Tin vào sự tồn tại cố hữu này là một tri giác sai lầm cơ bản mà chúng ta phải loại trừ khỏi việc tập luyện thiền định theo hướng thông suốt (wisdom). Tại sao? Bởi vì nó là căn nguyên của mọi đau khổ. Nó là cốt lõi của mọi cảm xúc đau khổ.
Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính - Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: AN OPEN HEART PRACTICING
CHƯƠNG VI
BAO LA VÀ SÂU SẮC: HAI HƯỚNG CỦA CON ĐƯỜNG
(THE VAST AND THE PROFOUND : TWO ASPECTS OF THE PATH)
Trên con đường hướng đến Phật giáo, có 2 hướng đi phản ánh rõ rệt 2 phương pháp tập luyện. Mặc dù Đ ức Phật đã gộp thành một phương pháp, những bậc thầy vẫn truyền dạy cho học trò theo 2 phương pháp. Tuy nhiên, giống như 2 cánh của một con chim, chúng đều cần thiết khi chúng ta tiến hành cuộc hành trình tìm kiếm sự giác ngộ – trạng thái không bị ràng buộc bởi những đau khổ hoặc trạng thạng thái thông suốt hoàn toàn về Cõi Phật(Buddhahood) mà chúng ta cố tìm kiếm nhằm giúp đỡ mọi người.
Đến đây chúng ta tập trung vào "sự bao la". Việc luyện tập này được xem như là một phương pháp nhằm mở rộng trái tim của chúng ta về lòng yêu thương và lòng từ bi, cùng những phẩm chất như lòng khoan dung tồn tại nơi một trái tim nhân hậu. Ở đây, việc luyện tập của chúng ta bao gồm việc phát huy những phẩm chất đạo đức và hạn chế những khuynh hướng phi đạo đức.
Mở rộng trái tim có nghĩa là sao? Trước hết, chúng ta hiểu rằng hình tượng "trái tim" ở đây là một hình tượng ẩn dụ. Trong hầu hết mọi nền văn hóa, "trái tim" được xem như là nơi chứa đựng lòng từ bi trắc ẩn, lòng yêu thương, lòng thương cảm, sự hiểu biết và tính ngay thẳng, chứ không đơn thuần chỉ là một bộ phận cơ bắp có chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể. Theo quan điểm Phật giáo, cả 2 phương pháp này đều diển ra trong tâm hồn. Thật là buồn cười , theo quan điểm Phật giáo thì tâm hồn nằm nơi giữa ngực. Một trái tim rộng mở là một tâm hồn rộng mở. Một sự thay đổi nơi trái tim là một sự thay đổi nơi tâm hồn. Hơn nữa, trong nhất thời, khái niệm của chúng ta về "trái tim" tạo ra những lợi khí hữu ích để cố gắng thông hiểu sự khác biệt giữa sự "sự bao la" và "sự sâu sắc" của việc luyện tập.
Một khía cạnh khác của việc luyện tập là "sự thông suốt" (wisdom), cũng được biết đến như "sự sâu sắc". Ở đây, chúng ta đang tập trung vào "đầu", nơi mà mọi sự hiểu biết, phân tích và nhận thức đều hiện diện. Xét khía cạnh "thông suốt" của việc luyện tập, chúng ta luyện tập nhằm nâng cao sự hiểu biết về tính tạm thời, điều bất hạnh của cuộc sống này, và lòng vị tha. Những ai muốn có được sự thông suốt sâu sắc này có lẻ sẽ phải hy sinh cả đời để mà luyện tập. Tuy nhiên, chỉ cần nhận thức được tính tạm thời của mọi sự vật, chúng ta có thể có được sự thông suốt về chúng và mọi khái niệm về tính lâu bền. Khi chúng ta thiếu sự hiểu biết về bản chất đau khổ của cuộc đời này, lòng lưu luyến của chúng ta đối với cuộc đời này sẽ gia tăng.
