Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là Chùa Lân hay tên chữ là Long Động Tự thuộc địa phận thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, còn gọi là Chùa Lân hay tên chữ là Long Động Tự thuộc địa phận thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Có lẽ vì sự sơ khởi của nguồn cội nơi đất Phật mà Trúc Lâm Thiền Viện có vị trí ngay dưới chân núi YênTử, nơi bắt đầu cho cuộc hành hương trong hệ thống chùa tháp Yên Tử gồm 20 công trình lớn nhỏ tập trung trên sườn phía đông của ngọn núi giới hạn bởi suối Vàng phía tây và thác Tử phía đông. Suối và thác đều xuất phát từ độ cao 700m cạnh chùa Vân Tiêu, chảy quanh co xuống chân núi rồi hợp dòng với nhau dưới gốc cây sung cổ thụ và đổ vào suối Giải Oan.

Trúc Lâm Thiền Viện còn có tên là Chùa Lân là địa điểm vua Trần Nhân Tông đã dừng chân trước khi lên Yên Tử tu hành. Sau được tôn tạo, xây dựng thành Viện Kỳ Lân, là nơi giảng đạo, độ tăng.
 

Chùa Lân nằm trên một quả đồi có hình dáng một con lân nằm phủ phục. Danh tiếng và sự nguy nga của chùa Lân còn được lưu truyền trong dân gian qua câu ca: Ngõ chùa Lân, sân chùa Muống, ruộng chùa Quỳnh. Hiện thời ngõ chùa Lân vẫn còn lưu dấu tích xưa, ngõ dài, rộng, hai bên có nhiều tháp mộ các nhà sư.

Trong kháng chiến chống Pháp, chùa gần như bị thiêu hủy hoàn toàn, chỉ còn hệ thống các mộ tháp gồm 23 tháp, trong đó tháp lớn nhất là tháp mộ thiền sư Chân Nguyên. Nhằm tôn tạo lại chốn Tổ, bảo tồn và phát huy tinh thần Thiền phái Trúc Lâm, ngày mười chín tháng Giêng năm Nhâm Ngọ (2002), lễ đặt đá xây dựng chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử đã được tổ chức trang nghiêm, trọng thể.

Công trình được xây dựng với sự khởi xướng của hòa thượng Thích Thanh Từ, Viện trưởng Viện Trúc Lâm Đà Lạt và công đức của các tăng ni, phật tử trong, ngoài nước. Nhân dịp ngày sinh của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông, ngày 11 tháng 11 năm Nhâm Ngọ (2002) chùa Lân - Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử được chính thức khánh thành trên diện tích gần 5 mẫu. Và từ đây cái tên Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử được đông đảo phật tử trong và ngoài nước biết đến.
 

Chùa được xây dựng bằng vật liệu hiện đại nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của ngôi chùa Việt. Các công trình chính của chùa gồm Chính điện, Nhà thờ tổ, Lầu trống, Lầu chuông, Nhà tăng, La Hán đường... Bài trí trong chùa đơn giản, khoáng đạt, dùng ngay chữ quốc ngữ trên các hoành phi, câu đối.
  Hiện tại, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử có một số hiện vật quý, độc đáo. Trong tòa Chính điện có tượng đồng Thích ca mâu ni nặng gần 4 tấn, là pho tượng đồng lớn nhất tại Yên Tử hiện nay. Ngoài ra Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử còn có một pho tượng độc đáo khác, đó là tượng Bồ Đề Đạt Ma làm bằng gỗ dáng hương có nguồn gốc từ Nam Mỹ.
 

Tượng cao 3,2m, bệ đỡ cao 0,65m, chiều rộng bệ đỡ 0,95m, nặng khoảng 3,2 tấn với những đường nét chạm khắc tinh tế. Pho tượng được đặt sau Chính điện, trước nhà thờ Tam tổ Trúc Lâm, do các phật tử thành tâm công đức.

Trước sân thiền viện đặt một quả cầu Như ý báo ân Phật bằng đá hoa cương đỏ (rubi), đường kính 1,590m, trọng lượng 6,5 tấn được lấy từ mỏ đá An Nhơn (Quy Nhơn). Quả cầu được đặt trên một bệ đá có tiết diện vuông, nặng 4 tấn, bên ngoài là bể nước hình bát giác với tám bồn hình cánh hoa bao quanh tượng trưng cho bát chính đạo. Quả cầu đã được trung tâm Sách kỉ lục Việt Nam xác định: Quả cầu Như ý lớn nhất Việt Nam.

Trong La Hán đường có bộ tượng gỗ mười tám vị La Hán được chạm khắc tinh tế, đủ các dáng điệu tư thế và lai lịch của từng vị. Du khách được chứng kiến những trạng thái cuối cùng của các vị tu hành đắc đạo đang trên con đường giải thoát về cõi vĩnh hằng. Bộ tượng gỗ gợi nhớ tới chùa Tây Phương và bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Huy Cận: Các vị La Hán chùa Tây Phương.

Phía bên trái tháp thiền viện có một cây đa cổ thụ bảy trăm năm tuổi, cành lá sum xuê tươi tốt. Đứng dưới gốc đa cổ thụ du khách không khỏi bồi hồi về những dấu tích người xưa để lại và sự trường tồn của đạo pháp dân tộc.
 

Hiện tại, Thiền viện Trúc Lâm đang được tiếp tục xây dựng, tôn tạo để ngày càng khang trang sạch đẹp, phát huy tinh thần của Thiền phái Trúc Lâm và là địa điểm tham quan, tìm hiểu hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.
 

BBT website

 

Về Menu

thiền viện trúc lâm yên tử thien vien truc lam yen tu tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

sống trong tỉnh thức ăn trong chánh niệm ba gia tri dich thuc cua cuoc song ma chung ta can an trong chanh niem song trong tinh thuc BR VT Lễ hội ẩm thực chay Đạo tình Ăn chay cùng thực khách Tây ăn chay dưới góc nhìn phật giáo 八吉祥 唐安琪丝妍社 thực Ăn chay và thưởng thức thiền trà tại ประสบแต ความด thực hành tụng niệmtrong phật giáo Phụ nữ mãn kinh cần chế độ ăn như bà Æo Thói giá trị thực tiễn của triết lý xã Bầy 墓参り Sen chùm thơ tỉnh thức của phật tử thanh Chuyển hóa nghiệp thức Chuyện tu thiền ly kỳ nhưng có thực chum tho tinh thuc cua phat tu thanh binh Lễ truy niệm さいたま市 氷川神社 七五三 Có nên lo lắng khi thường xuyên thức chuyen mo ma va niem tin cua nguoi thuc hanh chanh 自由自在嚴嚴實實過去曾束手無策鬱鬱鬱鬱約誒誒誒誒 四比丘 chuyện mồ mả và niềm tin của người オンライン坐禅会 sự dung hợp từ ba vị tổ huệ con nguoi y thuc voi phap than mau nhiem りんの音色 上座部佛教經典 con người ý thức với pháp thân mầu và có nên quy kính tăng chưa thực hành đúng หล กการน งสมาธ ao 飞来寺 ng co nen quy kinh tang chua thuc hanh dung chanh tiêu 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 chuyển hóa nghiệp thức 簡単便利 戒名授与 水戸 お墓 リフォーム 弥陀寺巷 Chị em nghiền thực phẩm chay mùa Vu Äón お仏壇 お供え