GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

Nhân quả Nghiên cứu về Ni giới một đề tài Khảo về việcban y tía cho Tăng nhâncủa thầy TrẠnhận thức về thế giới trong ta dòng Giá trị dinh dưỡng từ trái bưởi Sữa hạnh nhân giàu dưỡng chất cho hoÃ Æ 1 2 3 ta đi ăn chay VÃƒÆ 佛教的出世入世 mục đích cuộc đời là g ì Sự linh thiêng kỳ lạở vườn tháp Huệ hàng trăm cổ vật phật giáo được Lễ Bầu Ông và tục thờ Bạch hổ Thiền chữa trị thân tâm nghị là Làm thế nào để có trí nhớ nhạy bén co nhung noi am anh mang ten au dam vien tinh hoa tam thuc tuyệt tác tôn dung đức phật chế tác 17 cách tích đức mà vị lão hòa thượng Ënh 哪能多如意 Nguy cơ phát triển bệnh ung thư ở ap dung tri tue bat nha trong doi song hang ngay bon phan cua phat tu tai gia la 00 tieu su ton gia tich thien santideva Chè cốm cho ngày hè oi bức tổ la ton giao o viet nam đừng mang đá đặt trong tâm Có cách nào làm chậm sự lão hóa ý nghĩa về việc đổi bát vàng lấy duoi bat hanh phuc let s pray for japan Đức tin Tam bảo nơi an trú tâm linh va sám hối Bệnh đau khớp vai 即刻往生西方 phật giáo Dưới bóng Từ bi