GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

Hoa ưng thư chùa long tiên quên 横江仏具のお手入れ方法 muốn thân tâm được yên tịnh hãy quay ï½ y nghia cua bo thi va tu thien gia chin thang cuu mang khong the do loi cho mot nguoi Vỏ các loại quả chữa bệnh Nhìn vào móng tay có thể biết tình khi Cha mẹ làm gì để giúp điều trị béo giÃÆ phật pháp hay thế gian pháp câu chuyện về người hùng đằng sau å ç cái biết thường hằng nơi mỗi con to a di san van hoa phat giao viet nam mang dam dau an ấn độ bi quyet de ban doc sach nhanh hon duong Vị chay nhớ mãi Người nhóm máu nào dễ bị mất trí uong chênh ta chot nhan ra hanh phuc tu nhung dieu gian di ban dang cuu ca the gioi cau be mu va cau chuyen ve biet on cuoc song Đức Phật bậc thầy của các nhà khoa cõi phật ở đâu xa xử lý vấn đề tình cảm trong đạo nói về tứ trọng ân và tám công thức 5 thuoc do can ban ve phuong phap luan phat giao pha kien bồ vài suy nghĩ về khái niệm bất nhị niềm vui không nguyên nhân tranh phật giáo qua cách nhìn nghệ thuật Bài thuốc chữa ho cảm cho người lớn Phật giáo con đường của nến và hoa 曹洞宗青年联盟 khất sĩ thich nhat tu ngoai cam Cải thiện chứng mất trí nhớ bằng đi