Tấm Lòng Rộng Mở Luyện tập lòng từ bi trong đời sống hằng ngày Phần 07 Chương 5 Đau khổ
Tấm Lòng Rộng Mở - Luyện tập lòng từ bi trong đời sống hằng ngày - Phần 07: Chương 5: Đau khổ

Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính - Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: AN OPEN HEART PRACTICING   CHƯƠNG V

ĐAU KHỔ
(AFFLICTIONS)

Chúng ta đã nói về những cảm xúc đau khổ và những tác hại mà chúng gây ra cho tâm hồn chúng ta. Tôi phải công nhận rằng chúng ta ai cũng có những cảm xúc như tức giận, khao khát... .Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là chúng ta bỏ mặt những cảm xúc đó. Tôi biết rằng ở trường Tâm lý Western người ta khuyến khích bày tỏ biểu lộ mọi cảm giác và cảm xúc, thậm chí là những cảm xúc tức giận. Dĩ nhiên là có một số người đã gặp phải một số vấn đề đau thương mất mát trong quá khứ của họ, nếu những cảm xúc này bị kìm nén, quả thực chúng có thể gây ra những tác hại tâm lý lâu dài. Trong trường hợp như vậy, nói theo kiểu người Tây Tạng "Khi vỏ sò hé mở, cách tốt nhất làm cho nó sạch sẽ là hãy thổi vào nó!".

Vì vậy , tôi thật sự cảm thấy rằng những ai rèn luyện tâm hồn nên chọn cho mình một phương pháp kháng cự những cảm xúc mạnh mẽ như tức giận, tình cảm lưu luyến , ganh tị và phải phát huy tối đa khả năng kềm chế của mình. Thay vì tự cho phép mình đam mê những cảm xúc mạnh mẽ, chúng ta nên cố gắng giảm thiểu sự lôi cuốn cám dổ của chúng. Nếu chúng ta tự hỏi bản thân rằng chúng ta sẽ hạnh phúc hơn khi chúng ta tức giận hay khi chúng ta bình tĩnh sáng suốt, thì câu trả lời quá rõ ràng. Như trước đây chúng ta đã thảo luận, trạng thái tinh thần rối loạn là do những cảm xúc đau khổ xuất hiện làm chúng ta mất thăng bằng, chúng làm cho chúng ta bất an và buồn phiền. Đ ể tìm được nguồn hạnh phúc lâu dài, chúng ta phải chiến đấu với những cảm xúc đau khổ này. Chúng ta có thể đạt được qua việc rèn luyện và nổ lực bền bỉ trong suốt một khoảng thời gian dài- cũng có thể là cả cuộc đời hay từ đời này sang đời khác.

Như chúng ta đã biết, những nổi đau tinh thần không hoàn toàn biến mất; chúng cũng không đơn giản tiêu tan theo thời gian . Chúng chỉ kết thúc khi chúng ta tỉnh táo đẩy lùi chúng, giảm thiểu tác hại của chúng và cuối cùng loại trừ chúng hoàn toàn.

Nếu chúng ta muốn thành công, chúng ta phải biết cách tham gia chiến đấu với những cảm xúc đau khổ đó. Chúng ta bắt đầu luyện tập học thuyết Dharma của Đức Phật bằng cách đọc và nghe những bậc thầy kinh nghiệm giảng giải. Đ ây là cách để chúng ta có thể cải thiện hoàn cảnh khó khăn của mình trong vòng luẩn quẩn của cuộc đời và trở nên nhuần nhuyễn những phương pháp luyện tập giúp chúng ta thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó. Với sự nghiên cứu học tập như vậy chúng ta sẽ có được "những hiểu biết có được nhờ lắng nghe". Nó cũng là nền tảng cần thiết cho việc khai thông tâm hồn. Sau đó chúng ta phải suy ngẫm về tất cả những kiến thức và thông tin mà chúng ta đã học hỏi được, rút ra những kết luận thâm thuý. Làm như vậy chúng ta sẽ có được "những hiểu biết có được nhờ chiêm nghiệm". Mổi khi chúng ta có được sự tin tưởng tuyệt đối vào những gì mình đã học hỏi được, chúng ta trầm tư thiền định về những vấn đề đó, nhờ vậy tâm hồn của chúng ta có thể hòa tan, trộn lẫn vào những vấn đề mà bản thân đã đọc được. Điều này đem đến cho chúng ta sự nhận thức được goi là "những hiểu biềt có được nhờ thiền định".

Ba mức độ hiểu biết này rất quan trọng trong việc đánh giá những thay đổi thật ự trong cuộc đời chúng ta. Với những hiểu biết có được qua việc nghiên cứu học tập, lòng tin tường của chúng ta trở nên sâu sắc hơn, tạo ra sự thông suốt về thiền định. Nếu chúng ta thiếu mất những hiểu biết có được qua nghiên cứu học tập và chiêm nghiệm thì cho dù chúng ta có thiền định chuyên tâm, chúng ta cũng sẽ gặp phải một số khó khăn lớn để có thể thông suốt về vấn đề mà chúng ta thiền định, đó cũng là bản tính luẩn quẩn của những điều đau khổ của chúng ta. Điều này cũng giống như là chúng ta bị ép buộc phải gặp một người mà chúng ta không muốn gặp. Vì vậy chúng ta phải cố gắng thực hiện được 3 mức độ hiểu biết này liên tục với nhau .

