Trong khi phiên dịch, in ấn chúng tôi thiết nghĩ đã có một số lời Phật dạy có thể bị thay đổi hay chỉnh sửa theo
“Tận Thuyết” hay “Thuyết tận” trong bài kệ tán Phật

“cái nhìn” riêng của tác giả. Một vấn đề nữa là trong vốn từ và kết cấu ngữ pháp của ngôn ngữ ngữ dịch không có từ và kết cấu tương đương.


1.  Dẫn nhập

Sau khi chúng tôi viết bài “ Trừ phiền não” hay “ Chư phiền não ”  trong đoạn văn hồi hướng đăng tải trên trang tin “ Đạo Phật Ngày Nay ”. [1]Sau bài viết này, bạn đọc Hư Trúc hỏi :  “ Hư Trúc thấy trong bài tụng :  Sát trần tâm niệm khả số tri, Đại hải trung thủy khả ẩm tận, Hư không khả lượng phong khả kế, Vô năng THUYẾT TÂN Phật công đức.

Thấy trong kinh tụng in là THUYẾT TẬN. Nhưng khi tụng lại thấy có nơi lại tụng là TẬN THUYẾT. Dĩ nhiên tụng đã quen rồi thì không phải sửa đổi. Nhưng không biết thế nào là đúng nguyên bản?Chư vị nào có biết xin góp ý cho đại chúng liễu tri!”

Trước sự quan tâm của quý thiện hữu tri thức, nay chúng tôi xin được trình bày một số kiến giải để chia sẽ cùng quý vị.

2. Luận bàn về từ “tận thuyết” và “ thuyết tận ”

Trước khi luận bàn vấn đề này chúng tôi xin được trích dẫn bài kệ nguyên văn như sau :

Hán văn                                                                 

「剎塵心念可數知,大海中水可飲盡,

虛空可量風可繫,無能盡說佛功德。」[2]

Âm Việt

“Sát trần tâm niệm khả số tri, đại hải trung thủy khả ẩm tận.

Hư không khả lượng phong khả hệ, vô năng tận thuyết Phật công đức ”

Để luận bàn cho vấn đề này, chúng tôi sẽ phân tích theo hai hướng: thứ nhất phân tích về mặt ngữ pháp, thứ hai khảo sát những dẫn chứng kinh điển thuộc văn bản Hán tạng.

Thứ nhất :

Y cứ vào ngữ pháp , chữ “ tận -盡 ” có các chức năng sau: giới từ, hình dung từ, phó từ và động từ[3]. Tuy nhiên, chúng tôi xét thấy trong văn kệ nêu trên có hai chức năng có thể xảy ra. Thứ nhất là phó từ, có chức năng bổ sung nghĩa cho động từ (v), không cần túc từ (o) theo sau. Thứ hai là động từ, bổ nghĩa cho động từ khác và phải có túc từ theo sau. [4]

Ví dụ:

“Tận” Phó từ

  • 眾智共說無能盡。[5] 
  • 具足演說無能盡。[6]
  • 乃至百千萬億劫,說不可盡。[7]

“Tận” Động từ

  • 無能盡(v)說(v)過(o).[8]
  • 景帝聞之,使使盡(v)誅(v)此屬(o).[9]
  • 欲歎佛功德,無能盡(v)具(v)者(o).[10]

Từ sự phân tích trên, chúng ta thấy trong câu kệ tán Phật: “剎塵心念可數知,大海中水可飲盡,虛空可量風可繫,無能盡說佛功德”. Chữ “tận” là động từ có chức năng bổ nghĩa cho động từ “thuyết” và có túc từ theo sau “Phật công đức”. Cho nên, chúng tôi xét thấy ở đây nên dùng “tận thuyết” hơn là dùng “thuyết tận”. (Để hiểu rõ về quá trình biến chuyển của từ “tận” trong Hán ngữ, xin quý vị xem bài: 蒋绍愚撰寫從“V盡――盡V”  和“誤V/ 錯V――V錯”看述補結構的形成。Language and linguistics 5.3:559-581,2004.)

Thứ hai :

Theo sự tra cứu của chúng tôi, kết quả tìm thấy trong Đại chánh tạng bảng Hán văn, xin tóm lược bảng thống kê dưới đây. Để dễ phân biệt tác giả mặc định (Y) – những kinh văn dùng từ “ tận thuyết” , (N) – Những kinh văn dùng từ “ thuyết tận ”.

