Phật giáo TP có một đặc trưng riêng và đặc thù là nơi hội ngộ của nhiều dòng văn hóa từ các vùng miền Các nền lễ nghi Phật giáo đều có mặt đầy đủ tại đây Có thể nói đây là một lợi thế bởi sự phong phú và đa dạng mà ít nơi nào có được Chúng ta nên tôn
Thống nhất nghi thức khi hành lễ chung của Giáo hội

Phật giáo TP có một đặc trưng riêng và đặc thù - là nơi hội ngộ của nhiều dòng văn hóa từ các vùng miền. Các nền lễ nghi Phật giáo đều có mặt đầy đủ tại đây. Có thể nói đây là một lợi thế bởi sự phong phú và đa dạng mà ít nơi nào có được. Chúng ta nên tôn trọng và giữ gìn sự phong phú, đa dạng này.
“Cố gắng thống nhất một nghi thức cho các truyền thống Phật giáo tại TP khi hành lễ chung...”. Đó là lời chia sẻ với PV Giác Ngộ của TT.Thích Lệ Trang, Trưởng ban Nghi lễ GHPGVN TP.HCM, khi nói về thành tựu nhiệm kỳ qua của Ban nghi lễ TP do Thượng tọa phụ trách.

Theo Thượng tọa, Phật giáo TP có một đặc trưng riêng và đặc thù - là nơi hội ngộ của nhiều dòng văn hóa từ các vùng miền. Các nền lễ nghi Phật giáo đều có mặt đầy đủ tại đây. Có thể nói đây là một lợi thế bởi sự phong phú và đa dạng mà ít nơi nào có được. Chúng ta nên tôn trọng và giữ gìn sự phong phú, đa dạng này. Bởi mỗi vùng miền đều có nét đặc trưng văn hóa riêng thẩm thấu vào nghi lễ Phật giáo, âm nhạc Phật giáo; đó là sự kết tinh qua thời gian và nhiều thế hệ. Đây là cái mà người ta hay gọi là bản sắc.

Người ta tìm đến mình vì “cái gì” khi mà người ta không có? Đó là bản sắc riêng của chúng ta. Vì thế, mọi bản sắc riêng, truyền thống nghi lễ riêng của vùng miền, sơn môn… nên giữ nét đặc trưng. Trong sự lựa chọn để đưa ra một nền nghi lễ chung cho Phật giáo Việt Nam, hay nhỏ hơn là tại TP, thì sự lựa chọn những cái chung về kinh văn, kệ văn, điệu thức xướng - tán tụng… sao cho phù hợp với đại chúng có thể chấp nhận được, dung hòa được. Đặc biệt, với những gì liên quan đến nghi lễ du nhập từ bên ngoài mình cũng nên có chánh kiến trong xem xét, chọn lựa lại. Tất cả những công việc này đều nhằm mục đích làm trong sáng nghi lễ Phật giáo Việt Nam. Đó cũng là cách ứng xử văn hóa trên tinh thần tôn trọng và kế thừa.

Để Phật giáo cả 3 miền hoặc các nền nghi lễ vùng miền, cùng có thể hòa hợp chung trong một buổi lễ của đại chúng thì việc thống nhất văn bản là trước tiên. Ở trường hợp này, mình sẽ áp dụng tính đại chúng, tức là không đi vào tính chuyên môn trong nghi lễ. Một buổi lễ đại chúng hạn chế nhiều mặt, trong đó có thời gian; vì thế không cho phép mình ngâm nga hay kéo dài. Buổi lễ của đại chúng chỉ xướng và tụng đọc kinh văn, không tán hay ngâm như chúng ta thường thực hiện.

Tại các buổi lễ tưởng niệm chư tôn đức tại Văn phòng II hay tại các buổi lễ khác của TP, chúng tôi thường làm rất ngắn ngọn nhưng đầy đủ ý nghĩa nghi lễ. Trong một buổi lễ mà phần nghi lễ 15 phút đã là dài, vì ngoài nghi lễ còn phần lễ hành chánh. Cho nên cần có sự ngắn gọn mà vẫn chuyển tải được nội dung của nghi lễ trong buổi lễ.

Trong khi thực hiện việc tập thành, soạn thuật một nghi lễ riêng cho Phật giáo TP, chúng tôi tiếp cận, trao đổi với các vị rành về nghi lễ để có sự học hỏi, tiếp nhận để hòa đồng các nền nghi lễ Phật giáo tại Việt Nam. Hòa thượng Phó Pháp chủ - Trưởng BTS Phật giáo TP có dạy chúng tôi nghiên cứu, sưu tầm để soạn thuật ra một nghi lễ chung cho Phật giáo TP nhưng dựa trên nghi lễ miền Nam làm chính.

