Tu là để giải thoát khỏi luân hồi sinh tử, để đạt Niết Bàn Người không học Phật cứ cứng nhắc Niết Bàn ở tít tận mây xanh Xa quá Niết Bàn từ tia nhìn gần và thô nhất là đạt đến Tâm Bình Lặng giữa xô bồ trần tục
Thời mạt Pháp, Pháp có mạt?

Tu là để giải thoát khỏi luân hồi sinh tử, để đạt Niết Bàn. Người không học Phật cứ cứng nhắc Niết Bàn ở tít tận mây xanh. Xa quá. Niết Bàn - từ tia nhìn gần và thô nhất là đạt đến Tâm Bình Lặng giữa xô bồ trần tục.
 
Trong sáu nẻo luân hồi, nếu không tinh tấn tu luyện chắc hẳn con người còn phải ghé vào trong các kiếp kế tiếp. Phật thấy được quá khứ vị lai, thấy được tương lai của Pháp mình đã giảng sẽ còn lại những gì tại cõi trần. Phật thấy sự suy đồi nhân tâm. Thấy một bộ phận người (trong đó có tôi) sẽ dùng lý trí để phân tích, thậm chí thẩm định lời Phật, nên có sự hiểu lệch, hiểu sai và hiểu cạn. Phật Pháp vốn đại quang minh tạng, lại có thể ví như ngọn đèn mờ dần bởi chính tay con người vặn nhỏ bấc chứ không phải cạn dầu. Đức Phật từng chia mốc thời gian của Pháp như sau: thời Chính Pháp (1.000 năm) - Tượng Pháp (1.000 năm) - Mạt Pháp (10.000 năm)... Theo lịch Đông phương, Thời Mạt Pháp đã qua một ngàn năm đầu tiên.

Như vậy, thời đại chúng ta đang sống hôm nay, chính là Thời Mạt Pháp.

Thực chất Pháp mạt

Tôi từng viết truyện ngắn Thời Mạt Pháp, nhiều đồng nghiệp đề nghị thay tên..., nên hai năm rồi nó vẫn là bản thảo. Thực ra, Pháp mạt chính là do Con Người. Sự vô minh thông qua thân, ý và khẩu nghiệp đã khiến Pháp mà Đức Thích Ca truyền giảng bị “sử dụng”, vận dụng lệch chuẩn. Kỳ thực dưới ánh hào quang tỏa rạng của Phật, vô lượng chúng sinh vẫn miệt mài trực chỉ nhân tâm, tin vào chính mình tự thắp đuốc, chân trần vững bước trên biển mê.

Trước nhất xin cắt nghĩa vì sao Pháp vẫn viên mãn trường tồn (phần “Mạt Pháp” trong ngoặc kép xin được thưa sau).

Nếu ánh hào quang của Thích Ca qua gần 3 ngàn năm nay đã mờ, sao vẫn sản sinh ra rất nhiều những vị Sư đắc đạo. Thời Lý - Trần được xem là hưng thịnh nhất của Phật Giáo Việt Nam. Dưới triều Lý, chúng ta có Thiền sư Từ Đạo Hạnh (1072 - 1116); với minh chứng rõ ràng cho thấy vua Lý Thần Tông chính là hóa thân của ông. Thời Trần chúng ta có Phật hoàng Trần Nhân Tông, con người thứ 2 sau Phật đưa ra một thông điệp ngàn đời: ngay cả vua, người ngồi trên đống vàng, ngồi trên thiên hạ, ngồi trên mọi sự hưởng lạc, tức là người ấy tiêu xài không thiếu thứ gì song khó thể… tiêu nghiệp. Chưa nói đến chuyện, vua, cũng là người có nguy cơ lớn nhất tạo nhiều nghiệp lực nhất. Thời hiện đại, chúng ta cũng có vị khiến nhân loại “quỳ gối” trước trái tim vĩ đại ấy. Đó là Thích Quảng Đức.