 

   

Xuất xứ

 

Tận thuyết

 

Thuyết tận

01

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh.[11]

Y

 

02

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Tùy Sớ Diễn Nghĩa Sao. [12]

Y

 

03

Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao Hội Bổn [13]

Y

 

04

Hoa Nghiêm Kinh Luận Quán[14]

Y

 

05

Hoa Nghiêm Kinh Hợp Luận[15]

Y

 

06

Hoa Nghiêm Kinh Hạnh Nguyện Phẩm Sớ Sao[16]

Y

 

07

Hoa Nghiêm Kinh Sớ Sao Huyền Đàm [17]

Y

 

08

Hoa Nghiêm Kinh Sớ Chú [18]

Y

 

09

Hoa Nghiêm Kinh Đàm Huyền Quyết Trạch [19]

Y

 

10

Hoa Nghiêm Cương Yếu [20]

Y

 

11

Pháp Hoa Kinh Tri Âm [21]

Y

 

12

Pháp Hoa Kinh Đại Khoản [22]

Y

 

13

Pháp Hoa Kinh Đại Thành [23]

Y

 

14

Pháp Hoa Kinh Thọ thủ [24]

Y

 

15

Pháp Hoa Kinh Chỉ Chưởng Sớ [25]

Y

 

16

Đại Sám Hối Văn Lược Giải [26]

Y

 

17

Đại Thừa Bổn Sanh Tâm Địa Quán Kinh Thiển Chú [27]

Y

 

18

A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa[28]

Y

 

19

Kim Cương Kinh Sớ Ký khoa Hội[29]

Y

 

20

Tu Thuyết Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi[30]

Y

 

21

Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu Hương Nhũ Ký[31]

Y

 

22

Liệt Tổ Đề Cương Lục [32]

Y

 

23

Đạt Biến Quyền Thiền Sư Ngữ Lục [33]

Y

 

24

Mật Am Hòa Thượng Ngữ Lục [34]

Y

 

25

Thiên Nham Hòa Thượng Ngữ Lục [35]

Y

 

26

Khánh Sơn Mục Hưởng Phác Phù Chuyết Thiền Sư Ngữ Lục[36]

Y

 

27

Vũ Sơn Hòa Thượng Ngữ lục [37]

Y

 

28

Kim Cương Kinh Toản Yếu San Định Ký [38]

 

N

29

Viên Giác Kinh Đại Sớ Thích Nghĩa Sao [39]

 

N

30

Viên Giác Kinh Đạo Tràng Tu Chứng Nghi[40]

 

N

31

Kim Cương Bát Nhã Kinh Sớ Luận Toản Yếu San Định Ký Hội Biên [41]

 

N

32

Ngự Chế Phật Phú[42]

 

N

 

Từ những khảo sát trên, chúng ta dễ dàng nhận ra, tầng số xuất hiện “tận thuyết ” trong kinh văn là 27, trong khi đó tầng số xuất hiện của từ “thuyết tận” là 5. Không chỉ dừng lại ở chỉ số sử dụng từ mà còn quan trong hơn nữa, trong năm bản kinh trên trên dùng từ “thuyết tận ” đều dẫn chứng từ bản gốc kinh Hoa Nghiêm. Chính vì thế, chúng ta có thể nói rằng dùng từ  “tận thuyết ” sẽ hợp lý hơn so với “thuyết tận”.

Ngoài ra,  khi khảo sát về vấn đề này chúng tôi cũng phát hiện ra một điều, trong tất cả các văn bản hiện tồn trong bản Hán tạng đều ghi rằng: “Sát trần tâm niệm khả số tri, đại hải trung thủy khả ẩm tận, hư không khả lượng phong khả hệ, vô năng tận thuyết Phật công đức ”(剎塵心念可數知, 大海中水可飲盡, 虛空可量風可繫, 無能盡說佛功德). Nhưng trong  khi đó, văn bản Việt lại ghi rằng: “Sát trần tâm niệm khả số tri, đại hải trung thủy khả ẩm tận, hư không khả lượng phong khả kế, vô năng tận thuyết Phật công đức”[43].

Như vậy, ở đây có sự khác biệt giữa “hệ-繫”và “kế-計”. Trước khi đi vào thẩm định văn bản nào sẽ hợp lí hơn, chúng ta cần hiểu nghĩa của câu kệ , nơi đây tạm giải thích như sau: tâm niệm nhỏ như vi trần có thể đếm biết, nước trong biển có thể uống hết, hư không có thể đo lường, gió có thể cột (hệ), nhưng không thể nói hết được công đức của Phật.

Còn nếu chúng ta đọc theo bản tiếng Việt là “kế ” thì bài kệ được dich là: tâm niệm có thể đếm được…. hư không có thể đo lường, gió có thể đếm…..công đức của Phật không thể nói hết. Từ sự phân tích này, chúng tôi thiết nghĩ gió có thể cột sẽ hợp lý hơn.

