Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường được thết đãi các món đặc sản đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp.

Thơm mùi cốm dẹp Khơ-me

Có dịp đến với đồng bào Khơ-me vùng đồng bằng sông Cửu Long, du khách thường  được thết đãi các món đặc sản  đặc trưng như canh som lo, bún nước lèo, mắm bò hóc… Đặc biệt, trong nhưng ngày tiết trời chuyển sang thu không thể thiếu món cốm dẹp. 

Tập quán của người Khơ-me ở đồng bằng sông Cửu Long là cư trú ở nông thôn, trên những giồng đất cao. Phần lớn bà con Khơ-me chuyên sống bằng nghề nông, chủ yếu là sản xuất lúa gạo, hoa màu, đánh bắt thủy hải sản. Vì vậy các món đặc sản  của người Khơ-me nói chung và cốm dẹp nói riêng đều  là sản phẩm kết tinh nền nông nghiệp lúa nước.

Ngọt ngào cốm dẹp.
Ngọt ngào cốm dẹp.

Không phải loại lúa nào cũng có thể dùng để  làm cốm dẹp. Người ta chọn loại hạt lúa nếp hạt dài, dẻo, thơm, vừa  đỏ đuôi. Theo đồng bào, chỉ loại nếp đảm bảo tiêu chuẩn trên mới tạo ra món cốm dẹp có mùi thơm, vị ngọt vừa dân dã, vừa mang cả tinh túy của đất trời.

Những hạt nếp mới bắt đầu chín được gặt về, phơi khô rồi bỏ vỏ. Nếp cần  ngâm trong vòng 24 giờ cho nở. Sau vớt nếp ra, vo thật sạch và để cho ráo nước trước khi tiếp tục rang nóng trong nồi đất.  Người rang nếp phải giữ lửa cho đều, không được để lửa quá già, khi thấy hạt nếp vừa giòn là cho vào cối quết. Công đoạn quết quyết định độ dẻo ngon của cốm. Thường bỏ một lượng ít nếp vào cối bồng, loại cối làm bằng gỗ mít có lòng hẹp và sâu. Một người cầm chiếc chày lớn quết mạnh. Người khác một tay cầm chiếc chày nhỏ quết, tay kia cầm thanh tre nạy để cốm không dính vào thành cối.

file_uploadbanhtetchualuocap43649.jpg

Cốm mới quết ăn liền rất giòn và dẻo. Cách điệu hơn người Khơ- me  còn phối hợp cốm  với dừa nạo và đường cát trắng vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng nhưng  màu sắc trông bắt mắt và hương vị sẽ thơm ngon hơn. 

Muốn để dành hoặc làm quà cho người phương xa dùng lá chuối gói cốm đã quết như đòn bánh tét đem nấu hay hấp. Nhiều du khách tỏ ra khá thích thú khi được cầm trên tay những đòn bánh cốm dẹp vừa ngon, vừa lạ.

Trước đây, cốm dẹp chỉ xuất hiện trong dịp lễ cúng cổ truyền. Nhưng ngày nay một số hộ gia đình nặng duyên với cốm dẹp đã chế biến món này quanh năm. Có thể nói, cốm dẹp là một  khía cạnh đặc biệt trong nền  văn hóa ẩm thực đồng bào Khơ- me.

Thanh Ly  (Lao Động)


Về Menu

Thơm mùi cốm dẹp Khơ me

phật tử tại gia đầu tiên ở việt nam Húy kỵ Hòa thượng khai sơn chùa Phước nhung loi sam hoi cua con toi me chùm thơ tỉnh thức của phật tử thanh buồn mac cai gi Mùa trăng ký ức để đời ít buồn ngồi những lời sám hối của con tới mẹ 佛经讲 男女欲望 Ăn mặn làm tăng huyết áp trí tuệ sinh mệnh của đạo phật Thơm ngon các món ăn từ Giải độc cơ thể bằng thức uống mo canh cua khong n những lời sám hối của con tới mẹ giÕ Món chay lạ qua chế biến thi canh mai van no Y tế cho Hội nghị Sakyadhita lần thứ 11 chua hoa nghiem cuoc doi duc phat thich ca qua nhung van tho nghệ sĩ kể chuyện ăn chay Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm Bậc danh xin hay vung niem tin vao tam bao me dau yeu huế giàu sang hay nghèo hèn đều bởi mạng muoi thien nghiep va muoi ac nghiep mệt ngủ của thế tôn Phòng ngừa bệnh tim mạch bi an ve su song ben trong nguoi chet 彌勒下生經 科判表 phâ t tư không hiê u đa o henry Bồ Đề Tâm Không gian thiền tĩnh sắc màu phật giáo trong nhạc trịnh Tăng cân làm tăng nguy cơ trẻ chết non Khoai tây nấm và chả đậu xào chay Bệnh viêm khớp mãn tính chÃƒÆ phương tiện vào cửa tham thiền ăn chay Hói và nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến ba mẫu chuyện đạo hạnh phúc thì ra em ở linh cam ung quan the am henry steel olcott va phong trao phuc hung phat Tử vi henry steel olcott và phong trào phục hưng