Nhìn ra thế giới, Giáo sư Alexander Berzin (người từng là thông dịch viên cho Đức Đạt Lai Lạt Ma) cho biết, có khoảng một nghìn dòng lạt ma hóa thân đã được xác định. Những vị hóa thân, theo tôi phần lớn đã ra được ngoài tam giới, tức họ đã đắc đạo, đã nhập Niết Bàn và nay nguyện trở lại hướng đạo, cứu vớt chúng sinh. Hay nói cách khác, họ là những đệ tử chân truyền xuất sắc của Phật, nối thêm vào danh sách một vạn hai ngàn vị đắc quả La hán thời Phật còn tại thế. Chính họ là những minh chứng xương thịt cho thấy: Phật Pháp vẫn nguyên xưa.

“Mạt Pháp” nên hiểu...?

Phật Pháp thấm nhuần khắp vạn vật cỏ cây, không gì không bao hàm. Bất cứ con người làm gì, nghĩ gì đều nằm trong sự “kiểm soát” của Pháp; nếu không nằm trong sự “kiểm soát” đó, chính đang bị mê lầm dẫn lối. Con người đó dẫu tốt đến mấy, sâu sắc đến mấy, bất quá cũng chỉ là một công dân hạng bét trong quá trình “tiến hóa” thành Phật.

Một người Tu luôn khác hoàn toàn với người không tu. Tiền tài danh vọng, tham dục là quả bóng vàng luôn bày sẵn trước nhục nhãn mỗi người. Với người tu họ sẽ quán cho đến khi quả bóng ấy thành quả bóng bay, trương phình và nổ. Cái không. Bình lặng trở lại với chân Tâm. Với người không tu, họ sẽ kiễng chân tìm cách với tay nắm bằng được. Ngay sau đó, sẽ xuất hiện thêm quả bóng vàng khác to hơn nặng hơn, đặt cao hơn, tiếp tục mê dụ người đời. Đây là một trong cụm rễ của gốc Đời khiến “Pháp Mạt”.

Hãy xem: có một người tốt chuyên giúp đỡ kẻ khác. Kẻ được giúp đỡ thoát nghèo, rồi kha khá, rồi giàu, trong suốt giai đoạn phát đạt tịnh tiến ấy hầu như tuần nào cũng đến xin xỏ, người tốt có bực mình không? Đương nhiên. Người tốt sẽ, một là đuổi kẻ lợi dụng lòng tốt đó, hai là tự dời đi chỗ khác.

Dõi vô chùa chiền. Không phải tất cả song phần lớn người cúng dường đều muốn xin một cái gì đó lớn hơn số vật chất họ cúng, xin thứ mà tiền không mua được (ví như nghiệp nạn họ phải gánh chịu do tự thân tạo tác). Hoặc giả người trắng tay, đến chùa chỉ để quỳ trước tượng Phật xin thoát cảnh bần hàn, xin được trúng số, vân vân. Thiết nghĩ, nếu khoa học chế tạo ra bộ máy điện toán đặt phía sau tượng Phật để thâu âm những lời nguyện; số người xin có được mái nhà khỏi dột để ngồi thiền, để đọc và học Phật, xin được khỏe mạnh để giúp người khác, nguyện cho kẻ thù bớt hại người, thuần tâm dưỡng tính, xin cho không có chiến tranh… sẽ chiếm tỉ lệ quá khiêm tốn so với người xin hàng trăm nghìn thứ liên quan đến thụ hưởng - cái mà Phật không đời nào đáp ứng.

Vậy, xin đưa ra một câu hỏi:

- Có mấy ông Phật an vị trong các bức tượng đặt tại một số điểm tâm linh để “giải hạn” cho con dân?

Bởi chúng ta biết, ngay đến đệ tử giỏi thần thông bậc nhất của Phật, ngài Mục Kiền Liên khi thấy mẹ đội chậu máu đứng trên bàn chông, ông cũng không thể phạm luật nhân quả mang mẹ mình ra khỏi địa ngục. Mà ông phải quay về dương gian - theo lời Phật dạy: nương nhờ thánh lực của 10 phương tăng cộng trú vào ngày lễ tự tứ đồng lòng cầu nguyện, mẹ ông mới được sanh lên cõi trời Đao Lợi.