Bên cạnh nghiên cứu chủ đề trên, chúng tôi cũng xin nêu ra một vấn đề để chúng ta thử suy ngẫm. Theo văn bản hiện tồn trong Hán tạng ghi chép: “thượng lai hiện tiền thanh tịnh chúng, phúng tụng lăng nghiêm chư phẩm chú….. đàn tín quy y tăng phước huệ” là kết thúc, sau đó đọc tiếp là “A Di Đà Phật thân kim sắc, … cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn” rồi tiếp đó niệm danh hiệu Phật A Di Đà. [44]

Trong khi đó, văn bản tiếng Việt có một số khác biệt như: “thượng lai hiện tiền thanh tịnh chúng, phúng tụng lăng nghiêm chư phẩm chú…..  đàn tín quy y tăng phước huệ” tiếp theo “Sát trần tâm niệm khả sổ tri, …nhất thiết vô hữu như Phật giả” sau đó niệm danh hiệu đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Như vậy, chúng ta thấy rằng văn bản Việt phải chăng có sự kết hợp của ba văn bản mà thành. (1.thượng lai hiện tiền….đàn tín quy y tăng phước huệ. [45] 2. Sát trần tâm niệm khả số tri…vô năng tận thuyết Phật công đức.[46] 3. Thiên thượng thiên hạ vô như Phật … nhất thiết vô hữu như Phật giả.[47])

Như vậy, so sánh đối chiếu giữa bản Hán và bản Việt, chúng ta đã thấy có sự sai khác trong đó,thiết nghĩ đây cũng là điều khó tránh khỏi trong quá trình phiên dịch cũng như hoằng dương Phật Pháp.

3. Thay lời kết

Từ những luận điểm trên, chúng tôi xin chia sẻ và gợi ý trước khi kết thúc bài viết này:

Nghe nhiều học rộng sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn rộng rãi không bị gò bó trong phạm vi truyền thống, tông phái, hay thậm chí là cái nhìn “nhị nguyên”. Ngày nay, các truyền thống, các tông phái có cơ hội “giao lưu” để trao đổi những thấy biết của mình  với nhau. Đây là một việc làm rất cần thiết để người con Phật một lòng phụng sự đạo pháp nhằm tuyên dương giáo nghĩa nhiệm màu của đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni.

  “cái nhìn” riêng của tác giả. Một vấn đề nữa là trong vốn từ và kết cấu ngữ pháp của ngôn ngữ ngữ dịch không có từ và kết cấu tương đương. Từ đó, chúng ta đã có một số kiến giải bất đồng. 

Ý nghĩa bất y ngữ. Đây là một chi phần trong bốn pháp để y cứ trong khi tu học lời Phật dạy. Ông bà ta hay nói “đạt ý quên lời” là vậy. Ng&oci


Về Menu

“tận thuyết” hay “thuyết tận” trong bài kệ tán phật tan thuyet hay thuyet tan trong bai ke tan phat tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

6 lợi ích cho sức khỏe từ cây Phận làm con theo lời Phật dạy làm sao để được thân tâm an lạc gia uống nhiều trà đá gây suy thận gọi 5 tan o thai lan bức tượng phật cổ nhất việt nam Tin nhắn của mẹ nghi lễ có phải là tín ngưỡng không hỏa Vua Sen an nhien giua vung xung dot Trăng truyen luc to hue nang phan cuoi ï¾ ï¼ chùa nghĩa hương tưởng niệm tổ khai Lễ hội Ẩm thực chay Phong vị Huế triết may nguoi co the buong xa Sức sốngcủa Bổn môn Pháp hoa vÃÆ lễ hằng thuận niềm vui còn đó vi tet cua nhung dua con xa que su ba cat tuong 10 câu chuyện ngắn vềbài học làm tra VÃÆ tinh than tue giac van thu học cách yêu thương để có nhân duyên lắng Mưa ấm Tháng Giêng bỏ ChÃ Æ tất cả các pháp đều là phật pháp TT Huế Lễ húy nhật Tổ sư Đại Chiếu Chuyện xưa mai trắng Hà thành Doi c㺠sơn trà ký sự luận về chà vá chân ÐÐÐ nhung cau chuyen am hai duc phat VẠLÃm Nữ giới Phật giáo Những tấm gương vòng Một cÃy a Khảo sát về tín niệm cúng sao giải nghiệp báo và tái sinh những câu hỏi thiện tri thức người đưa ta vượt lăn