Tôi thường mua thức ăn ở một ngôi chợ quận. Chợ có nhà lồng, nhưng lại có những con đường bao quanh rất rộng, và chính nơi đó trở thành một khu chợ “chồm hổm” khác, đông đúc không thể tả. Nhiều buổi sáng, tôi phải len xe Honda qua những gánh rau cải, gánh tàu hủ, mì căn, rồi những thau cá, thau tép nhảy soi sói, những mẹt thịt heo lỏng chỏng, bên cạnh những thúng cam sành xanh óng ả, những cần xé mận đỏ hồng hồng...

	Tạp bút: Lề đời

Tạp bút: Lề đời

Tôi thường mua thức ăn ở   một ngôi chợ quận. Chợ  có nhà lồng, nhưng lại có  những con đường bao quanh rất rộng, và chính nơi đó trở thành một khu chợ “chồm hổm” khác, đông đúc không thể tả. Nhiều buổi sáng, tôi phải len xe Honda qua những gánh rau cải, gánh tàu hủ, mì căn, rồi những thau cá, thau tép nhảy soi sói, những mẹt thịt heo lỏng chỏng, bên cạnh những thúng cam sành xanh óng ả, những cần xé mận đỏ hồng hồng...

Mệt, vì chật, vì nắng. Nhưng được cái là, chỉ cần vói tay lựa, xong trả tiền, rồi thảy bó rau vô rổ xe, chạy vù về nhà, khỏi cần gởi xe vô bãi mất công. Đa số người đi chợ bây giờ là công chức, ít thời gian, phải tranh thủ kiểu như vậy, nên chả trách cái chợ “chồm hổm” cứ tồn tại mãi...

Nhưng nó luôn tồn tại trong sự phập phồng, và trong đắng cay, nước mắt. Bởi nhà nước đã quy định dọn dẹp lòng lề đường, tạo bộ mặt văn minh cho thành phố, nên không thể chấp nhận những kiểu chợ như thế. Tôi thường xuyên trông thấy cảnh truy bắt, rượt đuổi giữa những anh trật tự đô thị và những bà, những chị buôn gánh bán bưng. Đang đi, nghe “hoét” một cái, chưa kịp hiểu chuyện gì thì đã thấy mọi người xô nhau chạy tán loạn. Từ đằng xa, hai anh trong bộ sắc phục xanh lơ phóng xe Honda tới, nhảy xuống giằng lấy rổ rau của một chị nét mặt khắc khổ. Chị cố giằng lại như một phản xạ, nhưng rồi phải buông tay vì biết nếu càng phản ứng thì càng có nguy cơ bị mời về “đồn”. Chị đứng nhìn theo rổ rau mà nước mắt chảy dài. Một chị khác lật đật đẩy chiếc xe ba gác nhỏ chở chuối dạt ra xa, nhưng không kịp nữa rồi, anh trật tự đã nắm gọn cái cân của chị quẳng lên chiếc xe ô tô thùng của mấy anh vừa lái trờ tới. Cái cân kêu đánh xoảng, chắc là gãy chớ không mong gì còn nguyên. Nét mặt chị đau đớn, nhưng lập tức đanh lại, và buông một câu chửi thề trong họng: “ cho mầy lấy đi!”. Thương nhất là một bà cụ hơn 60 tuổi, xăn quần gánh cái gánh cam nặng trĩu chạy lạch bạch vô hiên của một tiệm bán tạp hóa, vài trái cam lăn long lóc xuống mặt đường, no tròn, lắc lĩu. Vô tới hiên nhà, mồ hôi ướt đẫm lưng áo bà ba, và đôi mắt bà như còn thảng thốt... Ngoài kia, chiếc xe của mấy anh trật tự đã đầy ắp những bó rau, những con cá, những chiếc thau nhựa cũ mèm... và tôi không thể nào quên được những gương mặt hầm hừ, đanh lại, cứ như mấy anh đang rượt đuổi một thứ tội phạm gì ghê gớm lắm.