Nếu chúng ta trau dồi hiểu biết của mình về bản chất đau khổ của cuộc đời này, chúng ta sẽ chiến thắng lòng lưu luyến đó.
Chủ yếu mọi khó khăn của chúng ta đều xuất phát từ ảo tưởng cơ bản này. Chúng ta tin vào sự tồn tại cố hữu của chúng ta và của mọi sự vật hiện tượng khác. Chúng ta đề ra và bám vào, những quan niệm về bản chất của mọi sự vật hiện tượng mà ở đó những điều phi thường hoàn toàn không xảy ra. Chúng ta hãy lấy một cái ghế làm ví dụ, chúng ta tin, mà không nhìn nhận đầy đủ niềm tin này, rằng có một vật được gọi là "ghế",phẩm chất gía trị của một cái ghế dường như tồn tại bên trong những bộ phận của nó: chân, chỗ ngồi và chỗ dựa. Cũng giống như vậy, mỗi người trong chúng ta đều tin rằng có một cái "tôi" bền bỉ thiết yếu lan tỏa trong khắp tâm hồn và thể xác của chúng ta để cấu thành chúng ta. Phẩm chất bền bỉ thiết yếu này là do chúng ta gán cho nó; nó thật sự không tồn tại.
Tin vào sự tồn tại cố hữu này là một tri giác sai lầm cơ bản mà chúng ta phải loại trừ khỏi việc tập luyện thiền định theo hướng thông suốt (wisdom). Tại sao? Bởi vì nó là căn nguyên của mọi đau khổ. Nó là cốt lõi của mọi cảm xúc đau khổ.
Chúng ta chỉ có thể loại bỏ được ảo tưởng sai lệch về bản thân và mọi sự vật này bằng cách sáng suốt trau dồi những tư tưởng đối kháng với ảo tưởng đó, nhận ra sự không tồn tại của phẩm chất bền bỉ thiết yếu đó. Một lần nữa, chúng ta trau dồi những tư tưởng đối kháng giống như khi chúng ta phát huy lòng khiêm tốn để trừ khử tính kiêu căng của mình. Đầu tiên, chúng ta quen với những nhận thức sai lệch về bản thân, những nhận thức sai lệch về những điều phi thường tồn tại nơi bản thân chúng ta; sau đó, ta phát huy một tri giác đúng đắn hơn về bản thân và mọi sự vật xung quanh.
Dần dần, tri giác này sẽ thấm vào tâm hồn chúng ta giống như những kiến thức dần dần thấm vào tâm trí của một người nghiên cứu học hỏi những lời truyền dạy. Để tăng thêm sức mạnh của tri giác này, đòi hỏi sự luyện tập bền bỉ được trình bày ở những chương sau. Chỉ khi chúng ta luyện tập bền bỉ như vậy, tri giác này mới có thể thật sự gây tác động đến quan điểm của chúng ta về bản thân và mọi sự vật sự việc. Bằng cách nhận thức ra được một điều rằng đời sống này chỉ là tạm bợ, chúng ta tiệt trừ được tính ích kỷ cá nhân gây ra mọi điều đau khổ.
Phát triển "sự thông suốt" là một quá trình làm cho chúng ta suy nghĩ đúng đắn theo đúng bản chất của mọi đối tượng. Qua quá trình này, chúng ta dần dần khai trừ những tri giác sai lầm về thực tế mà chúng ta đã bám vào bao lâu nay. Điều này không phải dễ dàng. Để hiểu được "sự tồn tại thực chất của mọi đối tượng", đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và suy xét rất nhiều. Để nhận ra được rằng mọi sự vật đều không tồn tại cố hữu- đó là một hiểu biết sâu sắc- đòi hỏi chúng ta phải nhiều năm suy ngẫm và thiền định. Chúng ta nên bắt đầu hòa mình vào những quan điểm này, phần sau của quyển sách này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, tiếp ngay đây chúng ta hãy quay lại với phương pháp khảo sát ý niệm về lòng từ bi.
Bích Ngọc (Tuvien.com)