GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường...

Thức khuya dễ bị tiểu đường

GNO - Người hay thức khuya thường gặp các vấn đề sức khỏe khi ở tuổi trung niên và nguy cơ bị tiểu đường cao hơn so với người đi ngủ sớm, theo một báo cáo khoa học gần đây.

Ngoài ra, các nguy cơ sức khỏe vẫn không thay đổi nếu người thức khuya ngủ bằng thời gian với người đi ngủ sớm.

thuc khuya.jpg
Người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 - Ảnh minh họa

Người thức khuya thường ngủ không đủ giấc, theo tác giả nghiên cứu Nan Hee Kim, nhà nội tiết học Bệnh viện Ansan, Đại học Hàn Quốc.

Nghiên cứu quan sát 1.620 người từ 47-59 tuổi tại Hàn Quốc. Người tham gia trả lời bảng câu hỏi về chu kỳ giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ và thói quen sống của họ. Họ cũng được xét nghiệm máu, kiểm tra mức độ mỡ cơ thể.

Các chuyên gia thấy rằng người hoạt động về đêm (người ngủ trễ) thường có giấc ngủ kém hơn về chất lượng, thói quen sống không lành mạnh như hút thuốc lá, ít vận động, ăn tối trễ. Người thức khuya thường là người trẻ nhưng có mức độ mỡ, triglyceride trong máu cao.

Theo đó, người thức khuya có gấp 1,7 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và hội chứng chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, nhiều mỡ bụng và mức cholesterol bất ổn. Các triệu chứng đồng thời này làm tăng nguy cơ đối với các bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, người ngủ trễ còn có nguy cơ cao 3,2 lần với chứng mất cơ (sarcopenia) so với người ngủ sớm.

Tuy nhiên, nguy cơ các bệnh này khác nhau theo giới tính. Nam giới có 2,9 lần nguy cơ tiểu đường và 3,8 lần nguy cơ mất cơ nếu ngủ trễ. Còn đối với nữ là 2,2% nguy cơ hội chứng chuyển hóa - có thể dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ và tiểu đường.

Theo bác sĩ Kim, đồng hồ sinh học của mỗi người do nhiều yếu tố quy định như: gene, tuổi tác, giới tính, việc ngủ nghỉ nhưng cũng bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, thể dục, thói quen ăn uống.

Nghiên cứu này được đăng trên Tạp chí Nội tiết học và Chuyển hóa, cuối tháng 3 qua.

Huệ Trần (Theo Live Science)


Về Menu

Thức khuya dễ bị tiểu đường

Ý Tự làm bánh ú tro đậm đà hương quê 6 cách trị da và tóc nhờn hiệu quả roi tan VÃƒÆ Ni trưởng Diệu Kim Vị pháp sư đa tài 持咒 出冷汗 ทำว ดเย น Ăn chay cũng bệnh 如果相信心中有情 Do huy Đà Nẵng Ni sư Thích nữ Diệu Thanh viên tuÃÆ 若我說天地 Bồi ä æ ç ä Cỏ còn 4 cách hiệu quả giúp khởi 9 lời khuyên để có đời sống Cảm nhận từ đất Mẹ ơi cho con xin lỗi ưu lâu tần loa ca diếp cái kết bất ngờ sau 20 năm của cậu bé ma vào chùa là đi tìm cái tâm trong sạch Thanh Hoá Giỗ Tổ khai sơn chùa Linh Cảnh Truyền Phát hiện sớm Alzheimer bằng thiết bị 菩提 tue Tuyến giáp nghĩ huyền thoại bồ tát thích quảng đức tịnh Có phải cái chết đã nhẹ tựa lông Mẹ già i 法会 曹洞宗総合研究センター 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 士用果 cac nha su chau a tren dat my อธ ษฐานบารม モダン仏壇 雷坤卦 寺庙的素菜 Ăn chay kiểu Tây đời người là cuộc hành trình có đi