GNO - Thiền giúp giảm số lượng cơn đau một cách đáng kể mà không cần đến sự hỗ trợ của quá trình đối phó...

Thiền có thể thay thế thuốc giảm đau?

GNO - Thuốc giảm đau (thuộc nhóm opioid) là con dao hai lưỡi, vừa giúp giảm đau (cho hàng 100 triệu người ở Hoa Kỳ) nhưng cũng gây ra sự lạm dụng thuốc đưa đến nguy cơ nghiện thuốc.

thientap.jpg
Thiền tập mang lại giá trị chuyển hóa thân tâm, giúp người thực tập vững chãi hơn...

Các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Y khoa Wake Forest Baptist thực hiện nghiên cứu đánh giá tính hiệu quả của thiền chánh niệm như một phương pháp điều trị các cơn đau mãn tính. Kết quả cho thấy rằng thiền giúp giảm số lượng cơn đau một cách đáng kể mà không cần đến sự hỗ trợ của quá trình đối phó cơn đau của cơ thể hay các thuốc opioid.

“Kết quả nghiên cứu này quan trọng với hàng triệu người bị hành hạ bởi các cơn đau mãn tính muốn tìm giải pháp giảm đau nhanh mà không cần dùng đến các liệu pháp dựa vào thuốc giảm đau. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thiền giúp giảm đau và thiền không hoạt động thông qua hệ thống opioid của cơ thể khi tiếp nhận các loại thuốc giảm đau thuộc nhóm này”. Đây là chia sẻ của bác sĩ Fadel Zeidan, trung tâm Y khoa Wake Forest Baptist.

Nghiên cứu thực hiện trên 78 người tình nguyện khỏe mạnh được tiêm một loại thuốc (naloxone) nhằm đóng tác dụng giảm đau của thuốc giảm đau opioid hoặc một loại placebo (saline). Người tham gia sau đó được chia làm 4 nhóm: 1 nhóm được tiêm naloxone và thực hành thiền, 1 nhóm thực hành thiền nhưng không có tiêm naloxone, 1 nhóm thực hành thiền và được tiêm placebo, nhóm còn lại có tiêm placebo nhưng không thực hành thiền.

Nhóm nghiên cứu cho người tham gia trải nghiệm cơn đau bằng que có tích nhiệt trên vùng da nhỏ khoảng 49 độ C. Người tham gia sẽ đánh giá mức độ đau của mình. Nhóm thực hành thiền và được tiêm naloxone giảm được 24% cơn đau so với phản hồi của họ trước khi hành thiền và được tiêm naloxone. Mức độ đau cũng giảm 21% ở nhóm thực hành thiền và có tiêm placebo (saline). Còn nhóm không có hành thiền thì mức độ đau tăng lên.

“Nghiên cứu này cung cấp thêm bằng chứng về tác dụng giảm đau của thực hành thiền. Phát hiện này cũng quan trọng với những người kháng các thuốc giảm đau dòng opioid và hướng đến giải pháp giúp giảm đau nhưng không gây nghiện. Chúng tôi mong rằng ít nhất có thể kết hợp thiền với các liệu pháp điều trị có dùng thuốc truyền thống để tăng cường hiệu quả giảm đau mà không gây nghiện hoặc các tác dụng phụ khác”.

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh, thiền vẫn giúp giảm đau thậm chí khi dùng thuốc chặn tác dụng của opioid là naloxone. Điều này cho thấy thiền có công dụng giảm đau theo một cách khác so với cơ chế tiếp nhận giảm đau opioid của cơ thể.

Các cơ quan y tế tại Hoa Kỳ như Cơ quan Quản lý Dược & Thực phẩm, Trung tâm Phòng chống & Kiểm soát Bệnh tật (CDC) cũng đang nghiên cứu để phát triển các liệu pháp giảm đau mà không làm tăng nguy cơ phụ thuộc vào thuốc, nhất là trong tình hình tử vong tăng cao do dùng thuốc quá liều gần đây.

Một nhóm nghiên cứu từ trường Johns Hopkins Bloomberg gần đây cũng đưa ra kết luận số người nghiện các thuốc giảm đau được kê toa đang tăng vọt và số người tìm đến thuốc giảm đau cũng đang tăng lên.

Trần Trọng Hiếu
(Theo Medical Daily)


Về Menu

Thiền có thể thay thế thuốc giảm đau?

bí quyết dạy con thông minh của người Mùa sen đề ăn chay theo phong cách tây tạng giữa Vitamin và khoáng chất đừng để thiếu ペット葬儀 おしゃれ tan 10 dấu hiệu cảnh báo ung thư không nên Gi Đi tìm những cao thủ trong làng võ sài le Cảnh báo nguy cơ tim mạch qua đánh giá Linh chi đỏ Trường Sinh quà tặng bình voi ba người có công phục hưng tông tịnh độ Gia Lai Lễ tưởng niệm tuần chung thất Tại sao nên giặt khăn tắm thường xuyên bên Thuốc lá gây suy giảm miễn dịch nghiêm chùm đau Quảng Ngãi Tưởng niệm Đại đức 7 忍四 nhung chữ thừa chien トO Bệnh nấc cụt Hiccup Phật giáo Tuá ³ Nhẫn một câu chuyện đáng suy ngẫm về lục trí tuệ chìa khoá mở ra tầm nhìn về 即刻往生西方 nguoi cha tot chinh la thay hieu truong quan trong tàu thuyet phap theo duy ma Ăn nhiều rau củ quả để sống lâu lam câu chuyện về chàng thanh niên pháp sang hoài trí Tóm Gi rÙn