GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

否卦 Lợi ích tuyệt vời từ việc ngủ hoa thuong thich mat hien 1907 Long trọng lễ tưởng niệm Đức Tổ nÃƒÆ Luận thien su ajahn chah tam thai Bến sông vàng cầu ngói thanh toàn Mẹ béo phì ảnh hưởng xấu đến con Ly tán giữa vàng son bún đừng hiểu đạo phật như là một tôn MÃÅ 楞嚴經全文翻譯白話文及全文 su giao duong tot nhat khong the hien o nhung viec e obermiller hà tĩnh 阿彌陀佛 功德 Ấn Quan điểm của Phật giáo về sức khỏe Cà ri chay V廕 bÃÆo đẻ thuê dưới góc nhìn của một tu sĩ Màu hạnh phúc Má Ÿ hòa thượng thích thanh chân 1905 Mát lành bổ dưỡng sữa hạt sen doi nguoi nhu gio qua Nhụy Nguyên lập thiền Món Vả Mạ Thương Phật giáo Món chả sen và khoai sáp già Tôi đi tu Bát quan trai Món Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng Về va 善生经全文 Thiếu ngủ và hệ lụy thay ro kho de bot kho Mông Mùa rơm vàng 證空性的方法 Mật ong có tác dụng kháng khuẩn mạnh Mẹ béo phì ảnh hưởng xấu đến con Mẹ là nhất nhất trên Mẹ tiểu đường