Tôi không phủ nhận việc thi hành một số nghi lễ trước lúc người quá cố về chín suối. Người có Phật lực cao, họ có thể hướng dẫn linh hồn vững tin đi vào con đường sáng sủa hơn ở kiếp sau. Số người này (nếu có công khai xuất hiện cũng chỉ đếm bằng đốt ngón tay). Việc tụng kinh sẽ động viên cố phật tử thêm phần chánh niệm. Nhưng, nếu như tôi chẳng hạn, chưa hề soi thấu kiếp mình, thì việc tôi tụng kinh sám hối nhiều lúc lại khiến cho linh hồn thêm phần hoang mang lầm lạc. Suốt đời tâm hiểm, lúc chết đâu dễ “nhờ ai” có thể giải nghiệp! Có chăng ở phút hấp hối, nếu họ nhận diện lỗi lầm, hồi hướng nương theo Hương bát nhã, may ra... Ở Tây tạng, nơi được xem là miền Phật tịnh, hiện vẫn tồn tại tục điểu táng, có khi họ chặt khúc người chết cho chim ăn; ở sông Hằng có tục thủy táng (để người tu thấy được sự vô thường của xác thân). Hợp vệ sinh môi trường và nhân văn hơn, trong Di chúc, Cụ Hồ cũng mong muốn nước ta có nhiều lò thiêu thay vì địa táng.

Ngay trong nước, cùng sự chết song ở một số nơi thuộc miền Bắc thường đưa đám trong vòng ba ngày kể cả ngày mất, còn ở phía Nam có nơi người chết “bị” để có khi vài tuần, thối, rữa ra… trên mặt đất! Như vậy trước hết do quan niệm tín ngưỡng. Nếu cứ quy định người mất chỉ nên để trong vòng ba ngày, hãy chọn giờ tốt nhất trong ba ngày đó. Tại sao khổ chủ đợi cho kỳ được ngày giờ tốt nhất mới táng người quá cố thân yêu. Trong lúc người dương hoàn toàn có thể giúp bằng cách làm thật nhiều việc thiện rồi nguyện dành cho người âm. Đó là điều duy nhất, có ích nhất mà họ sẽ nhận được từ chúng ta.

Cúng bái là "trò chơi" cuồng tín của đạo Bà la môn trong xã hội phong kiến Ấn độ. Nguyên thủy Phật không đề xướng đi cúng mà chỉ đến giảng pháp, thọ trai tại gia nếu được mời. Phát sinh việc này cũng không hẳn sai, cái sai ở người thực hiện. Để yên lòng người chết (hay yên lòng người sống), nếu là một gia đình nghèo, nay sẽ không đủ kinh phí cúng cấp. Sự đạo mạo quá mức của một số đoàn cúng khiến người đời dễ liên tưởng đến các chính khách phương Tây hoặc các Tăng lữ phương Đông. Việc này chắc chắn góp một điểm trong sự [hiểu là] Mạt pháp.

Ngày xưa Đức Gô ta ma nhận đệ tử ở bất cứ đẳng cấp nào trong xã hội Ấn. Bình đẳng tuyệt đối. Ăn bất cứ thứ gì được cúng dường, ngủ bất cứ nơi đâu, kể cả trong rừng hay trên núi; nó thuần túy phương tiện, hầu như không mấy ai xem trọng. Đoàn giáo sĩ lên tới con số hàng ngàn của Buddha xưa hoan hỷ an cư trong khu rừng của hoàng tử Jeta xứ Kosala trao tặng. Nay người ta xây chùa bạc tỉ chỉ là nơi an trú cho khoảng chục người. Việc này đặt lên vai những nhà chuyên tu trong chùa đó gánh nặng nghìn vạn cân, khi không những tu cho chính họ mà còn phải cấp đức cho những thí chủ đã đến cúng dường...

