Giác Ngộ - Rời quê, mang hình hài của một chàng trai tuổi đôi mươi quê trớt, giọng Quảng Nam đặc sệt “chi-mô-răng-rứa”. Tám năm sống ở Sài Gòn, thời gian như phép mầu tẩy bớt mùi bùn, làm cho tiếng quê phai lạt. Bạn quở, dạo này thấy mày không giống ngày xưa. Và có người mới quen bảo sao cậu đổi giọng, mất chất!

Tiếng quê phai lạt!

Giác Ngộ - Rời quê, mang hình hài của một chàng trai tuổi đôi mươi quê trớt, giọng Quảng Nam đặc sệt “chi-mô-răng-rứa”. Tám năm sống ở Sài Gòn, thời gian như phép mầu tẩy bớt mùi bùn, làm cho tiếng quê phai lạt. Bạn quở, dạo này thấy mày không giống ngày xưa. Và có người mới quen bảo sao cậu đổi giọng, mất chất!

Giật mình, thấy mình sao tệ quá, chất giọng quê hương biến đổi theo thời gian, hoàn cảnh và cứ thế, những lời nguỵ biện cho sự đổi thay của hình hài và giọng nói. Đương nhiên, những cái thuộc về hình tướng, thanh âm kia cũng chỉ là một phần (giả tạm) nhưng ít nhiều nó cũng là biểu hiện của sự đổi thay nơi chính bản thân mình.

Mỹ Sơn (Duy Xuyên, Quảng Nam)

Thi thoảng, có người miền Nam kêu mình nói tiếng Quảng nghe đi, “nghe vui vui và dường như khi mày nói tiếng Quảng thấy có vẻ chân thật, chất phát…”. Và đương nhiên là dễ thương hơn! Tiếng quê bao giờ cũng là thanh âm chân thật, bởi nó đã thấm từ trong máu thịt, cốt tuỷ. Phải chăng vì thế mà những lúc dùng ngôn ngữ quê hương – ngôn ngữ mà người ta vẫn thường gọi là “tiếng mẹ đẻ” làm mình thật là mình hơn? Chắc vậy, nên cứ mỗi lần về quê, nghe tiếng quê, trò chuyện với người quê mình thì lại thấy gần gụi, thân thương hẳn!

Và có lẽ, ai cũng “chấp” điều đó, cái chấp quê hương là một trong những cái chấp căn bản để có đôi khi con người ta tự nhiên ưu ái hơn với một ai đó khi nhìn vào xuất xứ của người ta. Tất nhiên, không phải là tất cả, nhưng những phạm trù gắn liền với quê hương bao giờ cũng dễ tin, dễ gần, dễ cảm thông và chia sẻ… Ấy vậy mà có đôi khi đọc được một bản tin tuyển dụng, một trong những gạch đầu dòng của tiêu chí tuyển đó là “người miền Tây” hoặc “người miền Trung”…

Ngoài yêu cầu về năng lực thì độ tin cậy hoặc sự thân thiện dễ phát sinh với hai từ “cùng quê”. Bởi, cùng quê là cùng vị trí địa lý, cùng hoàn cảnh sống, cùng giọng nói và truyền thống nên cũng dễ hoà điệu hơn…

 

Cù Lao Chàm

Lại nói về tiếng quê phai lạt của chính mình. Mỗi khi nói hoặc giao tiếp, mình căng cứng lên để nói, đôi khi vấp váp. Tâm ý ban đầu của việc nói tiếng địa phương, nơi mình đang sống, làm việc chính là để mọi người dễ nghe hơn, song, lâu ngày nó thành thứ tập khí mà có khi trò chuyện với quê nhà, với người ở quê mình đã dùng lạt âm, những “chi, mô, răng, rứa” đôi khi vô tâm thay bằng “sao, đâu, vậy…”.

Nói như vậy không phải là đổ lỗi mà là xin lỗi tiếng quê của mình, thứ tiếng mẹ đẻ mộc mạc, thân thương. Và cứ như thế, những cuộc thiên di dẫu có xa ngàn dặm thì việc ôn lại tiếng quê, tự kiểm chính mình trong những trường hợp lớ ngớ dùng sai “từ vựng” quê hương khi trò chuyện với người quê mình cũng là một cách quay về. Về với đất, người, với những thân thuộc ấu thơ, một kiểu về giống như những người trẻ Việt ở nước ngoài học tiếng Việt để giữ “bản lề” người Việt vậy!

Đình Long (QN)


Về Menu

Tiếng quê phai lạt!

オンライン僧侶派遣 神奈川 お墓参り 地风升 一日善缘 父母呼應勿緩 事例 いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 Ly chè đậu ngự dâng cúng Phật 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 荐拔功德殊胜行 佛教書籍 二哥丰功效 Đường Thiền lối cũ 增壹阿含經 有三因緣 識來受胎 tan 蒋川鸣孔盈 每年四月初八 các vị đồng tu chúc các vị năm mới VÃƒÆ 己が身にひき比べて 寺庙黄墙 สต M ไๆาา แากกา Ngày Tết ก จกรรมทอดกฐ น song 七五三 大阪 市町村別寺院数順位 饿鬼 描写 浄土宗 2006 cần hiểu đúng về chữ tu trong phật りんの音色 trà i 梦参老和尚 谈 参观 คนเก ยจคร าน å 元代 僧人 功德碑 ส วรรณสามชาดก 墓地の販売と購入の注意点 phat ưu lâu tần loa ca diếp ma お墓 リフォーム 佛教算中国传统文化吗 供灯的功德 曹洞宗総合研究センター 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 陈光别居士 thiê n Làm gì để giảm triệu chứng đau