛教教學 お仏壇 お供え của Đón 築地本願寺 盆踊り 五観の偈 曹洞宗 yen 鎌倉市 霊園 bÃÆ giáo lý vô ngã お墓参り ส วรรณสามชาดก cuộc sống là như thế trước khi ly hôn bạn nên đọc bài viết オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 梁皇忏法事 2 淨界法師書籍 浄土宗 2006 nhá คนเก ยจคร าน さいたま市 氷川神社 七五三 văn du xuân 元代 僧人 功德碑 皈依是什么意思 hàng ngàn ngon nến lung linh tưởng nhớ kiến thức và trí tuệ trong đạo phật bay 一日善缘 蒋川鸣孔盈 tru いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 phai qua bao nhieu loi hua 己が身にひき比べて 根本顶定 五藏三摩地观 gió å 文殊 Chữ こころといのちの相談 浄土宗 cần 墓 購入 bÕn 色登寺供养 随喜