Tôi hay đứng lặng người dõi theo cảnh ấy, và tự hỏi: Ai đúng? Ai sai? Hình như ai cũng đúng, và ai cũng sai. Mấy anh trật tự đúng, vì phải làm tròn bổn phận nhà nước giao. Nhà nước đúng, vì phải tạo bộ mặt văn minh cho thành phố. Còn những bà con nghèo khổ kia cũng đúng, vì họ không còn cách nào để sinh sống, nuôi con, mới phải lăn lưng ra lòng lề đường với số vốn vài chục ngàn chỉ đủ mua một rổ rau. Có khi số vốn ấy là tiền vay nóng mà tôi chứng kiến rất nhiều trong cái xóm lao động của mình. Cứ vay 100.000đ, mỗi ngày góp 4.000đ, coi như cuối tháng trả thành 120.000đ. Rồi lại vay tiếp. Như vậy, làm sao họ có thể đăng ký một cái sạp trong nhà lồng chợ với số vốn có khi là cả chục cây vàng? Họ đành dạt ra lòng lề đường. Và trong số tiền lãi nhỏ nhoi hằng ngày, chỉ cần bị tịch thu một món gì đó là coi như bứt vốn. Nước mắt chảy xuống những phận nghèo...

Thương họ, rồi thương cho mấy anh trật tự, cũng lãnh đồng lương còm cõi, mà nếu không dẹp được cái chợ chồm hổm ấy thì chắc chắn sẽ bị cho nghỉ việc, con cái ở nhà lại nheo nhóc mà thôi. Cứ vậy, niềm vui của người này là nỗi khổ của người khác. Biết làm sao! Dẫu vậy, vẫn mong những gương mặt đi truy bắt kia đừng có đằng đằng sát khí. Bởi nếu chị ta không bán rau thế này thì biết đâu chị ta đã trở thành một kẻ cắp, gây tội ác nào đó. Hãy cho nhau một ánh nhìn thông cảm, bởi phận tôi, phận chị đều mỏng manh như nhau!

Rốt cuộc, cái chợ chồm hổm cứ còn mãi sau bao nhiêu năm. Vẫn bán tràn ra lề đường, vẫn truy bắt, rượt đuổi, vẫn khóc lóc, năn nỉ, vẫn chửi thề, cay đắng... Và biết bao phận người đang bị dạt ra “lề đời” như thế, trong khi nhiều cao ốc đang mọc lên chọc thủng trời xanh, những casino, vũ trường sặc sụa rượu, bia, gái đẹp... Lề đời, có khi cả đời ta chưa bước qua, thấu hiểu!

Hoàng Anh 


Về Menu

Tạp bút: Lề đời

cau Bún măng chay Chữa khản tiếng bằng củ cải trắng tap tenh lam nguoi Ai nghi thuc cung cau an dau nam 佛教 一朵相似的花 phải làm gì khi cảm thấy cô đơn và tưởng niệm 40 năm ht thích chơn thức ngủ dưới góc cây NhÃƒÆ Uống bia rượu vừa phải có tốt vo thuong tang phap thi Tây An Cổ Tự Nhớ lắm đồng trăng Phiền quà moi ngay ban nen co ganglam sach co dai trong tam Chất béo chuyển hóa không tốt cho cột Thanh Hóa Tưởng niệm Phật hoàng và bến 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 PhÃÆp 機十心 Sen hồng tháng Bảy Mì xào chay 人生是 旅程 風景 Tọa đàm về Thiền sư Minh Châu Hương Lời chúc nào cho mùa xuân này Nghiên cứu về Ni giới một đề Phở chay yêu thương Tưởng niệm vị Tổ khai sơn trên 20 tự dan vao the gioi van hoc phat giao đôi nét về cuộc đời sư bà hải chua bongeun chon binh yen cho tam hon PhÃp thõng Thêm Thung lũng linh lan Muối mè của mẹ có nên quy kính tăng chưa thực hành đúng ki tich luon duoc tao ra boi nhung con nguoi co gọi hồn con trở về trà n Long trọng tưởng niệm Tổ Minh Hải lễ tiểu tường viện chủ chùa kim Tuyệt ngon món đồ uống từ sấu bao