Về khoa nghi, những năm trước tại chùa Viên Giác đã cho tụng kinh Việt văn (từ năm 1996), tại chùa Định Thành sau này, và mới đây tại khóa cấm túc 10 ngày ở Việt Nam Quốc Tự cũng tụng kinh sám Việt văn, ngoài phần Mật chú ở thời công phu khuya - chiều. Các bản kinh văn, khoa nghi đều lựa chọn các bản Việt hóa của quý ngài HT.Thích Trí Quang, HT.Thích Trí Tịnh, HT.Thích Nhất Hạnh, HT.Thích Huyền Quang, HT.Thích Minh Châu, HT.Thích Viên Giác… Những bản chưa dịch, chúng tôi mạo muội tạm Việt hóa để sử dụng. Những thời kinh, thời công phu trong tự viện sẽ có một bản kinh tụng phù hợp. Bản tập thành này của Ban Nghi lễ TP đã cho ấn hành thử nghiệm ở một số đạo tràng. Đến nay đã được ấn hành lần thứ 4 và cũng được sự hưởng ứng của rất nhiều chùa.

Về phần biên soạn một nghi thức chung cho các buổi lễ có sự tham dự của đại chúng cả ba hệ phái chính: Bắc tông, Nam tông và Khất sĩ, chúng tôi cũng có nhiều trao đổi và thảo luận. Trước đây mỗi lần làm nghi lễ như Phật đản thì chia làm 2 phần: Bắc tông (hệ phái Khất sĩ cùng làm chung) và Nam tông. Việc làm nghi lễ chung có những điều tế nhị về kinh kệ và nghi thức hành lễ. Hai năm trở lại đây vào dịp lễ Phật đản, chư Tăng tại TP làm lễ tại lễ đài chính đã cùng làm lễ chung. Sau phần niêm hương và xướng cung văn thì chư Tăng cùng hòa chung câu đảnh lễ Đức Thế Tôn 3 lần bằng tiếng Pali, sau đó cùng tụng bài sám Khánh đản. Đây là một sự cải tiến lớn trong nghi lễ đại chúng.

Nói chung, công việc của Ban Nghi lễ tương đối hạn hẹp và khiêm tốn. Ngoài công việc biên soạn lại các nghi thức chung nhất cho đại chúng tụng đọc, Việt hóa một số bản kệ văn… thì đa phần công việc vẫn là đáp ứng nhu cầu của quý ngài dạy bảo thực hiện lễ nghi trong các buổi đại lễ, tưởng niệm… Công tác nghi lễ phải cần thời gian mới có thể hoàn thành điều mình mong muốn. Bởi cần có sự hiểu, cảm thông và chấp nhận lẫn nhau. Mà việc này thì không thể ngày một ngày hai có thể làm xong được.
 
Bài viết: "Thống nhất nghi thức khi hành lễ chung của Giáo hội"
Pháp Đăng - Vườn hoa Phật giáo
Nguồn: Giacngo.vn

Về Menu

thống nhất nghi thức khi hành lễ chung của giáo hội thong nhat nghi thuc khi hanh le chung cua giao hoi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Mùa Vu Lan lắng lòng nhớ mẹ 18 kỹ năng sống cho tuổi trẻ 生前墓 hơn Chính Hấp thu quá ít muối cũng gây hại Viết lách có lợi cho trí nhớ đà nẵng tan Ca co Tăng cổ Không nên cho trẻ dưới 10 tuổi Đọc bút ký của một nhà báo hiểu hơn don gian hoa cuoc song chet la luat tu nhien yêu người xuất gia đúng hay sai lạm 文殊菩萨 Đại sư Pháp Trí Tri Lễ 960 1028 phương tiện vào cửa tham thiền sát sanh và quả báo hiện tiền đôi Những bài thuốc cho người mỡ máu cao sức mạnh của sự tha thứ Sữa chua giúp giảm sâu răng 大乘方等经典有哪几部 thôi kệ chuyện gì rồi cũng qua 結藥界陀羅尼 không gian ba chiều của hỷ xả khởi nghiệp từ trái tim từ bi Tôi hạnh phúc vì tôi đang có mẹ dan Khánh chúc Đức Phó Pháp chủ Thích Tiểu đường do vi khuẩn đường Uống trà như thế nào thì tốt nước Tiểu sử Đại lão Hòa thượng Thích yêu người xuất gia đúng hay sai than the thi hoa qua diep khuc 18 chu dau cau 12 loại nhân quả báo ứng con người Quốc sư Vạn Hạnh và Thăng Long Tiếng chuông chùa giữa biển Ðông ý nghĩa tiếng trống trong nghi lễ phật 6 cách giúp bạn phòng ngừa cảm Ăn chay trường có suy dinh dưỡng tính nhân bản của luật nhân quả gap giÃ Æ quốc sư thích phước huệ 1869