Vài thiển nghĩ từ một cư sĩ

Phần lớn cư sĩ đều có một gia đình cần lo lắng, một số nợ cần trả, một sự nghiệp (đã lỡ mang vào) cần hoàn thành ở mức tương đối... Làm việc, âu cũng rất cần thiết cho sự khảo nghiệm tâm tính. Đời là trường tu. Xã hội loài người đang phát phì bởi tích quá nhiều nghiệp; giống như một người ăn quá nhiều thịt, không thể cưỡng. Kiểu như Tần Thủy Hoàng đòi hỏi thuốc nôn, nôn ra những thứ vừa ăn để tiếp tục thưởng thức nhiền món khác. Tôi còn nhúng tay vào việc đời nghĩa là còn làm tổn hại đến nhiều người. Còn, người tu chân chính khác, ít nhất họ sẽ không đụng chạm đến lợi ích của ai, đã là quý lắm rồi.

Người ta làm một tháng 3 triệu, họ phải chi cho bản năng hưởng thụ mất 2 triệu. Một người tu tháng chỉ 1 triệu song bản thân chỉ cần năm trăm ngàn đã sống tốt sống khỏe. Xã hội đang phát triển theo hướng “3 triệu” đó. Mà, ít nhất 90% của hưởng thụ là tạo nghiệp.

Không ít người tu tại gia, khi đến con cháu chơi, mang nào chén bát xoong nồi riêng. Trong lúc nếu thật tâm đoạn cá thịt (vướng nghiệp sát sanh), chỉ cần chén bát rửa sạch là được. Ở phương diện này đòi hỏi người không tu cũng nên có cái nhìn rộng lượng hơn. Một gia đình ăn chay trường, đã bị hàng xóm dè bỉu “giả bộ nói ăn chay để che đậy tính bủn xỉn keo kiệt”; rồi là “chắc chúng gây tội quá nặng nên mới ăn chay trường…”. Có người cứ gì ăn nấy không khen ngon cũng chả chê dở, liền bị rủa “đã ăn chay còn thèm mặn ngọt", kỳ thực người này đạt đến tâm không phân biệt, một trình độ tâm linh không tồi.

Tu là để giải thoát khỏi luân hồi sinh tử, để đạt Niết Bàn. Người không học Phật cứ cứng nhắc Niết Bàn ở tít tận mây xanh. Xa quá. Niết Bàn - từ tia nhìn gần và thô nhất là đạt đến Tâm Bình Lặng giữa xô bồ trần tục.

Ai sinh ra, hữu ý hay vô tình đều đã nhờ vào ánh sáng mặt trời mà lớn lên như chính niềm ân sủng vô biên của Phật Pháp.

 Nhụy Nguyên - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

thời mạt pháp pháp có mạt? thoi mat phap phap co mat tin tuc phat giao hoc phat

五行缺火 名字 su song tot dep hay khong la tuy thuoc vao tam sự sống tốt đẹp hay không là tùy thân là sự sống thien la dua than tam ve voi nhau thiền là đưa thân tâm về với nhau Giấc ngủ quan trọng thế nào 梵僧又说我们五人中 法会 Thể dục giúp làm dịu các bất ổn tâm thân và tâm là một hay không phải là than va tam la mot hay khong phai la mot Ñt thế giới duy tâm tạo ปฏ จจสม the gioi duy tam tao A di đà hàng trăm ngọn nến lung linh dâng lên cha Kiểm soát ăn quá mức bằng liệu pháp Dinh dưỡng Mùa hoa Tết lối steve jobs định nghiệp như những dấu đức đạt lai lạt ma chúng ta cần một om mani padme hung Quốc Sư Phước Huệ 1869 1945 Tâm thành cảm ứng nhiệt độ trái đất gia tăngbăng tan ở co tam yen khong phai la vo cam tâm yên không phải là vô cảm Sợi Thông minh hơn nhờ ngủ trưa Tấm lòng người mẹ quê 五祖戒 破戒 心经 tam linh Huyền Quang Đệ tam Tổ và những câu Ăn gì để giảm viêm nhiễm Cồn trong bia rượu tác động thế nào lac Tâm linh có mơ hồ Bão về Thương những bờ vai tâm của mỗi người chính là phong thủy tam cua moi nguoi chinh la phong thuy tot nhat ma thực là phật tử cần nên đọc 佛教典籍的數位化結集 止念清明 轉念花開 金剛經 投影备品备件方案