Hoàn cảnh xung quanh ảnh hưởng nhiều đến chúng ta. Chúng ta cần phải có một không gian yên tĩnh để thực hiện việc luyện tập. Điều quan trọng là chúng ta cần phải luyện tập ở những nơi vắng vẻ- có vậy tâm hồn chúng ta mới không bị xao lãng.

KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT

( OUR MOST DESTRUCTIVE ENEMY)


Việc luyện tập Dharma của chúng ta phải là một quá trình nổ lực không ngừng nhằm đạt được trạng thái thoát khỏi những điều đau khổ. Nó không đơn giản là một hành vi đạo đức qua đó chúng ta tránh những điều tiêu cực và phát huy những điều tích cực. Trong việc luyện tập Dharma, chúng ta cố tìm cách vượt qua hoàn cảnh mà tất cả chúng ta đều gặp phải: những nạn nhân của đau khổ – kẻ thù số một của sự bình an trong lòng chúng ta.

Những đau khổ này như là tình cảm lưu luyến, lòng căm thù, tính kiêu căng, lòng tham...- là những cảm xúc xui khiến chúng ta cư xử theo những xu hướng tạo ra những đau khổ cho chính bản thân mình. Trong khi luyện tập nhằm đạt được sự bình an và hạnh phúc trong tâm hồn, chúng ta phải luôn xem chúng như là ma quỷ, bởi vì chúng giống như là ma quỷ, chúng luôn ám ảnh chúng ta, chúng chẳng đem đến ích lợi gì ngoài những điều đau khổ bất hạnh. Trạng thái vượt ra khỏi những cảm xúc và những suy nghĩ tiêu cực, vượt ra khỏi mọi nỗi buồn phiền gọi là Niết Bàn (Nirvana).

Ban đầu chúng ta không thể đối đầu trực tiếp với những sức mạnh tiêu cực này. Chúng ta phải từ từ tiếp cận chúng. Trước hết chúng ta phải áp dụng hình phạt; chúng ta kềm chế để không bị áp đảo bởi những suy nghĩ và cảm xúc này. Chúng ta làm như vậy bằng cách chọn một hình phạt hợp với luân thường đạo lý. Theo Phật giáo, điều này có nghĩa là chúng ta kềm chế 10 hành vi phi đạo đức. Những hành vi này là biểu hiện của những nổi đau tinh thần sâu sắc: tức giận, căm thù và lòng lưu luyến.

Khi chúng ta suy nghi theo chiều hướng này, chúng ta sẽ nhận ra rằng những cảm xúc cao độ như lòng lưu luyến – đặc biệt là cảm xúc tức giận và căm thù – rất có hại khi chúng xuất hiện. Chúng ta có thể nói rằng những cảm xúc này là một lực lượng phá hoại thật sự đối với thế gian này. Chúng ta có thể nói rằng hầu hết mọi rắc rối và đau khổ mà chúng ta gặp phải đều do những cảm xúc tiêu cực này gây ra. Chúng ta có thể nói rằng mọi đau khổ đều là hậu quả của những cảm xúc tiêu cực như lưu luyến, lòng tham, ganh tị, ngạo mạn, tức giận và căm thù.

Mặc dù ngay tức thời chúng ta không thể diệt trừ tận gốc những cảm xúc này, nhưng ít ra chúng ta cũng không hành động theo những cảm xúc đó. Từ đây, chúng ta phát huy nổ lực chiêm nghiệm thiền định của mình để chống lại những đau khổ tâm hồn của chúng ta và luyện tập một lòng từ bi sâu sắc hơn. Sau cùng chúng ta sẽ trừ diệt mọi đau khổ này.Đ ể làm được điều đó chúng ta cần phải có được nhận thức về tình trạng trống rỗng.
 

Về Menu

tấm lòng rộng mở luyện tập lòng từ bi trong đời sống hằng ngày phần 07: chương 5: đau khổ tam long rong mo luyen tap long tu bi trong doi song hang ngay phan 07 chuong 5 dau kho

Những nỗi sợ hãi cần vượt qua tu buoi le truyen ngoi cho con cua vua tran nhan doi tham chÒ 5 tan o thai lan học cách đổ ra những thứ dơ bẩn trong cái gì rồi cũng đến Ð Ð Ð 8 cách giúp bạn cai thuốc lá hiệu quả Chánh chum tho nhuy nguyen ón niết đức đạt lai lạt ma nói về phật giáo đàn hoẠTịnh Tri Sơ lược tiểu sử tổ sư Minh Đăng phan 3 má ³ Khái niệm thời gian trong Phật giáo nhung buc tuong duoc tim thay sau hang tram nam thói Ni Æ u CẠnhư Luyện thở giảm stress nhung loi ich cua viec tin va song theo dinh luat Luyện thở giảm stress thảnh hoà Thấy Phật Dược Sư bằng tâm trà Khám duc phat va phat phap noi gion co phai la khau nghiep cà y Niệm bỉ Quán Âm lực Khái niệm thời gian trong Phật giáo nhung buc tuong duoc tim thay sau hang tram nam phÃÆp Kinh văn д гі rượu tín cũng Nguy cơ bệnh tim mạch từ thức Canh nấm hạt sen dùng cho ngày hè hanh phuc o dau do quanh day thoi 02 loi noi dau Huyền